Đại biểu Hà Nội: Thị trường chứng khoán an toàn là kênh chia lửa cho tín dụng

THẮNG QUANG
19:41 07/11/2024

Đại biểu Hà Nội Phạm Đức Ấn cho rằng sửa Luật Chứng khoán là rất cần thiết, vì thị trường chứng khoán an toàn là một kênh để chia lửa cho thị trường tín dụng.

Sáng 7/11, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

Đại biểu Phạm Đức Ấn (đoàn TP. Hà Nội) bày tỏ sự đồng tình cao với tờ trình của Chính phủ về một dự án luật sửa 7 luật. Theo đại biểu, mục đích là tháo ngay những bất cập, vướng mắc và điểm nghẽn mà không cần phải chờ để sửa đổi tổng thể từng đạo luật.

Điều này cũng không làm cản trở việc trong thời gian gần nhất khi Chính phủ có chuẩn bị đầy đủ có thể trình Quốc hội sớm nhất các dự án để thay thế các đạo luật được sửa đưa ra xem xét sửa đổi trong khi kỳ này.

Vướng mắc của ngân hàng thương mại Nhà nước

Về sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế, đại biểu Ấn cho rằng ngoài những nội dung như dự thảo ông nhất trí thì ông đề nghị bổ sung thêm một nội dung hiện nay các ngân hàng thương mại Nhà nước đang rất vướng mắc, liên quan đến Kiểm toán Nhà nước đối với báo cáo tài chính.

Đại biểu Phạm Đức Ấn (đoàn TP. Hà Nội). Ảnh: Phạm Thắng.

Trong trường hợp yêu cầu điều chỉnh tăng lợi nhuận cho đối với ngân hàng thương mại Nhà nước thì ngân hàng thương mại Nhà nước vừa phải nộp thêm phí chậm nộp thuế thu nhập theo Điều 59 của Luật Quản lý thuế, vừa bị phạt theo Điều 142 theo Luật Quản lý thuế là 20% số chậm nộp đó.

Ông phân tích với tính chất hoạt động ngân hàng thì vấn đề liên quan đến xếp loại nhóm nợ và vấn đề tài sản đảm bảo ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề lợi nhuận của ngân hàng thương mại, bởi vì nó liên quan đến dự thu và liên quan đến dự phòng.

Vị đại biểu Hà Nội dẫn chứng, nợ ngân hàng thương mại được 5 nhóm, nợ nhóm 1 chỉ 0% nhưng nợ nhóm 3 thì phải trích 20%, nợ nhóm 5 thì phải trích 100% và phần trích này phải đưa vào chi phí của ngân hàng thương mại, như vậy rất ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Quan điểm về trích lập này vừa có những yếu tố mang tính định tính, vừa mang tính định lượng, định lượng thì rất rõ nhưng những yếu tố định tính dẫn đến có thể ngân hàng thương mại làm nhóm 1 nhưng kiểm toán lại yêu cầu thành nhóm 2 hoặc ngược lại. Như vậy, cách trích lập dự phòng sẽ khác nhau, dẫn đến có thể qua kiểm toán ngân hàng thương mại sẽ phải tăng lợi nhuận hoặc giảm lợi nhuận.

Trong trường hợp giảm lợi nhuận phần trích lập thuế thu nhập doanh nghiệp nếu nộp quá thì được chuyển sang năm sau, nhưng ngược lại nếu phải tăng lợi nhuận thì việc cơ quan kiểm toán làm kiểm toán báo cáo tài chính thường là tháng 5, tháng 6.

Vì vậy, ngân hàng thương mại lại phải nộp tiền tăng thêm đó, về cơ bản 2 năm 1 lần kiểm toán như vậy dẫn đến chuyện ngân hàng thương mại sẽ phải thường xuyên phải nộp phạt này và đó không phải lỗi của ngân hàng thương mại.

"Do đó, tôi đề nghị trong Điều 59 về xử lý chậm nộp thuế, trong khoản 5 có những trường hợp loại trừ thì nên loại trừ bổ sung thêm trường hợp là trong trường hợp phải tăng lợi nhuận, điều chỉnh tăng lợi nhuận theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước thì ngân hàng thương mại sẽ không bị phạt và theo chúng tôi nghĩ đây cũng hơi oan, bởi vì ngân hàng thương mại không kê khai thuế sai để không nộp chỗ này", ông nói.

Đại biểu Hà Nội cũng nêu vấn đề liên quan đến Luật Kế toán (sửa đổi) lần này có giao cho Ngân hàng Nhà nước trách nhiệm ban hành chế độ kế toán đối với hệ thống ngân hàng thương mại. Năm 2015 trở về trước thì Ngân hàng Nhà nước được quyền ban hành chế độ kế toán và sau đó khi Luật Kế toán năm 2015 ra đời thì chuyển toàn bộ quyền về Bộ Tài chính, nhưng trên thực tế vẫn áp dụng hệ thống kế toán do Ngân hàng Nhà nước ban hành.

Việc này qua quá trình thực hiện thì Bộ Tài chính thấy có những bất cập, bởi vì liên quan quản lý nhà nước chuyên ngành sâu đòi hỏi có hướng dẫn những điều khoản để phục vụ cho công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Bộ Tài chính đề xuất giao lại quyền này cho Ngân hàng Nhà nước nhưng một số ý kiến, đặc biệt là Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng có thể làm tăng biên chế.

"Nhưng trên thực tế với thực tiễn trước năm 2015 thì Ngân hàng Nhà nước chỉ cần có 5 biên chế để làm việc này và vì vậy không ảnh hưởng quá nhiều, có thể phục vụ đúng chuyên ngành sâu. Việc này Bộ Tài chính đã đề xuất, đơn vị soạn thảo cũng đề xuất và tôi nghĩ việc này nên áp dụng như đề xuất của cơ quan soạn thảo", nam đại biểu Hà Nội nêu vấn đề.

Thị trường chứng khoán an toàn là kênh 'chia lửa' cho tín dụng

Về Luật Chứng khoán, ông Phạm Đức Ấn cho rằng sửa đổi là rất cần thiết. Ông phân tích khi thị trường chứng khoán an toàn thì đây là một kênh để chia lửa cho thị trường tín dụng. Bởi vì, tỷ trọng tín dụng trên GDP của chúng ta đã là một trong những nước cao nhất thế giới.

Theo báo cáo gần nhất, số liệu thống kê gần nhất, đối với thị trường chứng khoán cho vay cầm cố đã lên đến 230.000 tỷ và chỗ này đòi hỏi có những quản lý mới, đặc biệt cần áp dụng tương tự như hệ thống ngân hàng là có phòng thông tin tín dụng.

Hiện nay, các khách hàng tham gia vay ký quỹ các thứ ở rất nhiều tổ chức chứng khoán khác nhau và 1 chứng khoán có thể được cầm cố tại rất nhiều tổ chức chứng khoán khác nhau và có thể trong trường hợp cần phải xử lý chứng khoán đó dẫn đến rủi ro.

"Vì vậy, các công ty chứng khoán cần có những thông tin liên quan tương tự như thông tin tín dụng. Điều này nên giao quyền cho Bộ Tài chính có thể thiết lập bộ phận này để đảm bảo tính minh bạch và các công ty chứng khoán có thể dựa trên đó để nắm được thông tin, quản lý rủi ro của mình", đại biểu Ấn nêu ý kiến.

  • Cùng chuyên mục
Quảng Nam đề xuất dự án chống ngập TP. Tam Kỳ 4.000 tỷ đồng

Quảng Nam đề xuất dự án chống ngập TP. Tam Kỳ 4.000 tỷ đồng

Tỉnh Quảng Nam giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh lập đề xuất dự án Chống ngập TP. Tam Kỳ, với tổng mức đầu tư dự kiến 4.000 tỷ đồng.

Sự kiện - 14/11/2024 15:43

Luật Thủ đô xóa nhiều rào cản hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn

Luật Thủ đô xóa nhiều rào cản hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn

Theo Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Luật Thủ đô đã xóa nhiều rào cản hành chính, tháo gỡ các điểm nghẽn, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, .

Sự kiện - 14/11/2024 14:54

Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã vào năm 2025

Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã vào năm 2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại Hà Nội từ ngày 1/1/2025.

Sự kiện - 14/11/2024 11:31

Hà Nội bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Bắc Từ Liêm

Hà Nội bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Bắc Từ Liêm

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Bắc Từ Liêm.

Sự kiện - 14/11/2024 10:06

Hà Nội ủy quyền cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư

Hà Nội ủy quyền cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc ủy quyền thực hiện cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư trên địa bàn.

Sự kiện - 14/11/2024 09:39

 Chính phủ: Đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo về tinh gọn bộ máy trước 20/11

Chính phủ: Đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo về tinh gọn bộ máy trước 20/11

Chính phủ giao Bộ Nội vụ khẩn trương đề xuất việc thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc về tinh gọn bộ máy trước ngày 20/11/2024.

Sự kiện - 14/11/2024 08:35

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật ông Nguyễn Văn Thể, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT.

Sự kiện - 13/11/2024 20:58

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của Hà Nội.

Sự kiện - 13/11/2024 17:32

Hà Nội dự kiến chi gần 10.000 tỷ đồng mỗi năm tăng thu nhập cho công chức

Hà Nội dự kiến chi gần 10.000 tỷ đồng mỗi năm tăng thu nhập cho công chức

Nhằm động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội dự kiến chi hơn 9.900 tỷ đồng/năm để tăng thêm thu nhập cho nhóm đối tượng này.

Sự kiện - 13/11/2024 16:47

Bộ trưởng GTVT nói gì về những lo ngại làm đường sắt tốc độ cao?

Bộ trưởng GTVT nói gì về những lo ngại làm đường sắt tốc độ cao?

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, trước đây, làm đường sắt đô thị chưa hình dung được hạng mục đầu tư đoàn tàu ra sao thì đến nay, để làm đường sắt tốc độ cao mọi yếu tố đã rõ ràng từ kỹ thuật, hướng tuyến đến công nghệ.

Sự kiện - 13/11/2024 16:13

Đại biểu Hà Nội lo đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đội vốn, chậm tiến độ

Đại biểu Hà Nội lo đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đội vốn, chậm tiến độ

Đại biểu Hà Nội lo ngại tình trạng đội vốn, chậm tiến độ xảy ra tại dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Sự kiện - 13/11/2024 14:12

Chưa tăng tiền lương công chức, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025

Chưa tăng tiền lương công chức, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025

Quốc hội quyết định chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công năm 2025.

Sự kiện - 13/11/2024 13:01

Hà Nội: Sự hài lòng của người dân là sản phẩm cuối cùng của cải cách hành chính

Hà Nội: Sự hài lòng của người dân là sản phẩm cuối cùng của cải cách hành chính

"Hà Nội có mục tiêu lấy người dân làm trung tâm, chủ thể để xây dựng chủ trương chính sách, sự hài lòng của người dân là sản phẩm cuối cùng của cải cách hành chính", Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh.

Sự kiện - 13/11/2024 12:00

Hà Nội tổ chức vòng chung khảo cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính

Hà Nội tổ chức vòng chung khảo cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính

TP. Hà Nội sẽ tổ chức vòng chung khảo cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính TP. Hà Nội năm 2024 vào ngày 16/11.

Sự kiện - 13/11/2024 11:28

Phát triển nguồn nhân lực sẽ tạo nguồn lực cho kinh tế - xã hội

Phát triển nguồn nhân lực sẽ tạo nguồn lực cho kinh tế - xã hội

Đề án Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được kỳ vọng sẽ giải quyết những điểm nghẽn về nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhân lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Sự kiện - 13/11/2024 08:33