Dính sai phạm nghiêm trọng, Petrolimex đang làm ăn ra sao?

Nhàđầutư
Tại kỳ họp thứ 39 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương diễn ra trong 3 ngày từ 25 đến 27/9, cơ quan này đã tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).
KHÁNH AN
01, Tháng 10, 2019 | 16:03

Nhàđầutư
Tại kỳ họp thứ 39 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương diễn ra trong 3 ngày từ 25 đến 27/9, cơ quan này đã tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).

Theo kết luận được công bố, Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Tập đoàn có nhiều vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ.

Petrolimex cũng thiếu trách nhiệm, thiếu chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trong quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản; hoạt động kinh doanh xăng dầu; cổ phần hóa, tái cơ cấu, thoái vốn nhà nước và thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng, gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước.

Về mặt trách nhiệm cá nhân, ông Bùi Ngọc Bảo, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng giám đốc chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Petrolimex.

Cùng với đó, các ông Trần Văn Thịnh, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Ủy viên HĐQT, nguyên Tổng giám đốc; Trần Minh Hải, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy; Nguyễn Thanh Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Ủy viên HĐQT; Nguyễn Quang Tuấn, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Petrolimex Singapore cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Petrolimex và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.

"Vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Petrolimex và các cá nhân nêu trên đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Tập đoàn Petrolimex, đến mức phải xem xét kỷ luật", kết luận của UBKT nêu rõ.

Kết luận của UBKTTW không nêu rõ sai phạm của Petrolimex. Song lật lại một kết luận của Thanh tra Chính phủ năm 2016 phần nào giải thích cho việc vì sao Ban Thường vụ Đảng uỷ và nhiều cựu lãnh đạo Petrolimex bị đề nghị kỷ luật.

Theo đó, từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2013, Petrolimex đã mắc nhiều khuyết điểm, vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản và cổ phần hóa doanh nghiệp của Tập đoàn và một số đơn vị thành viên.

Công ty mẹ - Tập đoàn đã tự ý đầu tư tài chính ngoài ngành nghề kinh doanh chính (ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản) với tổng số tiền 2.255 tỷ đồng nhưng không đem lại hiệu quả. Trong đó đáng chú ý, công ty này đã thực hiện tăng vốn đầu tư vào PG Bank 400 tỷ đồng, đầu tư vào CTCP Bảo hiểm Petrolimex 171 tỷ đồng khi không có sự chấp thuận của Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ, sử dụng vốn kinh doanh 231,8 tỷ đồng để đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, không đúng với Nghị quyết của HĐQT.

Bên cạnh đó, công ty cũng đã sai lệch trong chiến lược kinh doanh dẫn đến quá trình đầu tư kém hiệu quả.

Ngoài ra, Petrolimex còn vi phạm trong quản lý, sử dụng đất và đầu tư xây dựng. Công ty đã thực hiện đầu tư 178 công trình, dự án với tổng mức đầu tư 11.857 tỷ đồng, trong đó: 29 dự án chậm tiến độ; 23 gói thầu có giá trị dự toán trên 5 tỷ đồng nhưng Tập đoàn không tổ chức đấu thầu theo quy định (Công ty Xăng dầu Khu vực II); chỉ định nhà thầu không đủ năng lực tài chính (Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ); tại Công ty Vipco: Dự án Tòa nhà Vipco Tower 37 Phan Bội Châu, thành phố Hải Phòng đã dừng đầu tư do thiếu vốn; Dự án khu nhà ở Anh Dũng VII chưa giải phóng xong mặt bằng,

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tiền thân là Tổng công ty Xăng dầu mỡ được thành lập vào năm 1956, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.

Sau khi tiến hành cổ phần hóa vào cuối năm 2011, hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty đã ghi nhận kết quả lợi nhuận trồi sụt.

plxx

Đơn vị tính: Tỷ đồng.

Cụ thể, trước khi cổ phần hóa, năm 2011 Tập đoàn xăng dầu Việt Nam ghi nhận khoản lỗ sau thuế 1.666 tỷ. Nguyên nhân lỗ lớn này chủ yếu đến từ việc chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tăng cao đột biến, cùng với đó là giá bán lẻ nhiều giai đoạn của Petrolimex thấp hơn giá cơ sở do liên bộ Công thương-Tài chính thực hiện các biện pháp bình ổn giá xăng dầu. Tuy nhiên sau khi cổ phần hóa, Petrolimex đã ghi nhận lợi nhuận hơn 772 tỷ đồng trong năm 2012.

Với quy mô tổng tài sản lớn, hệ thống phân phối trải rộng khắp cả nước cùng với đội ngũ nhân sự đông đảo (hơn 20.000 người), năm 2016 công ty đã đạt hơn 5.000 tỷ đồng lợi nhuận.

Bước sang năm 2017, do tốc độ gia tăng giá vốn hàng bán cao hơn tốc độ tăng doanh thu cùng với việc chính sách điều hành thuế suất thuế nhập khẩu bình quân mặt hàng xăng trong giá cơ sở công bố của Nhà nước thấp hơn mức thuế suất áp dụng thực tế dẫn đến lợi nhuận giảm xuống còn 3.911 tỷ đồng.

Năm 2018, hoạt động kinh doanh xăng dầu đem lại hiệu quả tốt dẫn đến lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm này đạt 4.048 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước và đà tăng trưởng này tiếp tục kéo dài đến thời điểm hiện tại.

Sự sụt giảm của giá vốn hàng bán và chi phí tài chính đã dẫn đến lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm 2019 của Petrolimex đạt 2.527 tỷ đồng, tăng 10,2% so với lợi nhuận đạt được cùng kỳ năm trước.

Tại ngày 30/6, tổng tài sản của Petrolimex đạt 58.470 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Tuy nhiên hàng tồn kho của Petrolimex vẫn ở mức khá cao, lên tới 10.887 tỷ đồng. Với lượng hàng tồn kho lớn như hiện nay, Petrolimex sẽ có cơ hội cải thiện lợi nhuận khi giá dầu thế giới tăng, song cũng đối mặt với rủi ro không nhỏ nếu giá dầu đi xuống.

Tính đến cuối tháng 6/2019, cổ đông lớn nhất của Petrolimex là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước với tỷ lệ sở hữu 75,87% và theo kế hoạch sẽ giảm tỷ lệ sở hữu này tại Petrolimex xuống 51% vào năm 2020. Ngoài ra, Petrolimex còn có cổ đông lớn khác là Công ty TNHH Tư vấn và Holdings JX Nippon Oil Enegry Việt Nam với tỷ lệ sở hữu 8%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ