Đà Nẵng thiếu hụt trầm trọng nhân lực chất lượng cao

Nhàđầutư
Trong định hướng phát triển thời gian tới, Đà Nẵng sẽ tập trung đẩy mạnh thu hút công nghiệp công nghệ cao, điều này sẽ khiến nhu cầu lao động chất lượng cao ngày càng gia tăng. Nhiều ý kiến cho rằng, Đà Nẵng đang đối mặt với vấn đề thiếu hụt nhân lực chất lượng cao.
THÀNH VÂN
21, Tháng 01, 2021 | 07:18

Nhàđầutư
Trong định hướng phát triển thời gian tới, Đà Nẵng sẽ tập trung đẩy mạnh thu hút công nghiệp công nghệ cao, điều này sẽ khiến nhu cầu lao động chất lượng cao ngày càng gia tăng. Nhiều ý kiến cho rằng, Đà Nẵng đang đối mặt với vấn đề thiếu hụt nhân lực chất lượng cao.

Theo Báo cáo của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao (CNC) và các khu công nghiệp (KCN) TP. Đà Nẵng, tính đến nay, Đà Nẵng đã thu hút 490 dự án, trong đó 362 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư khoảng 25.000 tỷ đồng và 128 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 1,59 tỷ USD vào Khu CNC và các KCN.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2016 - 2020, các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp đã đóng góp bình quân hơn 9% giá trị gia tăng toàn nền kinh tế; khu vực ngoài Nhà nước đóng góp 49,529% và khu vực FDI đóng góp 10,39% cho nguồn vốn đầu tư phát triển; tạo việc làm cho hơn 90.000 lao động và thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố.

Thực tế, trong những năm gần đây, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế lựa chọn đầu tư vào Đà Nẵng, đặc biệt là Khu công nghệ cao. Nhiều dự án tập trung chủ yếu ở lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao…, như: dự án Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine (170 triệu USD, Mỹ), dự án Nhà máy sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử của Tập đoàn Key Tronic (70 triệu USD, Mỹ)… Điều này khiến nơi đây rất cần nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động chất lượng cao.

124851257_368979754433293_3506326806630239000_n

Doanh nghiệp muốn Đà Nẵng cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Ảnh: Thành Vân.

Ông Ikeda Naoatsu, Tổng giám đốc Công ty TNHH Daiwa Việt Nam cho rằng, Đà Nẵng có lợi thế về nguồn lực con người. Đặc biệt, người Đà Nẵng khá thân thiện. Tuy nhiên, theo ông Ikeda Naoatsu, vấn đề thiếu hụt nhân lực rất tiềm tàng. Trong tương lai, khi du lịch được khôi phục và công nghiệp hóa được mở rộng, vấn đề này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

“Để đón làn sóng dịch chuyển công nghiệp từ các quốc gia khác tới Đà Nẵng, cần mở rộng các khu công nghiệp và đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp”, ông Ikeda Naoatsu đề xuất.

Tương tự, ông Nguyễn Tuấn Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty Phần mềm FPT miền Trung nhận định sau COVID-19 sẽ có làn sóng thứ 3 về chuyển đổi số và dịch chuyển điện toán đám mây. Vì vậy chính quyền TP. Đà Nẵng cần chớp cơ hội thu hút nhà đầu tư về công nghệ thông tin. Và điều quan trọng là phải chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đủ và chất để cung ứng cho doanh nghiệp. 

Theo ông Nguyễn Tiến Quang, Giám đốc VCCI Đà Nẵng, chất lượng nhân lực để đáp ứng cho các ngành, lĩnh vực có hàm lượng chất xám, công nghệ cao tại Đà Nẵng vẫn còn hạn chế.

“TP. Đà Nẵng cần chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thu hút đầu tư những lĩnh vực, dự án có hàm lượng công nghệ cao và gắn với từng dự án cụ thể”, ông Nguyễn Tiến Quang đề xuất.

Trong năm 2020, TP. Đà Nẵng đã có loạt nhiều chương trình ký kết hợp tác cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, nhà đầu tư với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc Đại học Đà Nẵng - Đại học Đà Nẵng định hướng dựa trên nền tảng giáo dục STEM (kết hợp giữa khoa học công nghệ - kỹ thuật và toán học), các ngành mũi nhọn, công nghệ cao, các dịch vụ có nhu cầu nhân lực lớn, phù hợp với xu thế thị trường lao động trong nước và quốc tế, trong đó bám sát nhiều lĩnh vực, ngành nghề như Nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật số, Điện tử viễn thông và Tự động hóa; Nhóm ngành Dịch vụ.

Thời gian tới, Đại học Đà Nẵng sẽ tăng cường phát triển mạnh mẽ mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong và ngoài nước; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa “ba nhà”: Doanh nghiệp dự báo, đặt hàng nhu cầu nhân lực; Nhà nước dự báo, quy hoạch các dự án đầu tư trọng điểm; Nhà trường xác định ngành nghề, chỉ tiêu và tập trung đào tạo có địa chỉ sử dụng nguồn nhân lực, có lộ trình, phân kỳ đối với mỗi dự án trọng điểm, gắn với các địa chỉ “khát” nhân lực chất lượng cao.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24810.00 24830.00 25150.00
EUR 26278.00 26384.00 27554.00
GBP 30717.00 30902.00 31854.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26952.00 27060.00 27895.00
JPY 159.41 160.05 167.39
AUD 16033.00 16097.00 16586.00
SGD 18119.00 18192.00 18729.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17923.00 17995.00 18523.00
NZD   14756.00 15248.00
KRW   17.51 19.08
DKK   3529.00 3658.00
SEK   2286.00 2374.00
NOK   2265.00 2354.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ