Điểm lại những vụ đình công, phản đối của tài xế Grab

Hầu hết những vụ đình công, phản đối của tài xế Grab đều do việc tăng chiết khấu, thay đổi chính sách chiết khấu mới của hãng không hợp lý.
PHƯƠNG LINH
08, Tháng 12, 2020 | 14:16

Hầu hết những vụ đình công, phản đối của tài xế Grab đều do việc tăng chiết khấu, thay đổi chính sách chiết khấu mới của hãng không hợp lý.

Từ sáng ngày 7/12, hàng trăm tài xế GrabBike tập trung tại trụ sở Grab (tại phố Duy Tân, Hà Nội) để phản đối mức khấu trừ vừa được nâng lên sau khi Grab tăng giá cước với khách hàng và tăng tỷ lệ khấu trừ trên mỗi chuyến xe với tài xế, bắt đầu từ 5/12. Các tài xế cho biết, đang kêu gọi mọi người tập trung để đòi hỏi quyền lợi của mình, do Grab cắt mức phí quá cao.

Trên các diễn đàn, cộng đồng tài xế xe công nghệ Grab cũng đã kêu gọi tắt ứng dụng hàng loạt để phản đối mức chiết khấu mới của doanh nghiệp áp dụng lên mỗi cuốc xe. Để thu hút tương tác, đoàn người tham gia biểu tình còn chia sẻ livestream qua trang cá nhân, hội nhóm trên các mạng xã hội.

Nguyên nhân khiến tài xế GrabBike biểu tình là do trước ngày 5/12, họ chỉ phải nộp 20% phí sử dụng ứng dụng và nhận về 80% doanh thu mỗi chuyến xe. Còn tài xế có doanh thu cả năm trên 100 triệu đồng phải nộp thêm 1,5% thuế thu nhập cá nhân và 3% thuế VAT.

129615768_671660726850025_8415636568034222342_n

Tại Hà Nội và TP.HCM, hàng trăm tài xế GrabBike đồng loạt tắt ứng dụng, tập trung để phản đối mức tăng khấu trừ và nhiều chính sách khác của hãng. Ảnh: Zing

Nhưng hiện tại, Grab đã nâng tỷ lệ khấu trừ trên mỗi chuyến xe lên 27,272%, bao gồm phí sử dụng ứng dụng 20% (không đổi) và cộng với thuế VAT. Động thái này được Grab đưa ra sau khi Nghị định 126 có hiệu lực - thay đổi cách tính thuế giá trị gia tăng (VAT) với dịch vụ gọi xe công nghệ.

Lý giải việc tăng giá, doanh nghiệp này cho biết, “mong muốn đảm bảo thu nhập cho đối tác GrabCar sau khi NĐ 126 đi vào hiệu lực”. Tương tự, các dịch vụ xe hai bánh của Grab gồm GrabBike, GrabBikePremium, GrabExpress và GrabFood cũng đã được điều chỉnh tăng từ đầu tháng 12.

Đơn vị này cho rằng, đây là hành động thực thi chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT), áp dụng cho các nền tảng đặt xe và toàn bộ đối tác tài xế công nghệ tham gia vào mạng lưới. Theo đó, Grab sẽ tiến hành kê khai thuế VAT trên toàn bộ doanh thu hợp tác bằng cách khấu trừ 10% thuế VAT khi thực hiện xong mỗi cuốc xe, đồng thời vẫn giữ nguyên mức thuế thu nhập cá nhân 1,5% đối với tài xế.

Các tài xế cho hay, hành động tăng chiết khấu đã ảnh hưởng đến thu nhập hàng tháng của họ với mức giảm đáng kể. Thậm chí, việc điều chỉnh tăng giá cước cũng khiến khách hàng ưu tiên sử dụng dịch vụ của hãng khác, gián tiếp làm giảm nguồn thu của tài xế khi lượng cuốc xe giảm xuống.

received855457598547256-16073211946111182590359-16073212662921471101371

Nhiều người không đồng tình với việc tăng chiết khấu của hãng. Ảnh: Soha

129615768_671660726850025_8415636568034222342_n

Tài xế Grab tắt ứng dụng, tập trung trước tòa nhà trụ sở Grab tại Hà Nội. Ảnh: Soha

vt-grab-bieu-tinh-3-2126

Đoàn xe Grab biểu tình qua đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Ảnh: M.A/Viettimes

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên tài xế tập trung đình công để phản đối Grab.

Tháng 8/2019, hàng trăm tài xế GrabBike đình công tập thể, tập trung trước cửa văn phòng của Grab tại TP.HCM để phản đối chính sách thu hộ thuế thu nhập cá nhân mà nhóm tài xế cho rằng còn nhiều điểm chưa minh bạch.

Khi đó, đại diện Grab đã phải làm việc với các tài xế, giải đáp thắc mắc của đối tác. Do quá đông tài xế GrabBike tập trung tại một chỗ, có nguy cơ mất an ninh trật tự, công an khu vực đã phải có mặt để đảm bảo, phối hợp với Grab giải quyết vấn đề.

Tháng 1/2018, rất đông đối tác của Grab đã tập trung trước tòa nhà Kim Ánh (Cầu Giấy, Hà Nội), nơi có văn phòng của Grab, để phản đối việc hãng này đơn phương nâng mức chiết khấu.

Phía Grab sau đó đã mời một số tài xế đại diện lên văn phòng để trao đổi nhằm "hạ hỏa" đám đông.

Cũng thời điểm này, nhiều tài xế GrabBike tại TP.HCM kéo đến văn phòng của doanh nghiệp này tại quận 10, để phản đối mức chiết khấu mà hãng nâng từ 20% lên 23,6%, áp dụng ngày 1/1/2018. Không đồng ý với yêu cầu của giới tài xế, nhưng Grab sau đó đã âm thầm đưa mức chiết khấu về lại 20%, bắt đầu từ 10h ngày 13/1.

Hồi giữa tháng 8/2017, nhiều tài xế GrabBike tại Hà Nội cũng đồng loạt tắt ứng dụng và kêu gọi đình công phản đối khi mức chiết khấu từ 5% lên 20%. Bất chấp Grab giải thích việc thay đổi để cạnh tranh so với các dịch vụ tương tự, đồng thời thống nhất giữa hai thị trường lớn là TP.HCM và Hà Nội, nhiều tài xế vẫn cho rằng mức chiết khấu này quá cao và bất hợp lý.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ