‘Đất thép’ Quảng Trị làm nông nghiệp hữu cơ

Nhàđầutư
Đến Quảng Trị, tham quan các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chúng tôi ngỡ ngàng trước sự khởi sắc nơi đây. Bên những chứng tích chiến tranh chết, những cánh đồng lúa hữu cơ cò bay thẳng cánh.
ANH BÌNH - VĂN DŨNG
16, Tháng 09, 2018 | 08:03

Nhàđầutư
Đến Quảng Trị, tham quan các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chúng tôi ngỡ ngàng trước sự khởi sắc nơi đây. Bên những chứng tích chiến tranh chết, những cánh đồng lúa hữu cơ cò bay thẳng cánh.

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Đức Chính - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị  cho biết, trước lúc thực hiện Đề án tái cơ cấu  nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững theo Quyết định 899 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã chủ đồng thu hút, mời gọi các doanh nghiệp có khả năng đầu tư liên kết với nông dân để tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Với những tiềm năng, lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết, Quảng Trị lựa chọn mục tiêu là địa phương tiên phong về sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên quy mô lớn gắn với các sản phẩm chủ lực là gạo hữu cơ chất lượng cao, cà phê Arabica Khe Sanh, Hồ tiêu Quảng Trị và cây ăn quả đặc sản.

40321199_363172840889880_3184479600126197760_n

Thu hoạch lúa hữu cơ tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Định hình một nền sản xuất nông nghiệp mới, biến điều kiện khắc nghiệt thành lợi thế, gắn phát triển nông nghiệp với du lịch sinh thái, ngành nông nghiệp Quảng Trị đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới theo hướng chuyển từ số lượng sang chất lượng, giá trị theo chuỗi liên kết, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất thông qua doanh nghiệp, tạo sản phẩm quy mô lớn, đồng nhất, nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Địa phương đã hình thành mới hơn 100 mô hình liên doanh, liên kết giữa doanh nghịệp với nông dân có hiệu quả, ổn định tốc độ tăng trưởng nông - lâm - thủy sản bình quân hàng năm đạt 3,7%, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, tăng thêm nguồn, lực để xây dựng nông thôn mới.

Xác định điểm nghẽn lớn nhất trong sản xuất hiện nay là việc tổ chức sản xuất, thu hút, liên kết với doanh nghiệp để phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; UBND tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xúc tiến, tiếp xúc với nhiều đối tác doanh nghiệp lớn nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác. Kết quả bước đầu, Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đang hợp tác thực hiện dự án phát triển vùng nguyên liệu dứa trên những vùng đồi hoang trở thành hàng hóa xuất khẩu; Công ty TNHH TM Đại Nam – NM sản xuất phân bón Obi – Ong biển; Tập đoàn Sumitomo, Tập đoàn FLC, Tập đoàn ISE food… cũng cảm kết đồng hành với nông dân Quảng Trị phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh đã được tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, tạo vị thế chỗ đứng trên thị trường nội địa và xuất khẩu, như gạo hữu cơ Quảng Trị, gạo canh tác tự nhiên Triệu Phong; cà phê Arabica Khe Sanh; chè Vằng hòa tan; cà gai leo An Xuân; tiêu Cùa, tiêu Vĩnh Linh… Nổi bật nhất là mô hình liên kết sản xuất gạo hữu cơ Quảng Trị giữa các HTX, tổ hợp tác trên địa bàn với Công ty TNHH Sản xuất thương mại Đại Nam – Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ Obi - Ong biển. Mô hình đã khẳng định sự thành công, bền vững, nông dân  phấn khởi, hưởng ứng, sức lan tỏa với cách làm mới thay đổi tư duy sản xuất, xây dựng thương hiệu lúa hữu cơ trên đồng đất Quảng Trị.

Khi doanh nghiệp làm “bà đỡ” cho nông dân

Ông Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, năm 2017, UBND tỉnh giao Sở tổ chức ký biên bản ghi nhớ giữa một số HTX- SXNN với Tập Đoàn Đại Nam – Nhà máy sản xuất phân bón Obi – Ong biển quy hoạch xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh, hai bên ký cam kết với nhau, chỉ sử dụng một loại phân bón hữu cơ vi sinh Obi – Ong biển, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vào đồng ruộng.

Thực hiện cam kết, doanh nghiệp sẽ thu mua và bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra, đầu vào nhằm xây dựng thương hiệu nông sản Quảng Trị, xây dựng nhà máy chế biến sản xuất gạo hữu cơ Quảng Trị và nhà máy xử lý chất thải, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, nhà máy chế biến sâu từ các sản phẩm gạo hữu cơ Quảng Trị làm mỹ phẩm, rượu, thực phẩm...

41627526_291235864809552_4595868315301183488_n

Từ 90 ha năm 2017, năm 2018 Quảng Trị sẽ trồng 300 ha lúa hữu cơ

Ông Đoàn Viết Cường, Phó giám đốc Công ty Nông sản hữu cơ Quảng Trị cũng cho biết, tính đến nay khi vụ hè thu 2018 nông dân đã thu hoạch xong, năng suất lúa bình quân đạt trên 55 tạ/ha, nông dân được công ty thu mua và trả tiền ngay trên đồng ruộng.

Để chuẩn bị cho sản xuất vụ xuân tới, công ty tiếp tục tiến hành ký kết hợp đồng với 13 đơn vị hợp tác xã, tổ hợp tác thuộc 6 huyện, thành phố xây dựng vùng sản xuất gạo hữu cơ tập trung với tổng diện tích trên 300ha, phấn đấu năng suất lúa bình quân đạt trên 55 tạ/ha.

Doanh nghiệp hỗ trợ cho nông dân ứng trước phân bón, cuối vụ khấu trừ qua sản phẩm lúa đảm bảo tiêu chuẩn thu mua từ mô hình; hỗ trợ chênh lệch giá giống với mức 1.400.000 đồng/ha; thu mua lúa tươi với giá 8.000 đồng/kg ngay tại ruộng (cao hơn 45% so với giá lúa khô trung bình). Khi gieo cấy, công ty cử cán bộ kỹ thuật xuống từng chân ruộng hướng dẫn, theo dõi, giám sát thực hiện theo quy trình sản xuất lúa chất lượng cao, an toàn, theo hướng hữu cơ đã được Sở NN&PTNT, Công ty Đại Nam ban hành nội bộ, hoàn toàn không sử dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật trừ sâu bệnh, chỉ sử dụng phân hữu cơ và tưới nước, lúa vẫn cho năng suất xấp xỉ sản xuất đại trà, toàn bộ sản phẩm được thu mua và trả tiền tươi ngay tại ruộng, đảm bảo hiệu quả trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Cũng theo ông Cường, với năng suất lúa tươi bình quân đạt 56 tạ/ha, nơi cao đạt trên 70 tạ/ha, cho thu nhập bình quân đạt 56 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí giống, phân bón, làm đất, thu hoạch cho lãi bình quân trên 30 triệu đồng/ha, nhiều nơi có năng suất cao cho lãi 38-40 triệu đồng/ha, cao hơn sản xuất đại trà từ 15-18 triệu đồng/ha. Như vậy, qua 02 vụ với 250 ha lúa liên kết sản xuất theo hướng hữu cơ, với tổng sản lượng thu được là hơn 1.360 tấn lúa tươi, tổng thu nhập của mô hình là 9.480.000.000 đồng, lãi toàn mô hình qua 02 vụ là 4.810.000.000 đồng. Giá trị thu nhập bình quân trên 01 ha lúa hữu cơ/02 vụ là 80 – 90 triệu đồng.

Hướng tới một nên nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững

Phát huy những kết quả đạt được trong các mô hình liên kết tiêu biểu, Quảng Trị tiếp tục định hướng để phát triển một nền nông nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm và hữu cơ quy mô lớn, trước hết tập trung xây dựng, phát triển và mở rộng diện tích sản xuất gạo hữu cơ Quảng Trị.

Đây được xem là giải pháp đột phá để tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trên cơ sở đó, Sở NN&PTNT cùng với Công ty Đại Nam – Nhà máy sản xuất phân bón Obi – Ong biển tiếp tục mở rộng diện tích liên kết sản xuất gạo hữu cơ Quảng Trị với quy mô 500 ha trong vụ Hè Thu 2018, ước sản lượng khoảng 3.000 tấn.

41715292_554206504997624_3973454655630868480_n

Lúa hữu cơ của nông dân được các doanh nghiệp liên kết bao tiêu sản phẩm

Đồng thời, xúc tiến để xây dựng Nhà máy chế biến gạo hữu cơ Quảng Trị (dự kiến đi vào hoạt động tháng 8/2018) nhằm mục tiêu ổn định đầu ra, mở rộng diện tích sản xuất. Phấn đấu đến năm 2020, diện tích sản xuất lúa hữu cơ đạt 5.000 ha – 10.000 ha. Ngoài ra, tiếp tục mở rộng mô hình sản xuất hữu cơ trên các đối tượng cây trồng như: hồ tiêu mang chỉ dẫn địa lý Quảng Trị (Vĩnh Linh, Cam Lộ); cây ăn quả đặc sản (Cam K4 – Hải Lăng; bưởi da xanh – Cam Lộ, Vĩnh Linh); thử nghiệm phục hồi diện tích cà phê Arabica già cỗi bằng công nghệ Obi – Ong biển…

Mục tiêu đến năm 2020, có 10.000 ha sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, có liên kết với doanh nghiệp để phát triển chuỗi giá trị các cây trồng, con nuôi chủ lực.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ