'Cung cầu là yếu tố quyết định giá cả thị trường thịt lợn'

Nhàđầutư
Theo ông Kiều Đình Thép, Phó tổng giám đốc Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam, cung cầu là yếu tố quyết định giá cả thị trường lợn hơi hiện nay. Hiện tại, giá lợn hơi đang có chiều hướng tăng cũng là phản ánh hiện tượng bình thường của thị trường sau một thời gian dài giảm giá do cung vượt cầu.
PHƯƠNG LINH
27, Tháng 11, 2019 | 15:37

Nhàđầutư
Theo ông Kiều Đình Thép, Phó tổng giám đốc Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam, cung cầu là yếu tố quyết định giá cả thị trường lợn hơi hiện nay. Hiện tại, giá lợn hơi đang có chiều hướng tăng cũng là phản ánh hiện tượng bình thường của thị trường sau một thời gian dài giảm giá do cung vượt cầu.

Bộ Công Thương vừa phát đi báo cáo bình ổn thị trường thịt lợn. Theo đó, từ tháng 6/2019, giá mặt hàng thịt lợn có xu hướng tăng dần, tăng mạnh nhất từ cuối tháng 10 đến nay (tăng khoảng 25-30% so với tháng 9) và hiện đang ở mức khá cao.

Bộ này cho rằng, việc tăng giá thịt lợn là do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi lây nhiễm vào Việt Nam từ đầu năm 2019 và đến cuối tháng 6 đã lan rộng, bùng phát trên phạm vi toàn quốc, số lượng lợn mắc bệnh và tiêu hủy lớn cùng với việc không thể tái đàn ở các vùng dịch trong những tháng tiếp theo do dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam chưa được khống chế, chưa có vaccine chống dịch đã tác động lớn đến nguồn cung thịt lợn cho thị trường trong nước.

77082674_1330722420458171_3165591261671325696_n

Ông Kiều Đình Thép, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Trang

Bên cạnh đó, việc kiểm dịch thú y, kiểm soát dịch bệnh hạn chế lưu chuyển lợn thịt và thịt lợn giữa các địa phương để tránh lây lan dịch bệnh đã gây mất cân đối cung cầu cục bộ tại một số địa phương, đẩy giá thịt lợn tăng cục bộ ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.

Ngoài ra, trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng, nguồn cung giống cũng giảm nên việc chăn nuôi lợn đòi hỏi chi phí rất cao cho cả giống, các biện pháp phòng dịch cho chuồng trại, chi phí kiểm dịch thú y... cũng làm gia tăng chi phí sản xuất, kinh doanh thịt lợn.

Bộ Công Thương cho biết, qua làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2 Bộ đã thống nhất sơ bộ số liệu cân đối cung cầu mặt hàng thịt lợn các tháng cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Dự báo nguồn cung thịt lợn các tháng cuối năm thiếu khoảng 200.000 tấn, tương đương mỗi tháng sẽ thiếu 70.000 tấn thịt hơi (tính cho 3 tháng gần Tết là tháng 11, 12, và tháng 1).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo tổng lượng thịt các loại trong năm 2019, ước đạt 5,14 triệu tấn, giảm 4,1% . Tuy nhiên, thịt lợn là mặt hàng thực phẩm thiết yếu và chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 70%) trong cơ cấu tiêu dùng thực phẩm, sản lượng thịt lợn giảm 380.000 tấn, tương đương từ 9-10% so với năm 2018 cũng ảnh hưởng lớn đến thị trường thực phẩm trong nước.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện có 24 quốc gia được nhập khẩu thịt lợn chính ngạch vào Việt Nam gồm: Argentina, Úc, Bỉ, Áo, Brazil, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hungari, Ấn Độ, Ireland, Litva, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Newzeland, Ba Lan, Tây Ban Nha, Mỹ, Nga, Mexico. 

Theo ông Kiều Đình Thép, Phó tổng giám đốc Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam, cung cầu là yếu tố quyết định giá cả thị trường lợn hơi hiện nay. Hiện tại, giá lợn hơi đang có chiều hướng tăng cũng là phản ánh hiện tượng bình thường của thị trường sau một thời gian dài giảm giá do cung vượt cầu.

Ông Thép cho biết, để ứng phó với việc giá cả tăng cao và thiếu nguồn cung thịt lợn trong thời gian tới, C.P hiện đang tổ chức chăn nuôi đồng đều theo tuần, nên hàng tuần, tháng số lượng heo được bán trên thị trường luôn ổn định. Hiện nay, nguồn cung tăng khoảng 10% đầu con so với cùng kỳ năm ngoái. C.P Việt Nam đang cung cấp cho thị trường khoảng 16.000-17.000 con/ngày, giá 68.000 đồng/kg, trong khi ngoài thị trường giá trên 70.000 đồng/kg.

Bên cạnh đó, C.P hợp tác chăn nuôi lợn với người dân theo nhiều quy mô khác nhau tùy thuộc vào đất đai và khả năng đầu tư của người dân, trên địa bàn cả nước và theo nguyên tắc xa khu dân cư, xa các trại chăn nuôi khác, ở những khu vực có khả năng cách ly và an toàn dịch bệnh tốt. C.P đang bảo vệ đàn heo giống sạch bệnh và sẵn sàng cung ứng cho người chăn nuôi tái đàn sau khi dịch bệnh ổn định.

"Các bộ ngành cần quyết liệt và thường xuyên trong kiểm soát lợn xuất khẩu sang Trung Quốc. Ngành nên khuyến cáo người chăn nuôi nên kéo dài thời gian nuôi, đây là giải pháp tăng sản lượng thịt nhanh nhất. Trước đây, lợn nuôi 25-26 tuần thì xuất bán, nếu nuôi trên 30 tuần sẽ tăng 20-30% sản lượng thịt. Đây là giải pháp vừa có lãi cho người chăn nuôi, vừa tăng nguồn cung, cần chú trọng làm tốt công tác tái đàn lợn có kiểm soát", ông Thép kiến nghị.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ