Cổ phiếu ngân hàng 'đẩy' VN-Index lùi xa mốc 1.300 điểm
Diễn biến tiêu cực tại nhóm cổ phiếu ngân hàng là nguyên nhân chính khiến VN-Index giảm điểm trong tuần qua.

Sau phiên giảm mạnh giữa tuần trước, giao dịch trên thị trường tuần qua tiếp tục diễn biến thận trọng. Ảnh Gia Huy.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa ghi nhận một tuần giao dịch kém tích cực và khá thận trọng do đáo hạn phái sinh, các quỹ ETF thực hiện đảo danh mục, bên cạnh đó thông tin lạm phát của Mỹ trong tháng 8 cao hơn dự kiến và chứng khoán Mỹ giảm mạnh ngày 13/9 cũng tác động tới tâm lý chung của nhà đầu tư.
Về diễn biễn cụ thể, hầu hết các nhóm ngành chịu áp lực bán mạnh trong 3 phiên đầu tuần khiến cho chỉ số chung có lúc giảm sâu nhất về vùng điểm 1.230. Tuy nhiên, tại vùng hỗ trợ mạnh trong ngắn hạn của thị trường, dòng tiền bắt đáy đã có động thái quay trở lại giúp VN-Index thu hẹp đà giảm và dao động trong biên độ hẹp quanh 1.240 – 1.250. Sự rung lắc được thể hiện rõ ràng hơn trong phiên cuối tuần khi thanh khoản bán chủ động liên tục gia tăng khiến chỉ số chính mất mốc 1.240.
Đóng cửa tuần giao dịch (12/9-16/9), VN-Index ở 1.234,03 điểm, giảm 1,18% so với tuần trước đó. Lũy kế từ đầu năm, chỉ số mất điểm 17,64%. Còn HNX mất 4,13%, dừng ở 272,88 điểm. Kể từ đầu năm HNX-Index đã mất đến 42,43%. Trong khi đó UPCoM-Index giảm 1,3% trong tuần, đóng cửa ở 89,46 điểm.
Tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt 75.057 tỷ đồng, tương ứng 15.000 tỷ đồng/phiên, giảm 15,5% so với tuần trước. Khối lượng giao dịch tại sàn HoSE giảm 19,4% và giá trị giao dịch giảm 15,4%, tại HNX khối lượng giao dịch giảm 15,1% và giá trị giao dịch giảm 7,8%, sàn Upcom cả khối lương giao dịch và giá trị giao dịch cùng giảm mạnh lần lượt 50% và 29,3%.
Nguyên nhân giảm điểm chính của VN-Index trong tuần qua vẫn chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng. Cụ thể, trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất tuần, nhóm cổ phiếu này có đến 4 cổ phiếu góp mặt, bao gồm BID, TCB, MBB và CTG.
Khối ngoại bán ròng trên hai sàn trong tuần qua với giá trị ròng đạt 901,19 tỷ đồng. Xét theo khối lượng ròng, STB là mã chứng khoán bị bán ròng nhiều nhất với 15,5 triệu cổ phiếu. Tiếp theo là FUEVFVND với gần 7,9 triệu cổ phiếu và VND với 7,6 triệu cổ phiếu. Ở chiều ngược lại, PVD là mã chứng khoán được mua ròng nhiều nhất với 12,0 triệu cổ phiếu.
Trong tuần thị trường chứng khoán Việt Nam đỏ lửa, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán bán ròng cổ phiếu với giá trị hơn 1.200 tỷ đồng trên toàn thị trường. Cổ phiếu VPB của VPBank bị bán ròng mạnh nhất với quy mô gần 100 tỷ đồng, theo sau mà MWG (90,3 tỷ đồng), FPT (87,4 tỷ đồng), VCB (48,1 tỷ đồng).
Về diễn biến trên, SHS đánh giá điểm tích cực trong tuần qua là lực cầu ngắn hạn vẫn gia tăng ở các mã nhóm đầu tư công, năng lượng, lương thực. Trên góc nhìn dài hạn, thị trường vẫn đang tích lũy trên nền định giá ở mức thấp so với trung bình 5 năm gần nhất. Nhà đầu tư nên duy trì tỉ trọng hợp lý, chờ thêm các thông tin mới về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi quí III/2022 gần kết thúc, các thông tin vĩ mô, tăng trưởng GDP cũng như xu hướng của thị trường chung cải thiện để xem xét gia tăng thêm tỉ trọng đầu tư đối với các mã có tiềm năng tăng trưởng tốt.
Còn theo VCBS, vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.230 vẫn được giữ vững cho thấy mốc điểm tâm lý này vẫn đáng tin cậy trong ngắn hạn. Do vậy, nhà đầu tư giữ vững tâm lý, không bán đuổi khi thị trường hoảng loạn, tận dụng những nhịp rung lắc mạnh để mua gom cổ phiếu đang tích lũy tốt trong biên độ 10% cho nhịp tăng sắp tới.
Ở góc nhìn thận trọng, TVSI nhận định áp lực giảm hiện tại vẫn còn dư âm trong tuần tới (19 - 23/9) cho tới khi Fed công bố xong quyết định của mình. Chiến lược phòng thủ tiếp tục được khuyến nghị (tỷ trọng cổ phiếu <50%) và các cơ hội mua đang tới ngày một gần hơn.
- Cùng chuyên mục
Chính sách thuế đối ứng của Mỹ: Một số luận bàn từ góc độ lý thuyết bảo hộ mậu dịch
Thay vì quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt cần đẩy mạnh khai thác và tiến nhanh vào các thị trường khác, đặc biệt là những thị trường mà Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có EVFTA, CPTPP, RCEP và UKVFTA.
Tài chính - 07/04/2025 08:17
CEO Novaland: Áp lực còn nặng nề, mục tiêu hoàn thành tái cấu trúc vào cuối 2026
Lãnh đạo Novaland kỳ vọng năm 2025 sẽ là năm phục hồi, song khó khăn còn nhiều và phải đến cuối 2026 mới hoàn thành tái cấu trúc để 2027 bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.
Tài chính - 07/04/2025 06:00
Cục Thống kê nói gì về diễn biến giá vàng, giá USD trong quý I/2025 ?
Trong khi giá vàng trên thế giới tăng cao và liên tục lập đỉnh, giá đô la Mỹ (USD) lại có chiều hướng giảm, tuy nhiên diễn biến trong nước có đang có sự ngược chiều với đồng đô la xanh…
Tài chính - 06/04/2025 13:33
Saigonbank muốn tăng thu nhập lãnh đạo hơn gấp đôi
Saigonbank muốn tăng tổng quỹ lương, thù lao người quản lý lên mức tối đa 14,2 tỷ năm nay, gấp 2,2 lần thực hiện 2024.
Tài chính - 06/04/2025 08:53
Một cổ phiếu thực phẩm tăng gần gấp đôi trong tuần thị trường ‘chao đảo’
Agrex Saigon ghi nhận lãi tăng mạnh năm 2024, EPS gần 32.000 đồng/cp. Cổ phiếu AGX tăng giá mạnh từ vùng 86.000 đồng/cp lên 166.900 đồng/cp trong 1 tuần.
Tài chính - 05/04/2025 07:42
Chủ tịch Rồng Việt: Áp lực cạnh tranh lớn, xác định tập trung cao cho tự doanh
Ông Nguyễn Miên Tuấn cho biết áp lực cạnh tranh các mảng môi giới, tư vấn và cho vay hiện nay rất gay gắt, Rồng Việt xác định tập trung cao cho mảng tự doanh để bù đắp.
Tài chính - 04/04/2025 11:05
Giá vàng giảm mạnh trước áp lực chốt lời
Trước áp lực chốt lời, giá vàng thế giới đã giảm về mức 3.115 USD/ounce, trong khi giá vàng trong nước giảm từ 1-1,6 triệu đồng/lượng so với ngày hôm qua.
Tài chính - 04/04/2025 10:57
Ông Tô Huy Vũ làm Chủ tịch Agribank
Ông Tô Huy Vũ được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank từ ngày 3/4/2025.
Tài chính - 04/04/2025 08:56
VinaCapital: Phiên bán tháo tạo cơ hội để mua cổ phiếu tốt giá hời
VinaCapital cho biết đang đánh giá tác động của mức thuế đối với các kịch bản đã lên cho các danh mục đầu tư khác nhau, và tìm kiếm cơ hội mua vào khi giá cổ phiếu giảm trong ngắn hạn.
Tài chính - 04/04/2025 07:40
Chứng khoán kỳ vọng có 'sóng' hồi đi lên
Thị trường chứng khoán được dự báo có thể rung lắc trong các phiên tiếp theo, song những kỳ vọng về việc thay đổi mức áp thuế đối ứng của Mỹ sẽ giúp thị trường xác lập vùng cân bằng và có "sóng" hồi đi lên.
Tài chính - 04/04/2025 07:00
Khối ngoại không ngừng bán ròng, Bộ Tài chính nói gì?
Tổng giá trị bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm khoảng 1,9% danh mục của khối ngoại, theo Bộ Tài chính, tỷ lệ này tương đối nhỏ.
Tài chính - 03/04/2025 19:42
VN-Index giảm mạnh nhất lịch sử
Với việc giảm gần 88 điểm, phiên 3/4 xác lập là ngày có mức giảm điểm mạnh nhất lịch sử của VN-Index.
Tài chính - 03/04/2025 15:35
'Học cách thích nghi với thương mại công bằng'
TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nhấn mạnh, với chính sách thuế quan của Mỹ, chúng ta buộc phải học cách thích nghi với "thương mại công bằng".
Tài chính - 03/04/2025 11:37
VN-Index giảm hơn 65 điểm, nhà đầu tư cần có hành động thế nào?
Các chuyên gia kỳ vọng kỳ vọng VN-Index sẽ sớm tìm được điểm cân bằng. Hiện tại, khi thị trường giảm mạnh hoặc vào vùng quá bán sẽ mở ra cơ hội mua vào cho tầm nhìn trung và dài hạn.
Tài chính - 03/04/2025 11:26
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Các chuyên gia cho rằng con số 46% thuế từ Mỹ chưa nói lên điều gì bởi thực tế phụ thuộc vào đám phán giữa 2 bên. Dù vậy, nhà đầu tư nên quản trị danh mục đầu tư, hướng tới nhóm ngành sản xuất trong nước nhiều hơn.
Tài chính - 03/04/2025 11:24
Chủ chuỗi siêu thị Winmart lần đầu báo lãi sau khi về tay Masan
Trong năm 2024, WinCommerce - chủ chuỗi siêu thị WinMart, WinMart+, báo lãi ròng 5,74 tỷ đồng. Đây là kết quả tích cực so với mức lỗ gần 600 tỷ đồng năm 2023.
Tài chính - 03/04/2025 06:45
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 day ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 2 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 2 week ago