Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội: Chung cư mini là một 'lỗ hổng' của luật pháp

Nhàđầutư
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội), trong các luật hiện nay, không có luật nào quy định về chung cư mini. Đây là một "lỗ hổng" trong luật pháp. Tuy nhiên, chung cư mini thì vẫn phải theo quy chuẩn chung cư nói chung.
BẢO LÂM
27, Tháng 10, 2023 | 06:57

Nhàđầutư
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội), trong các luật hiện nay, không có luật nào quy định về chung cư mini. Đây là một "lỗ hổng" trong luật pháp. Tuy nhiên, chung cư mini thì vẫn phải theo quy chuẩn chung cư nói chung.

hoang-van-cuong

Đại biểu Hoàng Văn Cường trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội. Ảnh: PV.

Ngày 26/10, bên hành lang Quốc hội, PGS-TS. Hoàng Văn Cường, đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đã trả lời báo chí liên quan đến một số nội dung liên quan dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Chung cư mini vẫn phải theo quy chuẩn chung cư

Ông Hoàng Cường chia sẻ về giải pháp khắc phục tình trạng nhà chung cư mini đã bùng phát mạnh tại nhiều đô thị lớn và hậu quả xảy ra đau lòng khi tại (Thanh Xuân), TP. Hà Nội vụ cháy chung cư đã khiến hơn 56 người thiệt mạng, hàng chục người bị thương.

Theo ông, trong các luật hiện nay, không có luật nào quy định về chung cư mini, mà do thực tế người có đất sử dụng đất xây nhà nhiều tầng, nhiều căn hộ để bán, cho thuê nên tự gọi như vậy. "Đây là một "lỗ hổng", chưa chặt chẽ trong luật pháp. Tuy nhiên, chung cư mini thì vẫn phải theo quy chuẩn chung cư nói chung", đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội nói.

Vị đại biểu Quốc hội cũng cho rằng cần điều chỉnh lại quy định này và việc điều chỉnh phải giải quyết được 2 vấn đề, đó là nhà cá nhân xây nhiều tầng phải xem xét có được cấp phép, có thiết kế chưa? Và thiết kế có đảm bảo quy chuẩn nhà ở không?

Ông băn khoăn: "Nhà chung cư mini đã được xây dựng, bán trao tay cần rà soát xem xét có cấp phép, thiết kế chưa? Chúng ta đã có quy chuẩn nhà ở rồi, cần áp dụng chính sách ở đây. Nếu chung cư mini nào sau rà soát, không đảm bảo quy chuẩn, thì bản thân chủ đầu tư đó phải sửa chữa để có nơi thoát hiểm, nơi vui chơi, sinh hoạt công cộng".

Cũng theo ông, trách nhiệm đầu tiên để xảy ra chung cư mini không đúng, đủ điều kiện, quy chuẩn là các chủ đầu tư. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý phê duyệt không đúng, không chắc chắn cũng cần phải xử lý về mặt hành chính.

Nam ĐBQH cũng phân tích đây không phải chấp nhận sửa sai mà phải xác định chung cư mini đã diễn ra rồi phải khắc phục để đảm bảo đời sống người dân, điều kiện tối thiểu cho đời sống. Giải pháp nhà ở cho người thu nhập thấp không phải là tập trung phát triển chung cư mini mà phải có kế sách để người thu nhập thấp có nhiều tiền lên để họ có tiền mua nhà hoặc mua nhà trả góp.

"Không nên tính đến việc làm nhà thật nhỏ, thấp, bé và mất an toàn để bán cho người thu nhập thấp vì như vậy, chúng ta đặt đời sống của họ dưới mức tối thiểu. Đối với người thu nhập thấp chưa đủ tiền, cần xây dựng nhà đủ tiêu chuẩn cho thuê với mức giá thấp để họ có chỗ ở. Ví dụ, Nhà nước bỏ vốn ra, cho thuê với mức giá thấp, người thu nhập thấp có thể tiếp cận chỗ ở dễ hơn", ông Hoàng Văn Cường bày tỏ.

Về giải pháp dài hạn về chính sách, đại biểu này nhận định, tại Điều 57 Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi lần này đưa quy định cá nhân xây dựng nhà ở 2 tầng trở lên mà mục tiêu bán, bán trả góp hay thuê mua buộc phải lập dự án xây dựng nhà chung cư.

Khi lập dự án nhà chung cư, từ đó, cơ quan Nhà nước phải phê duyệt quy chuẩn về kết cấu, phòng chống cháy nổ và cả kể việc môi trường sinh thái và không gian công cộng của người dân về đó khi đó mới được xây dựng.

Bên cạnh đó, nếu xây dựng 2 tầng trở lên, nhưng dành một số rất nhỏ (dưới 20 phòng cho thuê, không bán), người dân mới được tự xây dựng, nhưng vẫn phải có thiết kế, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, từ đó mới quản lý chặt chẽ.

Đơn vị nào nên làm chủ đầu tư xây nhà ở cho công nhân?

Liên quan tới nội dung còn nhiều tranh luận khi Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam muốn tham gia làm chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho người lao động, đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết, hiện có hai luồng ý kiến, Tổng LĐLĐ tham gia vào xây dựng nhà ở xã hội đó là có thể gia tăng thêm nguồn cung nhà ở cho người lao động.

Tuy nhiên, ông nhận định cần tính đến trường hợp khi Tổng LĐLĐ đại diện cho người lao động, lại tự mình đứng ra cung cấp nhà ở cho người lao động, nếu giả sử sản phẩm không tốt, ai sẽ là người đứng ra phản biện?

Cũng theo ông Cường, như vậy, vô hình chung vừa cung cấp, lại vừa giám sát thì không đảm bảo khách quan. Trong khi nếu giao cho cơ quan độc lập, rõ ràng Tổng LĐLĐ có vai trò giám sát, đại diện cho người lao động nói lên tiếng nói của mình. Do đó, nên tính toán, cân nhắc, không nên vì các bên cung cấp không tốt, không đủ mà Tổng LĐLĐ đứng ra làm thay.

"Đã là nhà ở xã hội, chính sách phải là Nhà nước, phải có nguồn vốn lớn của Nhà nước để huy động. Đương nhiên, Nhà nước có thể dùng các công cụ chính sách để huy động như đơn vị kinh doanh nhà ở.

Ví dụ, chúng ta có quy định, dự án nhà ở thương mại phải dành 20% quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Chúng ta không cần thiết phải ra áp dụng khiên cưỡng mà nên thay thế bằng đóng góp tiền 20% này vào Quỹ phát triển nhà ở xã hội để khoản tiền đó, để xây dựng nhà ở xã hội độc lập", đại biểu Hoàng Văn Cường phân tích thêm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ