Đề xuất gói cứu trợ kinh tế thứ 2 và Luật tình huống khẩn cấp

HIẾU CÔNG
10:37 18/07/2020

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) đề xuất cần có gói cứu trợ kinh tế thứ hai khi dịch Covid-19 vẫn còn lan rộng trên thế giới, có thể ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội.

Trong báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, Chính phủ nhận định diễn biến dịch Covid-19 còn rất phức tạp, khó lường và Việt Nam chưa thể mở cửa trở lại với các quốc gia.

Do đó, tình hình 6 tháng cuối năm dự báo sẽ rất thách thức, sức ép về kiểm soát lạm phát là rất lớn, thị trường đầu ra cho sản xuất kinh doanh, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, dệt may, da giày... gặp nhiều khó khăn. Để kích thích tăng trưởng, phục hồi nhanh và thúc đẩy phát triển kinh tế, Chính phủ cho rằng cần phải có những hành động nhanh, mạnh mẽ hơn.

Trong bối cảnh này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Chính phủ nên có thêm gói kích thích kinh tế, để dưỡng sức doanh nghiệp, tránh gãy đổ nền kinh tế, gây ra những bất ổn xã hội.

Tăng liều lượng trong gói thứ 2

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nhận định tình hình dịch Covid-19 trên thế giới vẫn chưa được kiểm soát, trong khi đó doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Do đó, ông đề xuất cần phải có gói hỗ trợ kinh tế tiếp theo.

Ông Ngân cho rằng gói hỗ trợ lần thứ hai sẽ tiếp bước gói thứ nhất đã được Chính phủ triển khai, theo hướng khắc phục những tồn tại mà gói trước đó chưa triển khai xong, ngoài ra có thể tăng liều lượng.

Điển hình như với chính sách tài khóa có thể kéo dài thêm thời gian giãn nợ thuế, tiền thuê đất… Với chính sách tiền tệ thì tiếp tục kéo dài thời gian giãn nợ, hạ lãi suất. Với gói tín dụng dành cho các doanh nghiệp vay để trả lương công nhân của Ngân hàng Chính sách xã hội có thể điều chỉnh các điều kiện để triển khai được.

Vị đại biểu Quốc hội cũng cho rằng cần tăng liều lượng hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn tới, đặc biệt là doanh nghiệp có thương hiệu quốc gia, những doanh nghiệp đã đáp ứng tiêu chuẩn xuất hàng đi Mỹ, châu Âu.. nhưng giai đoạn này không xuất được. Việc hỗ trợ lúc này sẽ giúp giữ gìn bảo vệ các thương hiệu quốc gia.

Trong gói hỗ trợ thứ hai cũng cần tính đến các quỹ bảo lãnh tín dụng. Ông Ngân cho rằng cần phải có nguồn tiền để chuyển cho các quỹ, để tăng cường bảo lãnh các doanh nghiệp, để tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Song song với đó, với chính sách tiền tệ, cần tiếp tục điều chỉnh theo hướng kéo giảm lãi suất.

tran hoang ngan

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng. Ảnh: Hoàng Hà.

Giải ngân đầu tư công cũng là vấn đề mà Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề cập. Ông đánh giá cao Chính phủ đang làm rất quyết liệt vấn đề này nhưng khuyến cáo nên tìm được những nguyên nhân gây chậm trễ để khắc phục, tạo đà cho giải ngân các giai đoạn sau tốt hơn.

Ông Ngân cũng mong muốn các công trình dở dang phải được hoàn thiện nhanh để tránh kéo dài, lãng phí. Đồng quan điểm, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhắc đến hai từ “rõ ràng” và “cần thiết” để nói về gói hỗ trợ kinh tế thứ hai.

Ông cho rằng một mặt Chính phủ cần thực hiện tốt gói hỗ trợ thứ nhất, một mặt cần mở rộng phạm vi đối tượng, hỗ trợ các lĩnh vực cốt lõi, doanh nghiệp trọng điểm trong gói hỗ trợ thứ hai. “Đẩy mạnh đầu tư công cũng là một điểm kích hoạt rất tốt. Cái này Thủ tướng và Chính phủ đã rất quan tâm và quyết liệt”, ông Lộc nói.

“Không thể vào phòng mổ rồi mà hỏi có bảo hiểm y tế không”

Chỉ ra điểm nghẽn của gói hỗ trợ thứ nhất là thủ tục, ông Trần Hoàng Ngân cho rằng điều này cần khắc phục sớm trong gói hỗ trợ thứ hai. Ông nhận định một số cơ quan Chính phủ đã nhìn ra vấn đề và có thể điều chỉnh chính sách, văn bản hướng dẫn sao cho phù hợp. Tuy nhiên, việc điều chỉnh phải nhanh, linh hoạt, đáp ứng nguyện vọng của các doanh nghiệp.

Ông lưu ý nếu để nền kinh tế gãy đổ, nhiều doanh nghiệp phá sản, sẽ gây ra những hệ lụy về an sinh xã hội rất lớn. “Cấp cứu thì phải chấp nhận những thủ tục về sau, nhưng hậu kiểm. Không thể vào phòng mổ rồi mà hỏi có bảo hiểm y tế không. Lúc đó mà đi theo quy trình thì chết bệnh nhân. Phải linh hoạt sau đó hậu kiểm”, ông chia sẻ.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng đề xuất Quốc hội nên xem xét một điều luật để ứng phó với các tình huống khẩn cấp, giống như “luật thời chiến”. Khi có tình huống khẩn cấp, điển hình như dịch Covid-19, thì phải có sự linh hoạt gì, giúp giải quyết nhanh nhiều vấn đề gì, khung cơ chế chính sách ra sao, thẩm quyền thế nào.

Theo ông, điều luật này cũng là căn cứ pháp lý để có những hành động nhanh, quyết liệt, tránh sợ làm sai quy trình, sai thủ tục.

TANG_TRUONG_6_THANG_DAU_NAM_GIAI_DOAN_2011_2020

Ông Ngân dẫn ví dụ như việc cải tạo đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đang có nhiều bất cập. Trong khoảng thời gian đất nước thực hiện chống dịch, nếu tranh thủ sửa chữa đường băng sẽ vừa nhanh và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi đó lại vướng thủ tục và chưa thể triển khai ngay.

Hiện tại, việc sửa chữa được triển khai thì tần suất bay lại nhiều lên, gây áp lực ở các sân bay, khiến người dân rất sợ di chuyển. Ông nhấn mạnh điều này làm mất đi thời cơ, gây lãng phí rất nhiều cho xã hội.

“Cần có luật để ứng phó với các tình huống khẩn cấp, tránh làm mất thời cơ”, đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.

Phải tính rất kỹ đến vấn đề hấp thụ

Trao đổi với Zing, một lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) cho rằng nếu có gói cứu trợ kinh tế thứ hai thì phải tính rất kỹ đến vấn đề hấp thụ. Vị này dẫn ví dụ gói hỗ trợ thứ nhất có gói tín dụng rất lớn, nhưng nền kinh tế vẫn khó hấp thụ.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm khoảng 2,7%, trong khi cùng kỳ các năm trước khoảng 6-7%. Như vậy, việc giải ngân tiền đang rất thấp trong bối cảnh dịch Covid-19 đang gây ra nhiều khó khăn.

Trong khi đó, với gói an sinh xã hội 62.000 tỷ, có một khoản dành cho các doanh nghiệp vay để trả lương cho công nhân, nhưng cũng không giải ngân được nhiều. “Vấn đề hấp thụ rất quan trọng nên phải tính toán rất kỹ lưỡng”, vị này chia sẻ.

doanh nghiep

Đại biểu Quốc hội cho rằng cần hỗ trợ những ngành chủ chốt, doanh nghiệp trọng điểm. Ảnh: Quỳnh Danh.

Trong một cuộc họp với Bộ Tài chính, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết nhiều nước nới lỏng chính sách tài khóa với mức rất lớn lên đến 11.000 tỷ USD, và con số này chưa có dấu hiệu dừng lại. Nhiều nước mua lại các khoản nợ để ngăn chặn các đổ vỡ.

Ông nói ngành tài chính cần phải tiếp tục đề xuất cụ thể về gói kích thích tài khóa, các giải pháp gồm tiếp tục hoãn, giảm, miễn thuế và huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển để kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng có thể nâng bội chi và nợ công lên 3-4% GDP mà không ảnh hưởng đến thâm hụt tài chính quốc gia trước mắt và lâu dài. Ngoài ra, các nước thời gian qua đưa ra mức hỗ trợ nền kinh tế khoảng 10% GDP. Nếu Việt Nam làm vậy sẽ có khoảng 30 tỷ USD hỗ trợ kinh tế, trong khi đến nay mới hỗ trợ 15.000 tỷ đồng.

(Theo Zing.vn)

  • Cùng chuyên mục
Nhiều tiện ích mới khi kết hợp VNeID và iHanoi

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp VNeID và iHanoi

Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể sử dụng tài khoản VNeID đăng nhập trên ứng dụng iHanoi.

Sự kiện - 21/11/2024 23:28

Đại biểu Hà Nội: Thí điểm nghị quyết, liệu có tạo ra một mặt bằng giá đất mới

Đại biểu Hà Nội: Thí điểm nghị quyết, liệu có tạo ra một mặt bằng giá đất mới

Đại biểu đoàn TP. Hà Nội bày tỏ băn khoăn khi thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Sự kiện - 21/11/2024 23:25

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

Đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) cho biết, cử tri rất quan tâm đến tình trạng giá bất động sản phi mã, người nghèo, người lao động, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức khó có thể mua được. Người ta tính rằng, một công chức nếu không ăn gì, vài trăm năm mới mua được nhà.

Sự kiện - 21/11/2024 17:22

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ; chưa xem xét xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Sự kiện - 21/11/2024 17:06

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

Theo Tổng Giám BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền và kiến nghị cơ chế, chính sách tạo sự đồng thuận và gắn kết của các doanh nghiệp FDI với cơ quan BHXH trong việc thực hiện các chính sách BHXH, BHTN, BHYT của Việt Nam.

Sự kiện - 21/11/2024 16:21

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kinh phí thực hiện "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố" là hơn 48.600 tỷ đồng.

Sự kiện - 21/11/2024 12:09

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

Ngày 28/11, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)/ Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06 /2017/NĐ-CP Về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế".

Sự kiện - 21/11/2024 10:59

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Theo đại biểu đoàn TP. Hà Nội, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đảm nhận chức năng vận tải lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa, không phải chỉ vận tải hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Sự kiện - 21/11/2024 10:42

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'

Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.

Sự kiện - 20/11/2024 20:07

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Sự kiện - 20/11/2024 17:49

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.

Sự kiện - 20/11/2024 11:11

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững​.

Sự kiện - 20/11/2024 10:12

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.

Sự kiện - 20/11/2024 09:32

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa 'trợ lý ảo' vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI

Sự kiện - 20/11/2024 07:00

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Sự kiện - 20/11/2024 06:40