Cuộc đua 'song mã' thâu tóm cổ phần Vinamilk

Sự lộn xộn trong câu chuyện thâu tóm cổ phần Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk - mã VNM) có khả năng đến từ sự miễn cưỡng của SCIC khi phải thoái vốn khỏi VNM và vẫn cố nắm giữ quyền phủ quyết, điều này thể hiện qua việc SCIC vẫn đang nắm 36% cổ phần doanh nghiệp này.
HUY NGỌC
23, Tháng 11, 2017 | 07:28

Sự lộn xộn trong câu chuyện thâu tóm cổ phần Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk - mã VNM) có khả năng đến từ sự miễn cưỡng của SCIC khi phải thoái vốn khỏi VNM và vẫn cố nắm giữ quyền phủ quyết, điều này thể hiện qua việc SCIC vẫn đang nắm 36% cổ phần doanh nghiệp này.

Cuộc đua thâu tóm cổ phần Vinamilk, Công ty niêm yết lớn nhất Việt Nam, có vẻ như là cuộc đua song mã giữa Jardine Matheson và tập đoàn niêm yết của Singapore là Fraser and Neave (F&N).

Được biết, Jardine Matheson đã chi đến hơn 1,15 tỷ USD để mua 10% cổ phần VNM trong vài tuần nay. Trước đó, Jardine Cycle & Carriage (JC&C), Công ty con của Tập đoàn có trụ sở tại HongKong, đã mua 5,53% cổ phần VNM với tổng mức giá lên đến 616,6 triệu USD. Giao dịch này bao gồm 3,33% cổ phần mua từ đợt chào bán đấu giá cổ phần của SCIC - cổ đông lớn nhất của VNM. JC&C sau đó đã mua thêm cổ phần qua các giao dịch thỏa thuận qua sàn chứng khoán để đạt tỷ lệ sở hữu lên đến 10%.

F&N hiện vẫn đang là cổ đông nước ngoài lớn nhất tại VNM với tỷ lệ sở hữu lên đến 18,7%. Công ty nước giải khát này với ông chủ người Thái Charoen Sirivadhanabhakdi lần đầu mua cổ phần VNM vào năm 2015 và mua thêm 5,4% cổ phần vào tháng 12 năm ngoái từ cổ đông nước ngoài. Sau 12 năm hiện diện như là một cổ đông lớn trong một công ty sữa trị giá đến 11,7 tỷ USD, F&N có vẻ như muốn mua đến 51% vốn VNM, nguồn tin được tiết lộ theo ông Kevin Snowball, CEO của PXP Vietnam Asset Management.

Tuy vậy, dựa vào các giao dịch mua cổ phiếu tích cực của JC&C, ông cho rằng, nếu F&N thực sự muốn gia tăng thị phần tại VNM, họ phải nhìn nhận thực tế về mức giá, vật cản khiến họ không thể mua thêm cổ phần VNM trong thời gian qua và cần sớm có hành động". Ông dự đoán JC&C sẽ tiếp tục rót vốn mua cổ phần VNM cho đến khi đạt trên 20% quyền sở hữu. 

Sự lộn xộn trong câu chuyện này có khả năng đến từ sự miễn cưỡng của SCIC khi phải thoái vốn khỏi VNM và vẫn cố nắm giữ quyền phủ quyết, điều này thể hiện qua việc SCIC vẫn đang nắm 36% cổ phần VNM. Bất chấp việc Việt Nam đã lên kế hoạch thoái vốn tại hơn 400 công ty nhà nước cho đến năm 2020, SCIC không dễ dàng gì sớm từ bỏ VNM.

"Mục tiêu nắm 51% VNM mà không thông qua mua cổ phần từ Chính phủ của F&N ngày càng trở nên xa vời một khi JC&C mua thêm 5% cổ phần Sữa Việt Nam. Tôi không nghĩ câu chuyện này đã đến hồi kết". Snowball nói. Thay vì chỉ giới hạn trong kinh doanh ô tô, JC&C có thể trở thành phương tiện đầu tư của Jardine Matheson tại Việt Nam. Công ty này cũng nắm cổ phần tại Công ty CP Cơ điện lạnh (mã REE) và Trường Hải Auto.

"Sự quan tâm của chúng tôi đến Vinamilk phù hợp với chiến lược đầu tư của tập đoàn JC&C với các công ty dẫn đầu thị trường ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là tăng cường sự hiện diện của JC&C đối với nền kinh tế Việt Nam". JC&C cũng cân nhắc sẽ xem xét các khoản đầu tư tiếp theo.

Được biết, HOSE vừa công bố thông tin về việc Platinum Victory, đơn vị do Jardine Cycle & Carriage sở hữu 100% vốn, đã mua vào thành công hơn 51,3 triệu cổ phiếu VNM và qua đó nâng tổng số cổ phần sở hữu lên hơn 120 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 8,7%.  Ngày thực hiện giao dịch là 21/11/2017. 

Được biết, Việt Nam đang tổ chức roadshow ở nước ngoài để tìm kiếm nhà đầu tư quốc tế mua cổ phần Sabeco, một câu chuyện tư nhân hóa khác. Kể từ khi niêm yết vào tháng 12/2016, giá cổ phiếu Sabeco đã tăng gấp 3 lần và có mức giá đắt nhất trên thị trường.

PXP Vietnam cho rằng. VNM còn rẻ hơn nhiều so với Sabeco. VinaCapital, một trong những nhà quản lý quỹ lớn của Việt Nam, cũng khẳng định rằng đà tăng cổ phiếu của Sabeco là không hợp lý. Trong nỗ lực cổ phần hoá các công ty lớn do nhà nước kiểm soát, Việt Nam sẽ chứng kiến một loạt các vụ bán vốn nhà nước khác, đây là những cơ hội tiềm năng tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Để làm cho những khoản thoái vốn này trở nên đầy hứa hẹn với những nhà người mua để ý đên giá cả, Việt Nam có thể rút ngắn thời gian giữa IPO và niêm yết, cũng như loại bỏ rào cản yêu cầu những nhà đầu tư phải đặt 10% tiền gửi bằng đồng nội tệ.

(Theo DealStreetAsia)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ