Dệt may Việt Nam: Áp lực từ ngưng trệ sản xuất, thiếu lao động

THẠCH LAM
07:00 15/08/2021

Tiêm đủ vaccine trong thời gian sớm nhất cho người lao động là kiến nghị của hầu hết các doanh nghiệp trong ngành cũng như Hiệp hội Dệt May. Đây cũng là chìa khoá gần như duy nhất để giải quyết triệt để khó khăn của ngành dệt may nói riêng cả các doanh nghiệp sản xuất nói chung. 

Việc giữ nhịp sản xuất nhằm đảm bảo tiến độ cung ứng đơn hàng đã ký trở nên thách thức, đối diện rủi ro dịch chuyển đơn hàng ngày càng gia tăng. Chạy đua trong việc tiêm vaccine được nhiều doanh nghiệp rốt ráo mong chờ thực hiện để sớm đưa đi vào hoạt động, đảm bảo năng lực sản xuất.

Do important work

Tăng trưởng tốt nửa đầu năm

Rất nhiều doanh nghiệp ngành dệt may đã nhận đơn hàng lấp đầy cho cả năm 2021 và hầu hết đều ghi nhận kết quả kinh doanh nửa đầu năm tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ (một phần vì nền so sánh năm ngoái thấp). Động lực thúc đẩy chính là xu hướng đơn hàng đã tăng trưởng trở lại, phần lớn các khách hàng đều gia tăng lượng đơn hàng của mình nhằm phục vụ cho nhu cầu bị nén lại trước đó của các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, Nhật và EU, Hàn Quốc...Các đơn hàng theo đó phục hồi mạnh về cả số lượng lẫn giá bán. Các doanh nghiệp ngành may cũng có thêm nhiều dự án tăng công suất (như MSH, TCM, TNG…), qua đó gia tăng năng lực sản xuất, các doanh nghiệp sợi, dệt vì vậy cũng được nâng cao đơn hàng.

Ngoài đường cầu tăng lên, còn có cả yếu tố dịch chuyển cung, do nhóm các nước xuất khẩu dệt may lớn như Ấn Độ, Bangladesh, Camphuchia bị dịch bệnh hoành hành trên quy mô lớn, doanh nghiệp không thể hoạt động, trong khi ở Việt Nam đến hết tháng 4, tình hình kiểm soát dịch bệnh khá tốt, doanh nghiệp có thể phát huy hết tốc lực cho sản xuất. Vì vậy, nhiều hãng thời trang trên thế giới dịch chuyển sản xuất qua Việt Nam, đơn hàng dồi dào giúp nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.

Kết quả thực tế cho thấy, trong quý 2, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, mã CK: VGT) báo lãi kỷ lục 390 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với cùng kỳ nhờ đơn hàng tăng mạnh. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Vinatex đạt 7.085 tỷ đồng doanh thu thuần, lãi sau thuế 591 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với nửa đầu năm 2020, LNST công ty mẹ là 292 tỷ đồng.

Tương tự, CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (mã CK: TNG) báo lãi ròng quý 2 tăng vọt lên mức 61 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ. Nhờ diễn biến tích cực chung kể trên và bản thân TNG cũng tập trung khai thác, tăng tỷ trọng các khách hàng FOB (Doanh nghiệp khi nhận đơn đặt hàng từ khách hàng, sau khi cắt may và hoàn thiện sản phẩm thì chỉ cần vận chuyển hàng lên tàu ở cảng là hết trách nhiệm) và tập trung các sản phẩm kỹ thuật cao qua đó có biên lợi nhuận tốt hơn.

CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (mã CK: GIL) sau nửa đầu năm đã hoàn thành 71% kế hoạch doanh thu và vượt 3% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cả năm 2021, với doanh thu thuần tăng 30%, đạt 2.122 tỷ đồng và lãi ròng tăng 82%, ghi nhận 186 tỷ đồng.

May Sông Hồng (mã CK: MSH) cũng tăng trưởng ấn tượng trong quý 2 với doanh thu thuần 1.207 tỷ đồng, tăng 5% và lợi nhuận sau thuế 124 tỷ đồng, tăng 114% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu công ty đạt 2.153 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, lãi ròng hơn 216 tỷ đồng, tăng 76%.

Screen Shot 2021-08-14 at 2.29.42 PM

Với doanh nghiệp ngành sợi, CTCP Sợi Thế Kỷ (mã CK: STK) báo kết quả kinh doanh cải thiện đáng kể với doanh thu bán hàng quý II/2021 đạt 510 tỷ đồng, hoàn thành 87% so với kế hoạch quý, tăng 102% so với cùng kỳ năm 2020. Luỹ kế 6 tháng, doanh thu ghi nhận 1.077 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ, tỷ lệ sợi tái chế đạt 56,48% trên doanh thu.

Về phần mình, CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (mã CK: TCM) báo lãi ròng quý 2 giảm 27% do cước vận chuyển và giá vốn đồng loạt tăng. Luỹ kế 6 tháng, đơn vị này ghi nhận tăng 11% về doanh thu (1.924 tỷ đồng) và lợi nhuận 121 tỷ đồng, nhích tăng 5%.

Nhiều khó khăn nửa cuối năm

Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức do dịch bệnh Covid 19, nhưng hoạt động xuất khẩu của hầu hết các nhóm hàng 7 tháng đầu năm nay đều đạt mức tăng trưởng tích cực. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May cho biết, ngành dệt may Việt Nam trong 7 tháng đầu năm đạt kim ngạch xuất khẩu 22,858 tỷ USD, tăng 50,22% so với cùng kỳ 2020, vượt Bangladesh, chỉ xếp thứ 2 sau Trung Quốc về xuất khẩu mặt hàng dệt may trên thế giới.

Nhưng, đến tháng 8, các doanh nghiệp dệt may bắt đầu gặp nhiều khó khăn.

Do important work

Dịch bệnh bùng phát tại các tỉnh, thành phố phía nam - khu vực có số lượng lớn doanh nghiệp dệt may đang hoạt động - khiến ngành dệt may chật vật trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mặt khác, chi phí logistics, chiếm khoảng 9% giá thành sản phẩm dệt may của Việt Nam, đang tăng rất mạnh. Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, giá thuê container hiện đã tăng gấp 3-4 lần so với năm ngoái. Đó là chưa kể, hàng loạt đơn hàng sản xuất ra gần đây vì thiếu container xuất khẩu dẫn tới ách tắc lưu thông, chậm tiến độ giao hàng cho đối tác, khách hàng.

Việc giá cước vận tải tăng cũng sẽ tạo áp lực giảm giá mua hàng, đây là rủi ro ngoại vi doanh nghiệp chỉ có thể tìm cách hạn chế tối đa ảnh hưởng. Đối với lĩnh vực may mặc gia công, đa phần xuất khẩu FOB không phải lo việc thuê vận chuyển nên việc có thể làm để chia sẻ khó khăn với khách hàng chính là đảm bảo thời gian giao hàng khi thực trạng lùi thời gian khởi hành, tăng thời gian quá cảnh của các hãng tàu là tương đối phổ biến hiện nay và đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Việt Nam như hiện nay.

Dự báo cho những tháng cuối năm, Bộ Công thương nhìn nhận, đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam như điện tử, dệt may và da giày..., tín hiệu tốt là các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu đều trong đà hồi phục nhu cầu tiêu dùng, cùng với xu thế dịch chuyển chuỗi sản xuất toàn cầu sau dịch bệnh, các doanh nghiệp có thể có thêm các đơn hàng xuất khẩu mới. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh phức tạp tại Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp đã và đang phải cố gắng duy trì sản xuất cùng với nguy cơ rủi ro rất lớn là khách hàng quốc tế sẽ dừng, hủy đơn hàng để chuyển sang nước khác, đến khi dịch được kiểm soát, việc nối lại các mối quan hệ kinh doanh sẽ rất khó khăn.

Ông Trần Như Tùng, Thành viên HĐQT TCM cho biết, đơn hàng nhiều doanh nghiệp đã full hết năm 2021, điều lo lắng nhất là sản xuất theo yêu cầu “3 tại chỗ” có nhiều cái khó cho doanh nghiệp và tiến độ giao hàng cho khách hàng. Dự kiến Thành phố cũng sẽ sửa đổi mô hình “2 tại chỗ”.

Do important work (1)

Báo cáo mới nhất của TCM cho biết doanh thu tháng 7/2021 đạt 14.487.827 USD, lợi nhuận sau thuế 672.933 USD. Do tình hình dịch bệnh phức tạp, công ty thực hiện làm việc giãn cách nên năng suất lao động không đạt kế hoạch, dẫn đến biên lợi nhuận gộp không cao so với cùng kỳ. Doanh thu lũy kế 7 tháng đạt 95.626.917 USD, cao hơn 9% so với cùng kỳ năm 2020, hoàn thành 53,3% kế hoạch năm 2021. Lợi nhuận lũy kế sau thuế đạt 5.764.748 USD, thấp hơn 6% so với cũng kỳ năm ngoái và tương ứng với 46,7% kế hoach năm.

Theo TCM, năm nay do không có đơn hàng khẩu trang cộng thêm tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, công nhân phải làm việc giản cách, năng suất không cao nên biên lợi nhuận gộp của mảng garment giảm so với năm ngoái, bù lại mảng sợi được cải thiện hơn so với cùng kỳ nên nhìn chung kết quả kinh doanh 7 tháng cũng đạt được tương đối so với các đơn vị dệt may cùng ngành.

Bà Nguyễn Phương Chi, Giám đốc Chiến lược STK cho biết, đơn hàng vẫn đang tốt, nhu cầu tốt, nhưng đúng là thách thức hiện nay của ngành may là đáp ứng khả năng sản xuất. Với Sợi Thế Kỷ, các đơn hàng vẫn đủ, Công ty đã nắm bắt cơ hội để thúc đẩy và phát triển thêm mạng lưới khách hàng hiện hữu, khách hàng mới để nhận thêm đơn hàng, linh hoạt thực hiện chính sách bán hàng với giá bán phù hợp nhằm duy trì biên độ price gap ổn định.

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ làm việc với đại diện doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May cho biết cho biết, việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài theo Chỉ thị 16 của Chính phủ tại các tỉnh phía nam đã khiến phần lớn các nhà máy may mặc tại các địa phương này phải đóng cửa do không đủ điều kiện thực hiện quy chế “3 tại chỗ”.

Do important work (2)

Các doanh nghiệp còn hoạt động phải giảm 50%-60% số lao động làm việc để thực hiện giãn cách, nguồn cung nguyên phụ liệu đứt gãy, đồng thời phát sinh nhiều chi phí để thiêt lập các biện pháp phòng chống dịch, xét nghiệm, tiêm chủng cho người lao động. Doanh nghiệp phải đối với áp lực lớn là nhiều lao động đã chuyển về quê do sợ bị lây lan dịch bệnh. Chi phí vận tải biển quốc tế tăng cao cùng với chi phí nhiên liệu và giá nguyên phụ liệu nhập khẩu tăng theo đã ảnh hưởng nhiều tới sản xuất, gây khó khăn. Các quy định chống dịch được thực hiện thiếu thống nhất tại các địa phương đang gây khó cho các doanh nghiệp.

Với ngành thâm dụng lao động như dệt may, chẳng hạn như Tổng công ty CP May Việt Tiến với quy mô 36.000 lao động, nếu tình trạng dịch bệnh kéo dài thì các doanh nghiệp không thể đủ nguồn lực để duy trì trạng thái như hiện nay. Chính vì lượng công nhân quá lớn, không thể đảm bảo điều kiện an toàn cũng như chi phí hỗ trợ, nên hầu hết các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh phải ngưng hoạt động. Hiện trung bình mỗi doanh nghiệp dệt may có từ một nghìn đến vài chục nghìn công nhân. Nếu phải bố trí chỗ ăn ở cho số lượng công nhân quá lớn như thế thì rất khó. Hơn nữa, biên lợi nhuận của ngành dệt may rất mỏng nên việc phát sinh chi phí sẽ bào mòn lợi nhuận doanh nghiệp.

Tiêm đủ vaccine trong thời gian sớm nhất cho người lao động là kiến nghị của hầu hết các doanh nghiệp trong ngành cũng như Hiệp hội Dệt May. Đây cũng là chìa khoá gần như duy nhất để giải quyết triệt để khó khăn của ngành dệt may nói riêng cả các doanh nghiệp sản xuất nói chung.

  • Cùng chuyên mục
Thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt tác động thế nào đến VN-Index?

Thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt tác động thế nào đến VN-Index?

Cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung với kết cục có hậu, dù chỉ tạm thời đã đem lại nhiều thông tin cực cho giới đầu tư tải chính. Các chuyên gia dự báo lạc về VN-Index.

Tài chính - 13/05/2025 06:45

Hiệu ứng tích cực từ đàm phán Mỹ - Trung, VN-Index tăng gần 15 điểm

Hiệu ứng tích cực từ đàm phán Mỹ - Trung, VN-Index tăng gần 15 điểm

Cổ phiếu TCB là điểm nhấn lớn nhất trên thị trường khi tăng 6,5% đạt 29.400 đồng/CP, đây cũng là mức giá đỉnh của cổ phiếu này.

Tài chính - 12/05/2025 16:15

Nhóm ông Bùi Thành Nhơn bán tiếp cổ phiếu, Novaland khẳng định không có sự tháo chạy

Nhóm ông Bùi Thành Nhơn bán tiếp cổ phiếu, Novaland khẳng định không có sự tháo chạy

Tổ chức và cá nhân liên quan ông Bùi Thành Nhơn đăng ký bán gần 19 triệu cổ phiếu NVL. Novaland khẳng định không có sự tháo chạy mà bán để giúp tập đoàn cơ cấu nợ.

Tài chính - 12/05/2025 14:55

Vietravel trước thềm tăng vốn: Doanh thu càng tăng, lợi nhuận càng ‘teo tóp’

Vietravel trước thềm tăng vốn: Doanh thu càng tăng, lợi nhuận càng ‘teo tóp’

Trong bối cảnh ngành du lịch khởi sắc sau dịch, Vietravel ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh 3 năm qua, song lợi nhuận ngày càng giảm, biên lợi nhuận chỉ khoảng 0,5%.

Tài chính - 11/05/2025 08:40

Doanh nghiệp tư nhân sắp được hưởng lãi suất ưu đãi sau Nghị quyết 68?

Doanh nghiệp tư nhân sắp được hưởng lãi suất ưu đãi sau Nghị quyết 68?

Hệ thống ngân hàng có vai trò lớn trong giúp khối kinh tế tư nhân phát triển, trở thành động lực quan trọng nhất theo Nghị quyết 68. ACB đã tiên phong tung gói vay ưu đãi lãi suất thấp hơn 2% lãi thông thường.

Tài chính - 11/05/2025 07:50

Chủ tịch Hoàng Quân: Giá cổ phiếu phản ánh đúng thực tế công ty

Chủ tịch Hoàng Quân: Giá cổ phiếu phản ánh đúng thực tế công ty

Chủ tịch Hoàng Quân Trương Anh Tuấn cho rằng dù vốn điều lệ tăng gấp mấy trăm lần kể từ khi thành lập nhưng giá cổ phiếu lại giảm. Điều này phản ánh đúng giá trị thực tại của công ty.

Tài chính - 10/05/2025 16:24

Viconship khởi động kế hoạch chia cổ phiếu tỷ lệ 25%

Viconship khởi động kế hoạch chia cổ phiếu tỷ lệ 25%

Viconship có kế hoạch chia cổ tức và thưởng cổ phiếu 2024 tỷ lệ lên đến 30%, cao nhất tính từ 2018. Trong đó, công ty trả tiền mặt 5% và cổ phiếu 25%.

Tài chính - 10/05/2025 13:07

HAGL ở đâu trong ‘bữa tiệc’ ngành chăn nuôi heo?

HAGL ở đâu trong ‘bữa tiệc’ ngành chăn nuôi heo?

HAGL đã bỏ lỡ sóng tăng ngành chăn nuôi heo suốt từ năm 2024 đến quý I năm nay vì dừng nuôi khi giá xuống thấp. Doanh nghiệp cho biết đã tái đàn trở lại.

Tài chính - 10/05/2025 08:10

Tài chính Hoàng Huy đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục, nhiều dự án sẽ ghi nhận doanh thu trong năm 2025

Tài chính Hoàng Huy đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục, nhiều dự án sẽ ghi nhận doanh thu trong năm 2025

Nếu TCH hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2025 (1.600 tỷ đồng), đây sẽ là kết quả lãi ròng cao nhất của công ty trong lịch sử hoạt động.

Tài chính - 09/05/2025 16:20

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán

Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động phức tạp, giới chuyên gia kỳ vọng Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân sẽ là một trong các động lực quan trọng với thị trường chứng khoán trong nước.

Tài chính - 09/05/2025 13:46

Ông Lương Trí Thìn: Công ty vốn dưới 10.000 tỷ là công ty nhỏ

Ông Lương Trí Thìn: Công ty vốn dưới 10.000 tỷ là công ty nhỏ

Trong 3 năm tới, Đất Xanh sẽ không chào bán cổ phiếu cho cổ đông nữa. Dù vậy, doanh nghiệp còn kế hoạch chào bán riêng lẻ 93 triệu cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng.

Tài chính - 09/05/2025 11:08

Quý đầu năm kém vui tại Cảng Quy Nhơn

Quý đầu năm kém vui tại Cảng Quy Nhơn

Trong quý đầu tiên của năm 2025, lợi nhuận sau thuế của CTCP Cảng Quy Nhơn giảm hơn 18,6% so với cùng kỳ. Nguyên nhân do sản lượng hàng hóa thông qua cảng, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đều giảm.

Tài chính - 09/05/2025 06:45

Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc

Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc

Đó là ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng, nguyên là thành viên HĐQT và thành viên HĐQT độc lập của Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025).

Tài chính - 08/05/2025 18:40

Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm

Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm

Cổ phiếu VIC nói riêng và nhóm VN30 nói chung là chất xúc tác tích cực giúp VN-Index tăng mạnh gần 20 điểm trong phiên giao dịch 8/5.

Tài chính - 08/05/2025 17:12

Tập đoàn Taseco tăng trưởng lợi nhuận 3 năm liên tiếp

Tập đoàn Taseco tăng trưởng lợi nhuận 3 năm liên tiếp

Tập đoàn Taseco đạt lợi nhuận gần 1.200 tỷ đồng trong năm 2024; cả 2 mảng hạt nhân gồm dịch vụ phi hàng không và bất động sản đều khởi sắc.

Tài chính - 08/05/2025 16:20

CEO CII: Các lô đất tại Thủ Thiêm được tính giá đất năm 2015 và 2016

CEO CII: Các lô đất tại Thủ Thiêm được tính giá đất năm 2015 và 2016

Các lô đất được thanh toán sau khi thực hiện dự án BT tại Thủ Thiêm cho CII sẽ được tính giá đất thời điểm tháng 4/2015 và tháng 4/2016.

Tài chính - 08/05/2025 13:50