CPI bình quân 9 tháng đầu năm tăng 2,5%, mức thấp nhất trong 3 năm qua

Nhàđầutư
Bình quân 9 tháng năm 2019, CPI tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2018, đây là mức tăng bình quân 9 tháng năm thấp nhất trong 3 năm gần đây.
HẢI ĐĂNG
28, Tháng 09, 2019 | 13:26

Nhàđầutư
Bình quân 9 tháng năm 2019, CPI tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2018, đây là mức tăng bình quân 9 tháng năm thấp nhất trong 3 năm gần đây.

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, CPI tháng 9 tăng 0,32% so với tháng trước, trong đó giá dịch vụ giáo dục tăng cao nhất do các địa phương thực hiện lộ trình tăng học phí cho năm học mới; giá thịt lợn tăng do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi và giá gạo, giá thực phẩm tươi sống tăng ở một số địa phương bị mưa lũ.

Tính chung quý III/2019, CPI tăng 0,48% so với quý trước và tăng 2,23% so với cùng kỳ năm 2018; bình quân 9 tháng năm 2019 tăng 2,5% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.

Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2019 tăng 1,91% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.

CPI thang 9

CPI bình quân 9 tháng đầu năm tăng 2,5%, mức tăng thấp nhất trong 3 năm qua. Ảnh minh họa

Cũng theo Tổng cục Thống kê, so với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 8 nhóm hàng tăng giá: Nhóm giáo dục tăng 3,15%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,56%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,25%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,13%; Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,12%; May mặc, mũ nón và giầy dép tăng 0,09%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,06%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,06%; Nhóm Bưu chính viễn thông không đổi.

Có 2 nhóm giảm giá, cụ thể nhóm Giao thông giảm 1,24%; Nhóm Thuốc và dịch vụ y tế giảm 0,01%.

Lý giải các nguyên nhân làm tăng CPI trong 9 tháng năm 2019 tăng, theo lãnh đạo Tổng cục Thống kê là do nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán tăng cao vào hai tháng đầu năm làm cho giá một số mặt hàng tiêu dùng thuộc nhóm thực phẩm, dịch vụ ăn uống, đồ uống, dịch vụ giao thông công cộng, dịch vụ du lịch tăng, bình quân 9 tháng đầu năm 2019 so cùng kỳ năm trước.

Giá thực phẩm tăng 4,21%; trong đó, riêng giá thịt lợn tăng 8,04% làm cho CPI chung tăng khoảng 0,34% so với cùng kỳ năm trước. Giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá tăng khoảng 1,92% và các loại quần áo may sẵn tăng 1,75%; giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 3,17%; giá du lịch trọn gói tăng 3,16%.

Cùng với đó là giá điện sinh hoạt điều chỉnh tăng từ ngày 20/3/2019 theo Quyết định số 648/QĐBCT ngày 20/3/2019 của Bộ Công Thương cùng với nhu cầu tiêu dùng điện tăng vào dịp Tết và thời tiết nắng nóng trong quý II/2019 và quý III/2019 làm cho giá điện sinh hoạt 9 tháng năm 2019 tăng 7,69% so với cùng kỳ năm trước góp phần làm CPI chung tăng 0,18%.

Bên cạnh đó là giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng và theo đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế tăng 3,36% so với cùng kỳ năm trước góp phần tăng CPI chung 0,13%.

Một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2019-2020 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ. Theo đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục tăng 6,73% so với cùng kỳ năm trước góp phần tăng CPI chung 0,35%.

Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 2,12% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu xây dựng cùng với chi phí đầu vào tăng nên giá một số mặt hàng vật liệu xây dựng như: sắt, thép, xi măng và giá nhân công xây dựng tăng theo. Từ tháng 4/2019, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tăng giá sách giáo khoa năm học 2019 - 2020 làm cho chỉ số giá nhóm văn phòng phẩm tăng 3,53% so với cùng kỳ năm trước.

Giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới có xu hướng tăng trở lại như giá nhiên liệu, chất đốt, sắt thép,… nên 9 tháng đầu năm 2019 chỉ số giá nhập khẩu so cùng kỳ tăng 0,77%, chỉ số giá xuất khẩu tăng 2,69%; chỉ số giá sản xuất công nghiệp tăng.

Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân kiềm chế CPI 9 tháng đầu năm 2019 là: trong 9 tháng năm 2019, giá xăng dầu được điều chỉnh 18 đợt, trong đó tăng 6 đợt, giảm 8 đợt và giữ ổn định 4 đợt, bình quân 9 tháng đầu năm giá xăng dầu giảm 3,46% so với cùng kỳ năm 2018, góp phần giảm CPI chung 0,14%.

Giá gas từ tháng 6/2019 đến nay liên tục giảm nên bình quân 9 tháng đầu năm 2019 giá gas giảm 5,97% so cùng kỳ năm trước.

Mặc dù không nằm trong rổ tính CPI, Tổng cục Thống kê cho biết, giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới. Giá vàng tăng do cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung và căng thẳng địa chính trị ở khu vực Trung Đông.

Chỉ số giá vàng tháng 9/2019 tăng 3,25% so với tháng trước; tăng 18,05% so với tháng 12/2018; tăng 19,83% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá USD tháng 9/2019 giảm 0,11% so với tháng trước; giảm 0,49% so với tháng 12/2018 và giảm 0,39% so với cùng kỳ năm 2018.

Chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quý III/2019 giảm 1,02% so với quý trước và giảm 1,16% so với cùng kỳ năm trước, tương tự chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp tăng 0,06% và tăng 1%; chỉ số giá sản xuất dịch vụ tăng 1,25% và tăng 2,9%.

Tính chung 9 tháng năm 2019, chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,12% so với cùng kỳ năm 2018, chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp tăng 1,49% , chỉ số giá sản xuất dịch vụ tăng 3,07%.

Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá quý III năm nay giảm 0,2% so với quý trước và tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước; tương tự, chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá tăng 0,01% và tăng 0,39%. Tỷ giá thương mại hàng hóa quý III/2019 giảm 0,21% so với quý trước và tăng 2,14% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 9 tháng năm 2019, chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá tăng 2,69% so với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá tăng 0,77%; tỷ giá thương mại hàng hoá tăng 1,91% so với cùng kỳ năm 2018.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ