Cuộc chiến khí đốt khốc liệt tại châu Âu
Châu Âu đang cùng lúc đối mặt với nhiều mặt trận cạnh tranh khí đốt gay gắt. Những tháng đầu năm 2021, thị trường khí đốt châu Âu đột nhiên có nhiều biến động, đặc biệt với các dự án lớn như Dòng chảy phương Nam, dự án đông Địa Trung Hải, hay những dự án đường ống dẫn dầu mới vùng Balkan...
Với 75% nhu cầu khí đốt phải nhập khẩu, Liên minh châu Âu (EU) thực sự là một thị trường béo bở, bài viết trên RFI nhấn mạnh.
Số liệu thống kê của hãng dầu khí BP cho thấy năm 2019, EU khi ấy vẫn còn 28 nước thành viên, mua đến hơn 416 tỷ m3 khí đốt thông qua các đường ống dẫn khí, trong đó phần lớn là đến từ Nga, hơn 170,7 tỷ m3 (tức chiếm đến 40%), tiếp đến Na Uy (18%), Algeri (11%) và Qatar (4%).
Căng thẳng dự án Nord Stream II

Dự án North Stream II là đường ống dẫn khí nối Nga với Tây Âu. Đồ họa của Euro News
Nhiều mặt trận tranh giành quyền cung cấp và trung chuyển khí đốt đang diễn ra gay gắt. Ở phía bắc, dự án Dòng chảy phương Nam II (Nord Stream II) là gây tranh cãi từ nhiều năm qua. Công trình đường ống dẫn khí dài 1.200km, lớn nhất tại châu Âu, xuyên biển Baltic, nối liền Nga với EU là tâm điểm bất hòa giữa Mỹ và Đức. Nội bộ châu Âu cũng vì thế bị chia rẽ.
Nếu như đối với Đức, dự án này mang tính sống còn cho quá trình chuyển đổi năng lượng khi quyết định từ bỏ hạt nhân sau thảm họa Fukushima năm 2011, thì Hoa Kỳ cùng với nhiều nước như Ba Lan và cả Ukraina (không phải thành viên của Liên Âu) tố cáo Nord Stream II là một 'công cụ chính trị, gây ảnh hưởng' của Nga.
Chính quyền Washington còn mạnh tay hơn khi ban hành các biện pháp trừng phạt nhắm vào các thực thể tham gia dự án.
Nhà địa kinh tế học về năng lượng, ông Laurent Horvath, chủ bút trang mạng 2000Watts.org, khi trả lời đài truyền hình Thụy Sĩ RTS cho rằng ẩn sau mục tiêu chính trị còn là một vấn đề kinh tế.
Theo ông Horvath, trong thế giới dầu khí hay năng lượng có nguyên tắc 'Thân ai nấy lo'. Nghĩa là mỗi nước phải tự bảo vệ lấy các quyền lợi của chính mình. Vậy nước Mỹ muốn gì? Điểm thứ nhất mang tính chiến lược, Washington muốn nắm giữ châu Âu. Thứ hai, trên cấp độ thế giới, đó là một thị trường cạnh tranh ác liệt khi giá bán ra ở mỗi nơi đều khác nhau.
Tại Mỹ giá bán khí đốt là 3 francs Thụy Sĩ/m3, trong khi tại châu Âu giá bán khí đốt là 5 francs/m3, còn ở châu Á giá bán lên tới 7 francs/m3.. Vì vậy, Hoa Kỳ được lợi nhiều khi bán khí đốt cho châu Âu hay châu Á, và đây là một nguồn thu bổ sung đối với họ. Chưa kể tại Mỹ, giá khí đốt rất rẻ, nếu họ xuất khẩu được một phần khí ga, họ có thể tăng giá ở trong nước.
Không chỉ có Mỹ, tại châu Âu, nhiều nước vùng Baltic như Ba Lan và Ukraina cũng kịch liệt phản đối dự án này do lo ngại nguy cơ bị tước mất nguồn thu tài chính quan trọng, có được từ quyền trung chuyển và cung cấp khí đốt cho những nước khác. Đối với những nước này, Nord Stream II chỉ có lợi cho nước Đức.
Laurent Horvath lưu ý, Hoa Kỳ giờ đang trở thành quốc gia xuất khẩu khí đốt hàng đầu nhờ vào khai thác khí đá phiến. Thế nhưng, theo số liệu thống kê của BP, năm 2019, trong tổng số 106,9 tỷ m3 khí ga hóa lỏng (GNL) nhập khẩu vào châu Âu, Hoa Kỳ chỉ đứng hàng thứ ba (17,1 tỷ m3), sau cả Qatar (29,7 tỷ) và Nga (20,5 tỷ). Thị trường chính cho Mỹ tại châu Âu là Tây Ban Nha, Pháp và Anh.
Thế nên, những gì Washington đang làm hiện nay đối với Berlin là nhằm tìm cách xuất khẩu khí đá phiến sang châu Âu. Đây còn là một cuộc chiến giá cả giữa khí ga hóa lỏng (GNL) của Mỹ và khí đốt bán từ Nga. Trong cuộc cạnh tranh này, bất lợi nghiêng về phía Mỹ.
Trong khi đó, Đức là quốc gia tiêu thụ nhiều khí đốt nhất tại châu Âu. Các số liệu thống kê của BP đưa ra cho thấy, năm 2019, Đức tiêu thụ đến 109,6 tỷ m3 và hơn một nửa trong số này là đến từ Nga. Do vậy, theo quan điểm của ông Laurent Horvath, Berlin khó có thể bỏ dự án Nord Stream II.

Một hệ thống dẫn khí đốt của Nga. Ảnh GreekReporter
Vẫn theo ông Horvath, hiện có hai đường ống dẫn khí. Đường thứ nhất Nord Stream I thì đã hoạt động từ lâu. Dự án thứ hai này được hình thành sau thảm họa hạt nhân Fukushima.
Vào thời điểm đó, nước Đức bắt đầu suy nghĩ đến tương lai năng lượng đất nước như than đá và hạt nhân. Nhưng không chỉ có vậy, toàn bộ ngành công nghiệp nước Đức rất cần đến khí đốt để sưởi đông, để sản xuất xe ô tô, rồi ngành hóa dầu nữa.
BASF là một trong những nhà đầu tư lớn nhất trong dự án này để có thể tiếp nhận nguồn nguyên nhiên liệu rẻ tiền nhằm chế tạo ra nhiều sản phẩm như nhựa, phân bón…
Liệu rằng cuộc chiến Dòng chảy phương Nam II một ngày nào đó có sẽ kết thúc, trong khi mà dự án đã hoàn tất đến 95% giờ phải tạm ngưng?
Giới quan sát cho rằng câu trả lời giờ đang nằm ở phía Đức. Mọi cặp mắt giờ đều đổ dồn vào cuộc bầu cử lập pháp sắp tới. Bước đi nào cho Nord Stream II, đây sẽ là một bài toán hóc búa cho chính quyền Berlin tương lai.
Sự xuất hiện của Thổ Nhĩ Kỳ

Hệ thống đường ống dẫn khí TANAP của Thổ Nhĩ Kỳ được xây dựng để cạnh tranh với các đường ống dẫn khí khác do châu Âu lắp đặt. Đồ họa của Vestnikkavkaza
Trong khi đó, sự trỗi dậy của Thổ Nhĩ Kỳ cũng làm nảy sinh nhiều xung đột giữa nước này với các thành viên châu Âu trong khu vực.
Do nhu cầu khí đốt cao, châu Âu là khu vực có mạng lưới đường ống dẫn khí khá dầy đặc. Thổ Nhĩ Kỳ những năm gần đây cũng cho xây lắp nhiều đường ống dẫn khí trung chuyển qua nước này như hệ thống ống dẫn TANAP xuyên Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm cạnh tranh với các đường ống dẫn khí do châu Âu lắp đặt.
Mới đây nhất là hệ thống ống dẫn Turkish Stream nối dài với vùng Balkan để vận chuyển khí đốt từ Nga đến vùng này và các nước Trung Âu. Đường ống này được khánh thành rầm rộ trước sự chứng kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, ông Recep Tayyip Erdogan.
Với những đường ống dẫn khí mới này, vị thế địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng được củng cố đến mức nước này có thể khóa vòi cung cấp khí đốt cho châu Âu khi họ muốn. Chủ biên trang mạng 2000watts.org cho rằng đó là do những tính toán chiến lược sai lầm từ Liên minh châu Âu.
"Đây là điều không thể nào tin nổi", ông Horvath bình luận.
Đối với Liên minh châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ nằm đâu đó ở một góc bên phải phía dưới tấm bản đồ. Nhưng trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ có một vị trí chiến lược quan trọng. Nước này trở thành điểm trung chuyển khí đốt cho châu Âu, ông Horvath nói.
Nhưng người ta cũng có thể nói chính châu Âu đã tự bắn vào chân mình. Bởi vì vài năm trước đó, Nga vì muốn tránh Ukraine đã đề nghị dẫn khí đi qua những nước phía nam Ukraine nhưng châu Âu đã nói 'không'. Thế nên, ông Putin đã nói: "Được thôi, những gì chúng ta có thể làm là nối ống dẫn khí từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, rồi châu Âu tự xoay sở ráp nối với Thổ Nhĩ Kỳ".
"Như vậy, để có được nguồn khí đốt, EU cần phải được sư cho phép của ông Erdogan. Đây chính là những gì mà người ta gọi là hiệu ứng kép, giải quyết một lần cùng lúc hai vấn đề", ông Horvath bình luận.
Không chỉ thế, bất chấp các phản đối từ châu Âu và việc vi phạm ranh giới lãnh hải, Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt mùa hè 2020, đã tiến hành một chiến dịch thăm dò dầu khí ngoài khơi biển Egée. Khu vực này cũng là nơi đang có những tranh chấp lãnh hải hay chia sẻ giếng dầu được phát hiện gần đây tại phía Đông Địa Trung Hải giữa 6 nước Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Chypre, Liban, Israel và Ai Cập.

Đụng độ đã xảy ra giữa các tàu chiến của Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh eg24news
Các cuộc va chạm giữa tầu chiến Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt mùa hè 2020 làm dấy lên nỗi lo điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra. Tranh chấp còn mở rộng khi Tổng thống Erdogan can dự quân sự vào Libya. Tổng thống Erdogan đã có được quyền khai thác dầu khí ngoài khơi Libya khi đề nghị hậu thuẫn chính quyền Tripoli.
Để chống lại mầm mống bành trướng của Thổ Nhĩ Kỳ, một liên minh dầu khí mới được hình thành gồm Cộng hòa Chypre, Hy Lạp và Israel và khởi động một dự án đường ống dẫn khí dài 2.000 km có tên gọi là 'East Med' (Đông Địa Trung Hải). Liệu việc Ankara trở thành tâm điểm trên bàn cờ khí đốt cũng như việc Thổ Nhĩ Kỳ cho thăm dò dầu khí trong khu vực Đông Địa Trung Hải có làm nhen nhúm lên những rủi ro xung đột hay không?
Ông Laurent Horvath nhận định về điều này như sau: "Quý vị muốn có khí đốt phải không?", ông Erdogan hỏi và đưa ra danh sách các điều kiện cho những nước đó. Trên thực tế, khi nước nào càng bị lệ thuộc vào khí đốt bao nhiêu, thì nước đó càng phải chấp nhận các điều kiện đặt ra bấy nhiêu. Nhưng nếu ai đó không bị lệ thuộc thì họ sẽ nói không. Ông Erdogan có tất cả các lá bài trong tay, bởi vì toàn bộ vùng Nam Âu phụ thuộc hoàn toàn vào khí đốt".
Cuộc đua giành quyền phân phối khí đốt
Thế mạnh này của Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng được củng cố khi một hành lang đường ống dẫn khí mới đang được phát triển, đi từ vùng biển Caspi như các nước Turmekistan, Azerbaijan, những tác nhân khai thác khí ga mới. Và trong dự án này, Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa lại trở thành một điểm trung chuyển. Mạng lưới ống dẫn khí tại châu Âu vì thế càng thêm dầy đặc.

Dự án đường ống Balkan Stream càng làm căng thẳng cuộc chiến khí đốt ở châu Âu. Đồ họa của Ria Novosti
Và cuộc cạnh tranh giành thị phần khí đốt còn sôi động hơn, khi cùng ngày Nga – Thổ Nhĩ Kỳ khánh thành đường ống Balkan Stream, ngày 01/01/2021, một tầu hàng chở khí hóa lỏng GNL của Mỹ cập cảng Krk của Croatia. Nguồn khí này không chỉ dành cho Croatia mà còn cung cấp cho cả Hungary, Ukraina và nhiều nước khác.
Với sự xuất hiện của nhiều tác nhân mới, thế độc quyền cung cấp khí đốt cho châu Âu của nước Nga ít nhiều bị lung lay. Khí đốt của Nga giờ bị cạnh tranh bởi Mỹ cũng như là Azerbaijan, những nước đang gậm nhấm dần các thị trường mà Nga có được từ lâu. Nord Stream 2 và Turkish Stream, hai dự án chiến lược của Nga cả trên bình diện chính trị lẫn kinh tế được cho như là cơ may cuối cùng để Nga củng cố vị trí của mình tại châu Âu.
Nhật báo Jutarnji List của Croatia, trong một bài viết được tờ Courrier International trích dịch lại khẳng định rằng năm 2021 sẽ mang đậm dấu ấn của 'cuộc chiến khí đốt' giữa những nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường châu Âu.
Một số nhà quan sát cho rằng Gazpromp rất có thể sẽ phải hạ giá nhằm lôi kéo các khách hàng khí hóa lỏng của Mỹ, vốn dĩ đắt hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế hiện nay, Nga có thể cầm cự được bao lâu với mức giá đó?
Có một điều chắc chắn là năng lượng gió và mặt trời còn lâu mới thay thế được than đá, dầu hỏa và khí đốt, ít nhất ở châu Âu, bài viết trên RFI nhấn mạnh.
- Cùng chuyên mục
Nhiều không gian, dư địa phát triển cho Lâm Đồng sau hợp nhất
Sau hợp nhất, tỉnh Lâm Đồng sẽ là địa phương có rừng, có biển, có cửa khẩu, cảng hàng không, với diện tích lớn nhất nước. Không gian, dư địa cho phát triển cho địa phương này là rất lớn.
Thị trường - 07/05/2025 15:52
Hoa Kỳ, Trung Quốc bắt đầu các cuộc đàm phán phá băng thương mại vào thứ Bảy tới tại Geneva
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent và nhà đàm phán thương mại chính Jamieson Greer sẽ gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong tại Thụy Sĩ vào cuối tuần này để bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại.
Thị trường - 07/05/2025 14:55
Thương vụ M&A ở mức thấp nhất trong 20 năm sau 'Ngày giải phóng' của ông Trump
Các chủ ngân hàng và giám đốc điều hành đã dừng các vụ sáp nhập và mua lại (M&A) sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát động một cuộc chiến thương mại toàn cầu vào ngày 2 tháng 4.
Thị trường - 07/05/2025 06:58
Các quan chức cấp cao của Mỹ sắp gặp gỡ đối tác Trung Quốc bàn về thương mại
Các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ sẽ gặp một phái đoàn cấp cao của Trung Quốc vào cuối tuần này tại Thụy Sĩ trong cuộc đàm phán lớn đầu tiên giữa hai quốc gia kể từ khi Tổng thống Donald Trump châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại bằng mức thuế nhập khẩu cứng rắn.
Thị trường - 07/05/2025 06:30
Đối mặt với thuế quan và bất ổn, các công ty Canada tìm kiếm thị trường mới ngoài Hoa Kỳ
Cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang làm đảo lộn nhiều thập kỷ quan hệ thương mại chặt chẽ giữa hai nước láng giềng Bắc Mỹ và thúc đẩy nhiều công ty sản xuất của Canada phải xem xét lại các chiến lược kinh doanh dài hạn.
Thị trường - 06/05/2025 18:21
Các nhà sản xuất Trung Quốc đổ xô đến Nevada, Texas giữa áp lực thuế quan Hoa Kỳ
Một sự thay đổi đáng chú ý đang diễn ra trong ngành sản xuất toàn cầu khi ngày càng nhiều công ty Trung Quốc chuyển hoạt động sang Hoa Kỳ.
Thị trường - 06/05/2025 17:47
Bứt tốc kinh doanh với gói vay ưu đãi lãi suất dưới 4%/năm của PVcomBank
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai gói vay ưu đãi hỗ trợ các khách hàng cá nhân là hộ kinh doanh, tiểu thương tiếp cận nguồn vốn với mức lãi suất hấp dẫn chỉ từ 3,99%/năm.
Doanh nghiệp - 06/05/2025 16:40
VPBank lập kỷ lục thu xếp khoản vay quốc tế lớn nhất
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố thực hiện thành công thương vụ vay hợp vốn quốc tế với giá trị ban đầu 1 tỷ USD, có kèm tùy chọn mở rộng giá trị khoản vay tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng vốn của VPBank.
Doanh nghiệp - 06/05/2025 16:40
Chuyến đi Mùa nắng Pác Miầu 2025 - viết tiếp hành trình 'Cùng em khôn lớn'
Mới đây, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt tổ chức chuyến đi "Mùa nắng Pác Miầu" thăm các em học sinh tại các điểm trường mầm non đang được bảo trợ bữa ăn bán trú của dự án "Cùng em khôn lớn" tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
Doanh nghiệp - 06/05/2025 10:42
Ford Motor cảnh báo thiệt hại 1,5 tỷ USD vì thuế quan Trump
Ford Motor đã dừng công bố hướng dẫn hàng năm do sự không chắc chắn xung quanh thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, và cho biết các khoản thuế sẽ khiến công ty mất khoảng 1,5 tỷ USD thu nhập.
Thị trường - 06/05/2025 09:18
Các nhà chiến lược vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế Trung Quốc
Khi các thị trường tài chính đặt hy vọng vào việc hạ nhiệt cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, một số chuyên gia cảnh báo rằng tiến triển có ý nghĩa trong việc đạt được thỏa thuận giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn còn khá xa vời.
Thị trường - 06/05/2025 08:58
Vinamilk hòa cùng niềm vui của ngày hội Thống nhất Non sông
Chuỗi hoạt động mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với các sự kiện chính diễn ra trong hai ngày 29 và 30 tháng 4, thu hút hàng trăm ngàn người náo nức tham gia. Vinamilk đã đồng hành cùng các khoảnh khắc hân hoan mừng đại lễ tại TP.HCM, tiếp thêm dinh dưỡng cho các lực lượng và người dân.
Doanh nghiệp - 05/05/2025 16:13
Văn Phú – Invest ủng hộ 720 triệu đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hành động vì cộng đồng và triết lý phát triển bền vững
Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước, Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest đã đóng góp 720 triệu đồng vào Quỹ “Vì người nghèo” huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh để xây dựng 8 căn nhà kiên cố cho các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Không chỉ là một hoạt động thiện nguyện, sự đóng góp này còn thể hiện rõ nét triết lý phát triển Bất động sản "Vị Nhân Sinh" mà Văn Phú – Invest theo đuổi.
Doanh nghiệp - 05/05/2025 16:12
Ưu đãi đặc quyền chào đón cao điểm nghỉ hè 2025 tại Ruby Tree Golf Villas
Quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas (Đồ Sơn, Hải Phòng) công bố chương trình ưu đãi đặc quyền cho du khách đặt phòng đến hết tháng 5/2025.
Doanh nghiệp - 05/05/2025 16:11
Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập, khẳng định niềm tin đối với thị trường Việt Nam
Nestlé vừa tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam. Nhân dịp này, Nestlé công bố tăng vốn hoạt động tại Việt Nam với khoản đầu tư lên gần 1.900 tỷ đồng vào việc mở rộng nhà máy Nestlé Trị An tại tỉnh Đồng Nai. Đây không chỉ là một trong những nhà máy chế biến cà phê hiện đại nhất của tập đoàn Nestlé, mà còn là nơi tạo ra giá trị gia tăng cho nông sản Việt, đưa hạt cà phê Việt Nam lên bản đồ cà phê thế giới.
Doanh nghiệp - 05/05/2025 16:08
Ngành sản xuất Việt Nam bi quan về thuế quan Trump
Chính sách thuế quan mới của Mỹ đã khiến ngành sản xuất của Việt Nam suy giảm trở lại trong tháng 4 sau khi đã chỉ báo tăng trưởng lần đầu trong bốn tháng trong tháng 3.
Thị trường - 05/05/2025 12:04
- Đọc nhiều
-
1
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
2
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
3
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
4
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
-
5
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago