'Cứu tinh' của Trung Quốc trong tham vọng vượt kinh tế Mỹ
Bắc Kinh đang hồi sinh kế hoạch đẩy mạnh sản xuất để phát triển nền kinh tế. Điều này có thể giúp Trung Quốc thách thức Mỹ trên cuộc đua dẫn đầu thế giới.
Theo South China Morning Post, sản xuất một lần nữa là động lực chính giúp Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng, Bắc Kinh đang nỗ lực đổi mới lĩnh vực sản xuất, thay vì dựa vào chi tiêu bất động sản và cơ sở hạ tầng như trước đây.
"Phải thừa nhận rằng Trung Quốc vẫn đi sau các nước sản xuất công nghệ cao như Nhật Bản và Đức", ông Gao Gao, Phó tổng thư ký Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC), nhận định.
"Nhưng kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào việc nâng mức lương trong lĩnh vực sản xuất, phát triển các ngành sản xuất mới, tích hợp dịch vụ và sản xuất. Tất cả đều nhằm tăng sức hút của lĩnh vực sản xuất đối với người lao động", ông Gao chia sẻ.
Đẩy mạnh sản xuất
Tuần trước, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc tiết lộ đang đặt mục tiêu đào tạo hơn 75 triệu người lao động để tăng số lượng công nhân lành nghề.
Trung Quốc tuyên bố sau khi kết thúc kế hoạch 5 năm 2021-2025, đất nước sẽ trở thành một quốc gia thu nhập cao và hướng đến việc tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế vào năm 2035. Điều này có nghĩa là Trung Quốc vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Hồi tháng 7, các chuyên gia của Bloomberg Economics dự báo Trung Quốc có thể vượt Mỹ vào năm 2031.
Trong quá khứ, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc vào đầu tư cơ sở hạ tầng và bất động sản. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Bắc Kinh muốn kiểm soát nợ và chuyển sang đẩy mạnh chi tiêu vào sản xuất.
Tiêu dùng của Trung Quốc vẫn chưa phục hồi sau cuộc khủng hoảng vì dịch Covid-19. Do đó, sản xuất được xem là cứu tinh cho triển vọng tăng trưởng của đất nước tỷ dân.
“Sự phát triển chất lượng cao của ngành sản xuất đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế chất lượng cao”, NDRC nhấn mạnh.
"Sản xuất là nền tảng quyết định sức mạnh quốc gia và vị thế tương lai trên thế giới", cơ quan này nói thêm.
Theo ông Xia Le - nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại BBVA, các nhà hoạch định chính sách có thể dễ dàng chấp nhận sự sụt giảm ở những khu vực khác. Tuy nhiên, mục tiêu chính của họ là duy trì tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất vào các năm tới.
Đóng góp của ngành sản xuất vào GDP Trung Quốc đã giảm từ hơn 30% năm 2017 xuống 27,7% năm 2019.
Báo cáo của NDRC cho biết số lượng công ty đăng ký thành lập mới trong lĩnh vực sản xuất giảm trung bình 5,2% trong giai đoạn 2017-2019. Trong khi đó, số lượng nhà sản xuất đóng cửa tăng đáng kể cùng kỳ với tốc độ trung bình 24,6%.
Nền kinh tế hướng nội
Theo ông George Magnus tại Trung tâm Trung Quốc của Đại học Oxford, Trung Quốc có thể phát triển ngành sản xuất để cạnh tranh, thậm chí vượt các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức. Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn còn thiếu đổi mới.
"Tôi cho rằng Trung Quốc cần phải kết hợp sự cam kết đối với lĩnh vực sản xuất và cải cách", ông bình luận.
Bắc Kinh nhấn mạnh vào "phát triển chất lượng", hướng nền kinh tế về nội địa nhiều hơn. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc sẽ giảm bớt sự quan tâm đối với thương mại quốc tế, xóa bỏ những hứa hẹn về việc tăng hiệu quả thị trường và mở cửa hơn nữa.
Tuy nhiên, theo ông Zhang Ming - Phó giám đốc Viện tài chính thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS), công cuộc cải cách và mở cửa đã đạt hiệu quả trước đó. Do đó, Trung Quốc cần phải thúc đẩy sự tăng trưởng mới trên sân nhà.
Quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc xấu đi. Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh khó có thể trông chờ vào nhu cầu từ bên ngoài.
Ông Zhang Ming tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc
"Quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc xấu đi. Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh khó có thể trông chờ vào nhu cầu từ bên ngoài", ông Zhang bình luận.
Chính quyền Washington đã siết chặt việc xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc vì các vấn đề địa chính trị. Điều đó cho thấy Bắc Kinh cần tận dụng những nguồn lực của mình và ngăn các ngành công nghiệp rơi vào tay những nước đang phát triển khác.
Theo ông Zhang, những trở ngại trong việc luân chuyển vốn và tài sản giữa các địa phương đã ngăn cản sự phát triển của ngành công nghiệp. Bởi chính quyền địa phương luôn muốn giữ lại nguồn lực.
Theo giới phân tích, việc Trung Quốc có thể trở thành cường quốc công nghệ hay không sẽ phụ thuộc vào sự phân phối, chuyển giao của các chính quyền địa phương.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng không hoàn toàn từ bỏ kế hoạch đẩy mạnh chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và bất động sản để phát triển nền kinh tế, ngay cả khi cách làm này mang đến rủi ro bom nợ.
"Một số chính quyền địa phương có xu hướng tập trung vào tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn", phó giáo sư Li Xiaohua tại Viện Kinh tế Công nghiệp của CASS bình luận.
"Họ đổ nguồn lực vào các ngành công nghệ cao. Nhưng điều này thường dẫn đến tình trạng dư thừa năng lực. Sự phát triển tiên tiến bị biến thành những dự án chất lượng thấp", ông bình luận.
"Họ chỉ quan tâm đến việc xây dựng một thị trường hẹp trong khu vực, tham gia vào chu kỳ kinh tế nhỏ của riêng mình, thay vì xây dựng thị trường quốc gia thống nhất và giúp phát triển quốc gia", ông Li chỉ trích.
(Theo Zing)
- Cùng chuyên mục
Công ty chứng khoán cấp tập tăng vốn
Khối chứng khoán đang hút hàng nghìn tỷ đồng thông qua các đợt chào bán cổ phiếu. Làn sóng này vẫn đang tiếp diễn, thêm nhiều công ty công bố triển khai phương án tăng vốn.
Tài chính - 22/11/2024 14:00
Tiềm lực của chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Thanh Bình 2
Chủ đầu tư dự án KCN Thanh Bình 2 là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thanh Bình. Tại thời điểm tháng 4/2024, Việt Phát I là cổ đông lớn nhất nắm 80% vốn công ty.
Tài chính - 22/11/2024 09:10
Ra mắt trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế là một trong những phân hệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo đầu tiên được cho ra mắt nằm trong dự án tổng thể ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công tác quản lý thuế
Tài chính - 22/11/2024 06:30
Toan tính mới của Haxaco cho dòng xe phổ thông giá rẻ
Haxaco đang có các kế hoạch lớn cho công ty con – PTM, doanh nghiệp chuyên phân phối dòng xe phổ thông giá rẻ MG. PTM đã được tăng vốn khủng từ 42 tỷ đồng lên 320 tỷ đồng trong vòng 1 năm và đang chuẩn bị niêm yết.
Tài chính - 21/11/2024 13:39
Bức tranh kinh doanh trái chiều tại 2 cảng lớn ở Bình Định
Trong khi Cảng Quy Nhơn đã "về đích" mục tiêu lợi nhuận năm 2024 chỉ sau 9 tháng, Cảng Thị Nại lại đang đối mặt với nhiều khó khăn khi lượng hàng hóa qua cảng giảm mạnh, phải điều chỉnh các chỉ tiêu kinh doanh.
Tài chính - 21/11/2024 06:30
Đánh thuế nước giải khát có đường: Thu ngân sách không tăng, doanh nghiệp “đã khó càng khó”
Quá trình phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nước giải khát đang chịu ảnh hưởng tiêu cực không chỉ từ các yếu tố về kinh tế xã hội mà còn từ các chính sách mới ban hành…
Tài chính - 21/11/2024 06:30
Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?
Hàng triệu cổ phiếu CTF đang được dùng làm tài sản đảm bảo, thế chấp các khoản vay tại ngân hàng. Tuy nhiên việc cổ phiếu giảm giá mạnh có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo.
Tài chính - 20/11/2024 16:24
Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4
2 lần tăng vốn gần nhất của CIENCO4 đều gắn với một doanh nghiệp liên quan trực tiếp tới nhà chủ CTCP Chứng khoán VNDirect, đó là CTCP Đầu tư và Dịch vụ Trustlink.
Tài chính - 20/11/2024 10:49
Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm
Sức ép tỷ giá vẫn là nhân tố quan trọng để lãi suất khó giảm thêm.
Ngân hàng - 20/11/2024 09:48
Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG
Việc thực hành ESG sẽ giúp các các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và lợi nhuận.
Ngân hàng - 20/11/2024 09:36
Eximbank 'bác' thông tin NHNN thanh tra cấp tín dụng
Eximbank khẳng định rằng không nhận được bất kỳ quyết định nào của NHNN về việc tiến hành thanh tra về các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng trong thời gian gần đây.
Tài chính - 20/11/2024 06:30
Chứng khoán liên tục điều chỉnh, dấu hiệu nào cho biết đáy?
Thị trường chứng khoán đã điều chỉnh liên tục nhiều phiên liên tiếp, VN-Index về gần mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản kém cùng khối ngoại tiếp tục bán ròng khiến thị trường kém hấp dẫn hơn.
Tài chính - 20/11/2024 06:30
Gặp khó ở nhiều dự án, PTSC Quảng Ngãi làm ăn ra sao?
Trong 9 tháng đầu năm 2024, CTCP Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC (PTSC Quảng Ngãi) ghi nhận hơn 1.184 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 22,7 tỷ đồng, tăng lần lượt 74,3% và 69,4% so với cùng kỳ 2023.
Tài chính - 20/11/2024 06:30
Thấy gì từ diễn biến bán ròng của khối ngoại?
Ông Chen Chia Ken, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Phú Hưng cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chưa thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vì thế khối ngoại liên tục rút vốn và thanh khoản thị trường giảm dần qua từng tháng.
Tài chính - 19/11/2024 14:22
Thủy điện Hủa Na chi hơn 235 tỷ chia cổ tức cho các cổ đông
CTCP Thủy điện Hủa Na (HoSE: HNA) vừa lên kế hoạch chi trả cổ tức năm 2023 cho các cổ đông của công ty, với tổng số tiền hơn 235 tỷ đồng.
Tài chính - 19/11/2024 11:22
InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý
Vừa qua, Công ty Cổ phần InvestingPro đã ký kết hợp tác với Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Vietcombank (VCBF). Theo thoả thuận đã ký kết, InvestingPro sẽ chính thức trở thành đại lý phân phân phối chứng chỉ quỹ mở do VCBF quản lý.
Chứng khoán - 19/11/2024 10:29
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 6 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 3 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago