Chuyên gia: Nhiều nguyên nhân khiến nhà ở giá rẻ khan hiếm

Nhàđầutư
Hiện nay, rất nhiều người có nhu cầu nhà ở giá thấp nhưng nguồn cung về nhà giá thấp còn rất hạn chế. Các chuyên gia cho rằng có rất nhiều nguyên nhân khiến khiến thị trường nhà ở giá thấp khó có thể phát triển.
PHAN CHÍNH
18, Tháng 11, 2018 | 10:16

Nhàđầutư
Hiện nay, rất nhiều người có nhu cầu nhà ở giá thấp nhưng nguồn cung về nhà giá thấp còn rất hạn chế. Các chuyên gia cho rằng có rất nhiều nguyên nhân khiến khiến thị trường nhà ở giá thấp khó có thể phát triển.

IMG_3598

Nhiều nguyên nhân khiến thị trường nhà ở giá rẻ khan hiếm. Ảnh: Phan Chính

Hàng loạt băn khoăn

Nhà giá thấp, thị trường nhà giá thấp đang được chú ý của các bên hữu quan: Nhà nước - doanh nghiệp – người dân- xã hội và thị trường. Đối tượng sử dụng nhà ở giá thấp rất đông đảo nhưng cung về nhà giá thấp còn rất hạn chế. Có rất nhiều nguyên nhân khiến thị trường nhà ở giá thấp không thể phát triển được, ví dụ như chính sách không cho xây nhà diện tích nhỏ; quỹ đất 20% hạn chế; tín dụng ngân hàng ít và điều kiện vay khó khăn…

photo-1-1541581124786981181077

 

vấn đề khó khăn trong quỹ đất với doanh nghiệp bất động sản là đất đai “không sạch”, khi đó gặp vấn đề kiện tụng pháp lý sẽ không thực hiện được.

TS Cấn Văn Lực

Tiến sĩ Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế cho rằng, về cơ chế chính sách, hiện nay câu chuyện quỹ đất có nhiều ý kiến, vướng mắc mà doanh nghiệp khi gặp phải rất khó khăn để triển khai dự án.

Cụ thể, vấn đề khó khăn trong quỹ đất với doanh nghiệp bất động sản là đất đai “không sạch”, khi đó gặp vấn đề kiện tụng pháp lý thì doanh nghiệp sẽ không thực hiện được.

Vị này cho biết, việc dành 20% quỹ đất để làm những vấn đề liên quan đến không gian, kiến trúc, không gian sinh hoạt chung… của các dự án nhà ở giá thấp là đúng, nhưng ông băn khoăn liệu việc này có được doanh nghiệp thực hiện đúng quy định hay quy định thì có nhưng lại đang bị buông lỏng?

Tiếp đến, Chính phủ đã tạo cơ chế cho phép đổi đất lấy hạ tầng, nhưng việc thực hiện tại các địa phương lại không được đồng bộ. "Một số nơi làm rất tốt, nhưng có nơi thực hiện chưa được tốt", ông nói.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cũng bày tỏ sự lo lắng về chuyện quy hoạch. Dẫn chứng được đưa ra là tại Hà Nội, một số khu đô thị như Linh Đàm trước đây người dân sống rất thoải mái, tuy nhiên gần đây khu vực này đã có những dấu hiệu quá tải, chủ yếu do quy hoạch ban đầu không được thực hiện đúng.

Tiến sĩ Lực bày tỏ mong muốn Chính phủ quan tâm hơn về việc ưu đãi thuế cho doanh nghiệp thực hiện các dự án nhà ở giá rẻ. "Cần có cơ chế rất tốt về thuế cho doanh nghiệp giúp họ thực hiện dự án", ông nói.

Cuối cùng cũng cần phải quan tâm đến việc cập nhật chiến lược phát triển nhà ở, vẫn theo tiến sĩ Lực.

“Cần giám sát việc thực hiện, đặc biệt giám sát chất lượng công trình. Đa số các dự án chung cư của chúng ta tại Hà Nội chưa đạt yêu cầu về phòng cháy chữa cháy”,  tiến sĩ Lực nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia kinh tế này nêu ý kiến phải cấp đủ vốn cho ngân hàng chính sách xã hội. Ông bày tỏ sự không đồng tình với phương án hỗ trợ lãi suất như năm 2009, và mong muốn Chính phủ thành lập quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ tín thác bất động sản.

"Với nhà ở bình dân, chắc chắn nhà nước phải vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa thì câu chuyện mới có thể được giải quyết", ông nói.

Không hỗ trợ lãi suất, người dân khó có nhà

photo1516178696105-1516178696107

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu

Cùng chung suy nghĩ này, chuyên gia tài chính – ngân hàng, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho biết, ông không đồng ý quan kiểm nhà nước không nên hỗ trợ lãi suất đối với dự án nhà ở giá thấp.

Theo tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, khả năng người ở Việt Nam mua nhà thu nhập thấp mà không được hỗ trợ lãi suất sẽ khiến tình hình trở nên khó khăn.

“GDP bình quân của người Việt Nam mỗi năm là 2.540USD. So với Mỹ, bình quân của họ là 60 nghìn USD, bên đó họ cho vay với lãi suất 30 năm, cố định 5%. Trong khi ở Việt Nam chúng ta, ở các ngân hàng thương mại, 1 người mua 1 căn hộ hơn 1 tỷ, vay ngân hàng 70%, tháng đầu trả gốc khoảng 3 triệu 3, lãi 7 triệu, tổng tháng đầu phải trả 10,4 triệu. Với một gia đình hai vợ chồng đi làm, có lẽ phải có thu nhập đem về sau thế ít nhất gấp đôi. Bao nhiêu người ở Hà Nội có thu nhập 20 triệu?”, vị chuyên gia về tài chính, ngân hàng đặt vấn đề.

Theo ông Hiếu, hỗ trợ lãi suất là quan trọng, nếu không hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà thu nhập thấp, thì việc có nhà với người dân là điều cực khó.

Nói về vốn, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhận định thị trường vốn của Việt Nam quá èo uột. Theo tiến sĩ này, chúng ta phải dựa vào những nguồn vốn của quỹ hưu trí, nhà đầu tư, hãng bảo hiểm, nguồn vốn dài hạn, trái phiếu chính phủ… Nếu các ngân hàng chỉ dựa vào nguồn vốn như hiện tại là rủi ro cho ngân hàng, cho ngành tài chính, cũng như cho nền kinh tế Việt Nam.

Trong khi đó, bà Phạm Thị Vân Anh - Phó trưởng phòng Tín dụng Công nghiệp và xây dựng - Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, nguồn vốn là một trong những khó khăn trong điều tiết với các dự án trong phân khúc nhà giá thấp. Theo bà Vân Anh, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chính sách phát triển; đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các chương trình chính sách như gói 30 nghìn tỷ, chính sách cho vay nhà ở xã hội để thúc đẩy sự phát triển của phân khúc này.

“Hiện nay khó khăn vướng mắc nhất là ngân sách nhà nước chưa bố trí được nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng xã hội”, bà Vân Anh nói.

Giải pháp được vị đại diện Ngân hàng Nhà nước đưa ra là phải rà soát, hoàn thiện các quy định chính sách như luật nhà ở, các văn bản liên quan… để hỗ trợ, tiếp sức cho doanh nghiệp cũng như người mua nhà.

Bà Vân Anh đồng tình với các quan điểm đề nghị sớm phát triển nguồn vốn trung, dài hạn cho bất động sản.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ