Đà Nẵng giải bài toán lao động cho nền kinh tế hậu COVID-19

Nhàđầutư
Dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự bùng phát của đại dịch COVID-19 nhưng thị trường lao động ở Đà Nẵng đang dần phục hồi và tăng trưởng trở lại nhờ các giải pháp thích ứng linh hoạt, các chính sách hỗ trợ cho người lao động.
THÀNH VÂN
28, Tháng 05, 2022 | 16:24

Nhàđầutư
Dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự bùng phát của đại dịch COVID-19 nhưng thị trường lao động ở Đà Nẵng đang dần phục hồi và tăng trưởng trở lại nhờ các giải pháp thích ứng linh hoạt, các chính sách hỗ trợ cho người lao động.

Người lao động lao đao vì dịch COVID-19

Theo Sở LĐ-TB&XH TP. Đà Nẵng, trải qua hai đợt bùng phát dịch COVID-19 tại Đà Nẵng trong năm 2020-2021, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và thị trường lao động trên địa bàn thành phố bị ảnh hưởng khá nặng nề.

Trong đó có khoảng 80% tương đương với khoảng 42.000 lao động trực tiếp ngành du lịch và hàng trăm ngàn lao động gián tiếp liên quan du lịch đã, đang thất nghiệp và chuyển sang làm ngành nghề khác.

Đặc biệt, có hơn 223.000 lao động tự do ở lĩnh vực phi chính thức bị ảnh hưởng nhất, ước tính có hơn 58.000 người bị mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp lên đến 8,3% (cuối năm 2021). Tính đến ngày 31/12/2021 đã có hơn 15.460 người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP. Đà Nẵng Nguyễn Đăng Hoàng cho biết, thực hiện chủ trương vừa phòng chống dịch vừa duy trì sản xuất, thành phố đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế để phát triển thị trường lao động, tạo việc làm cho người lao động.

Trong đó, Sở đã xây dựng và đưa vào sử dụng phần mềm kết nối giải quyết việc làm, nhằm kịp thời phân tích, đánh giá cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động, dự báo nguồn nhân lực cung ứng cho thị trường lao động trước mắt và lâu dài.

lao-dong

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Sở LĐ-TB&XH TP. Đà Nẵng đã tổ chức 16 phiên giao dịch việc làm, thu hút 1.663 đơn vị tham gia. Ảnh: Thành Vân.

Đồng thời, xây dựng lế hoạch và triển khai thực hiện việc nắm bắt thông tin về tình hình tuyển dụng, nhu cầu sử dụng lao động tại các doanh nghiệp (quy mô từ 100 lao động trở lên).

Theo ông Hoàng, trong gần 6 tháng đầu năm 2022, khi tình hình dịch bệnh COVID-19 đã ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu hoạt động trở lại, Sở LĐ-TB&XH TP. Đà Nẵng đã tổ chức 16 phiên giao dịch việc làm, thu hút 1.663 đơn vị tham gia, với tổng số lượt vị trí cần tuyển tại các phiên giao dịch là 87.713 lượt người, đã giải quyết 1.287 lao động có việc làm.

Ông Hoàng cho biết thêm, bên cạnh kết nối với doanh người, Sở LĐ-TB&XH TP. Đà Nẵng đã chủ động phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố và các địa phương tổ chức thực hiện và phát huy hiệu quả công tác cho vay vốn, giải quyết việc làm cho người lao động.

Kết quả đến ngày 10/5/2022, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố đã thực hiện giải ngân hơn 480,2 tỷ triệu đồng, với 9.112 dự án, góp phần giải quyết việc làm cho 9.153 lao động, bình quân mỗi lao động được vay trên 52,7 triệu đồng.

Đối với việc thực hiện chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19, thành phố đã tích cực triển khai kịp thời những chủ trương, chính sách của Trung ương, với số tiền hơn 268 tỷ đồng.

Ngoài ra, ban hành chính sách hỗ trợ thêm đối với 16 nhóm đối tượng người dân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố, với tổng kinh phí gần 600 tỷ đồng. 

IMG_3469

Đà Nẵng đang tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Ảnh: Thành Vân.

Tiếp tục đồng hành cùng người lao động

Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến nhìn nhận, thị trường lao động của thành phố có sự biến động sau 2 năm ảnh hưởng của đại dịch, nhưng không biến động quá lớn so với các tỉnh, thành phía Nam. Tuy nhiên, do đặc thù nền kinh tế có tỷ trọng nhân lực hoạt động trong ngành du lịch dịch vụ khá cao, nên sự biến động thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực này.

Bà Yến cho biết, để bảo đảm nguồn nhân lực phục vụ quá trình phục hồi kinh tế, thời gian đến, thành phố sẽ tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động nhằm khuyến khích người lao động trong các khu công nghiệp quay lại thị trường lao động.

Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện việc thu thập và cập nhật thông tin cung - cầu lao động. Trong đó chú trọng đến việc đưa phần mềm kết nối giải quyết việc làm vào hoạt động, trên cơ sở này phân tích, đánh giá cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động, dự báo nguồn nhân lực cung ứng cho thị trường lao động trước mắt và lâu dài; ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức tốt các phiên giao dịch việc làm trực tuyến...

Cạnh đó, Đà Nẵng cũng phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, thiếu việc làm chuyển sang tự tạo việc làm, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo việc làm mới cho người lao động được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Đẩy mạnh công tác dạy nghề, chuyển đổi ngành nghề cho người lao động; nhất là tập trung vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực. Triển khai thực hiện chính sách giáo dục nghề nghiệp miễn phí tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đến các đối tượng chính sách...

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh cho rằng, trong thời gian tới, Đà Nẵng cần chú trọng đến công tác đào tạo, nhất là đào tạo tay nghề, nghiệp vụ cho lực lượng lao động; cũng như tăng cường quản lý lao động là người nước ngoài, trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho những doanh nghiệp thực sự có nhu cầu, góp phần là phong phú thị trường lao động.

“Thành phố cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động; tăng cường quản lý, yêu cầu các doanh nghiệp phải ký hợp đồng lao động, tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm duy trì, ổn định lực lượng lao động”, ông Thanh cho hay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ