Đa số doanh nghiệp Việt đứng ngoài cách mạng 4.0

Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng đa phần doanh nghiệp Việt chưa đẩy mạnh cách mạng công nghệ do nội lực còn hạn chế đồng thời các chính sách hỗ trợ của Nhà nước chưa nhiều.
SƠN HÀ
10, Tháng 11, 2021 | 06:32

Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng đa phần doanh nghiệp Việt chưa đẩy mạnh cách mạng công nghệ do nội lực còn hạn chế đồng thời các chính sách hỗ trợ của Nhà nước chưa nhiều.

Ngày 9/11, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tổ chức Hội thảo chuyên đề “Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hóa,hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.”

Đây là một trong 10 hội thảo chuyên đề thuộc khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 với chủ đề “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong kỷ nguyên số,” tổ chức từ ngày 9/11 đến 6/12.

Chưa bắt kịp các nước trong khu vực

Theo Phó ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển, 35 năm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã có bước chuyển đổi sâu sắc. Quy mô, trình độ nền kinh tế Việt Nam được nâng lên với cơ cấu chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cơ cấu các ngành công nghiệp giảm dần tỷ trọng ngành khai khoáng và tăng nhanh tỷ trọng ngành chế biến, chế tạo. Nhờ đó, Việt Nam đã có một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu có quy mô lớn, chiếm vị trí vững chắc trên thị trường thế giới.

dc_Nguyen_Duc_Hien_1_1

Phó ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển. Ảnh: Thành Trung.

Song, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước còn chậm, năng lực và trình độ công nghệ của nền kinh tế còn thấp. Nền tảng để đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt mục tiêu đề ra cũng như chưa thu hẹp được khoảng cách và bắt kịp các nước trong khu vực.

Theo Phó ban Kinh tế Trung ương, quá trình phát triển công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra và chủ yếu phát triển theo mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính bền vững. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết năm 2020, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 16,7%. Trong đó, tỷ trọng các ngành công nghiệp công nghệ trung bình và cao chiếm 40% về giá trị gia tăng và kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành chế biến, chế tạo.

Ông Hải nói đa số doanh nghiệp Việt Nam đang đứng ngoài cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Quá trình chuyển đổi trong 3 năm vừa qua vẫn tương đối chậm chạp và ít thay đổi, do nguồn lực và nội lực của các doanh nghiệp còn hạn chế, trong khi chính sách hỗ trợ của Nhà nước chưa nhiều.

Nhiều khó khăn thách thức với nước đang phát triển

Theo Phó ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển, thực tiễn phát triển đặt ra nhiều vấn đề đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là điều kiện tiên quyết phải tập trung giải quyết để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững hơn, đạt được các mục tiêu đề ra trong Văn kiện Đại hội XIII.

Về khó khăn, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương cho rằng có yếu tố bối cảnh khi cục diện thế giới tiếp tục biến đổi theo xu hướng đa cực, đa trung tâm. Các nước lớn vẫn hợp tác, thoả hiệp, nhưng đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau gay gắt hơn.

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ quốc tế gia tăng. Cùng với bối cảnh hậu COVID-19, nhiều nước đã và đang điều chỉnh chiến lược theo hướng tăng cường tự chủ kinh tế.

“Theo đó, các nước đang phát triển, nhất là nước nhỏ đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới”, ông Hiển nhận định.

Còn theo Thứ trưởng Bộ Công thương, Việt Nam đang có nhiều cơ hội với quy mô thị trường 100 triệu dân, cơ cấu dân số vàng duy trì trong khoảng 20 năm tới và tầng lớp trung lưu đang ngày càng tăng.

dc_Thang_Hai_11

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải. Ảnh: Thành Trung.

Tuy nhiên, chi phí lao động và đất đai tại Việt Nam ngày càng kém cạnh tranh so với các nước mới nổi. Hơn nữa, sức cạnh tranh trong nước tiếp tục gia tăng do độ mở nền kinh tế ngày càng lớn.

Ông Hải đề xuất phân bổ, sử dụng hợp lý nguồn lực để phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, hình thành chuỗi cung ứng trong nước. Năng lực và tính chủ động của các địa phương cần được nâng cao, tăng cường liên kết giữa địa phương, vùng.

(Theo Zing)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ