Phát triển nhà ở xã hội: Doanh nghiệp “kêu” không phải ở chính sách đất đai mà là tín dụng

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của ông Vũ Văn Phấn, Phó Cục trưởng Cục quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) tại Hội thảo "Thị trường căn hộ bình dân: Cầu nhiều - cung ít - vì sao?" diễn ra sáng 15/11.
PHAN CHÍNH
15, Tháng 11, 2018 | 16:50

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của ông Vũ Văn Phấn, Phó Cục trưởng Cục quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) tại Hội thảo "Thị trường căn hộ bình dân: Cầu nhiều - cung ít - vì sao?" diễn ra sáng 15/11.

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân hạn chế sự phát triển của nhà giá thấp và thị trường nhà giá thấp như chính sách không xây nhà diện tích nhỏ; quỹ đất 20% hạn chế; tín dụng ngân hàng ít và điều kiện khó khăn… Tuy nhiên, có thể thấy rằng đây là những nút thắt đã được bàn rất nhiều lần trong các hội thảo khoa học nhưng vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng nhất cho phân khúc nhà ở bình dân, nhà ở xã hội.

nha o xa hoi

Doanh nghiệp không mặn mà với việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội

Vấn đề này ông Vũ Văn Phấn, Phó Cục trưởng Cục quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng: “Phân khúc nhà ở bình dân có nghĩa là nhà ở có giá vừa phải cho đối tượng thu nhập thấp, trong đó bao gồm cả nhà ở xã hội. Nhìn từ thực tế cũng cho thấy, doanh nghiệp chưa mặn mà do đòi hỏi ưu đãi hơn nữa. Nhưng thực tế, đất nước đang trong nền kinh tế thị trường, chúng ta không thể thực hiện bao cấp mãi, nghĩa là hỗ trợ quá nhiều cho doanh nghiệp làm nhà ở thu nhập thấp”.

vu van phan - nha o xa hoi

Ông Vũ Văn Phấn, Phó Cục trưởng Cục quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng)

Mặt khác, ông Phấn khẳng định, doanh nghiệp “kêu” nhiều nhất không phải chính sách đất đai mà là tín dụng, chưa bố trí được tiếp nguồn vốn vay. Hiện nay, ngân sách mới chỉ bố trí được cho ngân hàng chính sách xã hội hơn 1.100 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2018 mới bố trí được 500 tỷ đồng. Nếu theo quy định của pháp luật hiện nay, cấp như vậy thì ngân hàng chính sách phải huy động được thêm 500 tỷ nữa. Điều đó có nghĩa là một số ngân hàng thương mại chưa được ngân sách bố trí nguồn vốn để thực hiện cho vay. Có ngân hàng thương mại phải bù lãi suất thì mới hỗ trợ cho cả chủ đầu tư và người mua nhà vay.

“Hiện nay, mới chỉ có các chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà cho người có công, nhà ngập lũ, nhà ở cho công nhân…Trong khi hỗ trợ nhà ở thương mại bình dân cũng rất cần để khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, nếu chỉ hô hào “thúc đẩy phát triển” thì rất khó có kết quả mà thực sự cần những hành động rõ ràng hơn”, ông này phân tích.

Trong khi đó, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính lại cho biết, có hai mảng cần phải phân biệt, một là mảng nhà ở xã hội, hai là mảng nhà ở giá rẻ. Với nhà ở xã hội, Nhà nước phải tạo đều kiện, có ưu tiên ưu đãi về lãi suất cũng như trích ngân sách để ưu tiên. Với nhà ở giá rẻ, đừng đòi hỏi ưu đãi, ngân sách mà phải theo cung cầu. Không thể có chuyện bán nhà lời lãi doanh nghiệp hưởng mà yêu cầu Nhà nước phải ưu đãi. Hãy theo cơ chế thị trường và cân nhắc các chính sách để nhà ở giá rẻ có thể bán được.

Ông Thịnh cũng nêu quan điểm: “Doanh nghiệp đừng trông chờ nhiều vào nhà nước trong việc hỗ trợ vốn. Cũng đừng hi vọng ngân hàng cho vay giá rẻ bởi doanh nghiệp cũng phải tính lợi ích, tính đến rủi ro cho người thu nhập thấp vay cao hơn những đối tượng khác. Do đó, doanh nghiệp phải tự tìm nguồn vốn từ thị trường. Nếu có thể, doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Còn phía Nhà nước ở phương diện nào đó cũng cần có hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển như xây dựng, kết nối hạ tầng. Thị trường vốn đang thiếu nhiều thứ”.

Theo Bộ Xây dựng, tính đến hết tháng 4/2014, cả nước có 98 dự án xã hội; đã có 63 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 42.370 căn hộ; Có 96 dự án đăng ký điều chỉnh cơ cấu căn hộ (giảm diện tích) với số lượng ban đầu là 44.700 căn hộ điều chỉnh thành 60.000 căn hộ.

Đến cuối năm 2018, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ hoàn thành giải ngân 1.000 tỉ đồng. Chính phủ bố trí nguồn vốn đến năm 2020 là 2.316 tỉ đồng, riêng năm 2018, Chính phủ bố trí 1.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó, 80% người dân thành thị không thể mua nhà ở những dự án nhà ở thương mại có chất lượng vào hàng tối thiểu và mức giá bán thấp nhất trên thị trường. Chỉ xét riêng loại nhà ở có giá phải chăng tại Việt Nam cũng đã cao gấp gần 8-9 lần mức thu nhập của hộ gia đình trung lưu mỗi năm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ