Điều gì đang chờ đợi thị trường chứng khoán trong năm 2019?

Sau 5 năm tăng trưởng liên tục, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2018 ghi nhận lần đầu suy giảm, điều này phần nào bất ngờ trong bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam liên tục công bố các con số tích cực, đơn cử như tăng trưởng GDP 2018 đạt 7,08%, cao nhất kể từ năm 2011
BẢO LINH
29, Tháng 12, 2018 | 06:00

Sau 5 năm tăng trưởng liên tục, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2018 ghi nhận lần đầu suy giảm, điều này phần nào bất ngờ trong bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam liên tục công bố các con số tích cực, đơn cử như tăng trưởng GDP 2018 đạt 7,08%, cao nhất kể từ năm 2011

nhadautu - thang tram chung khoan vietnam

Điều gì đang chờ đợi thị trường chứng khoán trong năm 2019?

2018, năm thị trường chứng khoán "lên voi, xuống chó"

Năm 2018 mở đầu bằng nhiều kỳ vọng của giới tài chính với thị trường chứng khoán. Một cuộc hội thảo lớn với sự tham gia của các cấp lãnh đạo, chuyên gia tài chính,... đã ghi nhận đa phần các ý kiến "vote" thị trường chứng khoán sẽ tăng trưởng so với năm 2017. Thậm chí, một số bài viết của những người trong giới này đã rất lạc quan về con số hơn 1.000 điểm cho đến hết năm 2018. 

Với sự kỳ vọng lớn, VN-Index đạt đạt 1.211 điểm vào phiên 10/4/2018, mức cao nhất tính đến giờ phút này kể từ khi niêm yết. Nhiều môi giới tại các công ty chứng khoán từng hồ hởi chia sẻ với người viết rằng, "VN-Index vượt 1.000 điểm là bữa tiệc bắt đầu". Nhưng không, thị trường sau đó lao dốc không phanh, mất dần từng mốc kháng cự, từng hy vọng của nhà đầu tư/đầu cơ để rồi lui về mốc 888 điểm. 

Thị trường chứng khoán “lạc nhịp” (tính chung cả năm) trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất 10 năm, cụ thể các con số cho thấy tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2018 ước tính tăng 7,31% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,90%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,65% và khu vực dịch vụ tăng 7,61%. Tính chung cả năm 2018, GDP cả năm 2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011 trở về đây. 

Việc thị trường giảm điểm trong bối cảnh vĩ mô tốt được lý giải do các "cú sập bất ngờ" như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, FED tăng lãi suất. Các yếu tố này đã tác động vào thị trường tài chính toàn cầu nói chung, đặc biệt là các thị trường mới nổi, trong đó có thị trường chứng khoán Việt Nam. 

Năm nay cũng là năm rất biến động với TTCK Việt Nam. Thống kê cho thấy, 38 phiên giao dịch của thị trường biến động trên 2% so với phiên trước, bao gồm 17 phiên tăng trên 2% và 21 phiên giảm trên 2%.

Với 38 phiên tăng/giảm trên 2% trong năm 2018, VN-Index có mức biến động mạnh nhất kể từ năm 2009 (91 phiên biến động trên 2% năm 2009).

2019, rủi ro từ các yếu tố bên ngoài

Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng đã đưa ra 3 vấn đề cần quan tâm và tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam gồm: động thái tăng lãi suất của Fed; chiến tranh thương mại, địa chính trị; và các chỉ tiêu kinh tế xã hội Quốc hội đề ra cho thấy triển vọng kinh tế tốt của Việt Nam.

Trong khi đó, Nguyên Chủ tịch UBCKNN ông Vũ Bằng nhận định, các yếu tố ảnh hưởng tới TTCK trong năm tới gồm (1) sự chậm lại của kinh tế Trung Quốc và dấu hiệu suy thoái kinh tế Mỹ, toàn cầu, qua đó ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và tác động đến tâm lý co cụm của nhà đầu tư. Xu hướng này thực tế đã được nhận định từ 3 năm trước, nhưng đến hiện nay những dấu hiệu đang trở nên rõ hơn (2) Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, đơn cử như các đối sách của Mỹ và Trung Quốc đều tác động vào điểm nhạy cảm của của hai nước và (3) nợ toàn cầu, nợ quốc gia đang ở mức khá lớn so với trước, điều này có thể tác động đến thương mại, đầu tư và tỷ giá, cuối cùng (4) ông Vũ Bằng đề cập động thái tăng lãi suất tại các Ngân hàng Trung ương các nước nhằm đề phòng lạm phát. Điều này sẽ tác động đến tỷ giá, dòng tiền luân chuyển.

Ngoài các ý kiến trên, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán SSI, ông Nguyễn Duy Hưng còn cho rằng việc chứng khoán đang trong ngưỡng của thị trường giá xuống sẽ ảnh hưởng lớn xung lực thị trường trong năm sau 2019. "Thị trường giá xuống là khi các chỉ số giảm 20% so với đỉnh", ông Hưng giải thích. Các thị trường bao gồm cả Việt Nam đã giảm từ đỉnh 1.204 điểm xuống 900 điểm, tương đương hơn 20%.

Thống kê lịch sử cho thấy, cần ít nhất 21 tháng để có thể hồi phục từ mức đáy của thị trường giá xuống lên mức đỉnh cũ. 

Nhưng ông vẫn lạc quan cho rằng đây có thể là cơ hội lớn với nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh diễn biến khó khăn chung của thế giới. 

Chốt phiên giao dịch cuối cùng của năm (28/12/2018), VN-Index đạt 892,54 điểm, giảm 0,92% so với giá mở cửa, qua đó cũng khép lại một năm đầy biến động. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24610.00 24930.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30551.00 31735.00 31684.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27051.00 27160.00 28008.00
JPY 159.87 160.51 167.97
AUD 15844.00 15908.00 16394.00
SGD 18015.00 18087.00 18623.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17865.00 17937.00 18467.00
NZD   14602.00 15091.00
KRW   17.66 19.27
DKK   3523.00 3654.00
SEK   2299.00 2389.00
NOK   2259.00 2349.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ