Chuyên gia hiến kế nâng giá trị rau quả xuất khẩu

Nhàđầutư
Theo số liệu từ Bộ NN&PTNT, trong 8 tháng đầu năm xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các thị trường tăng gần 60%. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu được đầu tư tốt hơn vùng trồng và chế biến thì ngành hàng này có thể mang về kim ngạch cao hơn nhiều so với kết quả đạt được hiện nay.
NINH KHANG
13, Tháng 09, 2023 | 06:45

Nhàđầutư
Theo số liệu từ Bộ NN&PTNT, trong 8 tháng đầu năm xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các thị trường tăng gần 60%. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu được đầu tư tốt hơn vùng trồng và chế biến thì ngành hàng này có thể mang về kim ngạch cao hơn nhiều so với kết quả đạt được hiện nay.

nong san 1

Việt Nam có nhiều loại rau quả chất lượng rất tốt được thị trường thế giới ưa chuộng. Ảnh NK 

Cụ thể, theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong 8 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt gần 60 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu 33,21 tỷ USD, nhập khẩu 26,48 tỷ USD. Với kết quả này, toàn ngành nông lâm ngư nghiệp xuất siêu 6,73 tỷ USD.

Đáng chú ý, trong tháng 8/2023, kim ngạch xuất khẩu nhóm các ngành hàng trồng trọt tăng 11,5% so với cùng kỳ. Tính đến hết tháng 8, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng tới 57,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3,45 tỷ USD, vượt qua kim ngạch xuất nhóm hàng này trong cả năm 2022, đây là tín hiệu rất đáng mừng. Đặc biệt, xuất khẩu sầu riêng đã lập kỷ lục mới về kim ngạch khi cán mốc 1,2 tỷ USD trong 8 tháng, chiếm 30% trong tổng kim ngạch rau quả.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong khi sầu riêng của các nước Đông Nam Á khác đã hết vụ thì Việt Nam vẫn còn tiếp tục thu hoạch phục vụ xuất khẩu, đây là một lợi thế trong xuất khẩu mà chúng ta cần nghiên cứu phát huy đối với các loại nông sản khác.

Chia sẻ tại Hội thảo "Nâng tầm giá trị nông sản Việt" trong khuôn khổ Festival nông sản 2023 diễn ra tại tỉnh Vĩnh Long vào ngày 12/9, bà Nguyễn Thị Huế, Quản lý dự án, kiêm trợ lý Tổng giám đốc, Tập đoàn Vina T&T Group cho biết, Công ty đang chiếm thị phần lớn trong xuất khẩu các loại rau quả như: Xoài, nhãn, chôm chôm, dừa, vải, thanh long, sầu riêng, bưởi… sang các thị trường. Đặc biệt, Vina T&T Group đứng đầu Việt Nam xuất khẩu trái cây tươi sang thị trường Hoa Kỳ.

"Trái cây nhiệt đới của Việt Nam rất ngon. Tuy nhiên, một số vùng trồng chưa áp dụng đúng quy trình canh tác, còn sử dụng nhiều phân bón vô cơ, chất lượng chưa đồng đều; phí vận chuyển cao; công nghệ bảo quản lỗi thời; chi phí sản xuất cao; tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch còn cao từ 10-25%; thời gian bảo quản ngắn do bệnh nấm, ruồi đục quả, rệp sáp gây ra - đây là những nhược điểm của mặt hàng trái cây xuất khẩu cần khắc phục trong thời gian tới", bà Huế cho biết.

Ở một hướng tiếp cận khác, theo bà Mã Thị Kim Giang, Trợ lý Giám đốc Công ty TNHH Quốc Thảo (tỉnh Vĩnh Long): Để nâng cao giá trị cho mặt hàng rau quả xuất khẩu thì các doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và có quy trình chế biến sâu, chất lượng cao.

"Chế biến nông sản là quá trình biến đổi nguyên liệu nông sản từ trạng thái ban đầu thành sản phẩm có giá trị cao hơn. Quá trình này không chỉ tạo ra giá trị gia tăng, mà còn giúp bảo quản sản phẩm trong thời gian dài hơn và tăng khả năng xuất khẩu. Chế biến nông sản có thể làm thay đổi hình thức, vị trí và chất lượng của sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các thị trường khác nhau. Từ nguyên liệu thô, sau khi chế biến giá trị có thể tăng lên nhiều lần", bà Giang chia sẻ kinh nghiệm.

Để minh họa cho quan điểm của mình, bà Giang nêu ví dụ thực tế tại nhà máy của Công ty Quốc Thảo: Khóm nguyên liệu mua vào với giá từ 6.000 – 8.000 đồng/kg, sau khi chế biến và đóng hộp sẽ có giá bán dao động từ 15.000 – 20.000đồng/kg; bắp non nguyên liệu mua vào với giá từ 18.000 - 20.000 đồng/kg, sau khi chế biến và đóng hộp sẽ có giá bán dao động từ 35.000 - 40.000 đồng/kg; nấm rơm nguyên liệu mua vào với giá từ 68.000 - 72.000 đồng/kg, sau khi chế biến và đóng hộp sẽ có giá bán dao động từ 100.000 - 120.000 đồng/kg.

nong san 2

Nông sản sau chế biến, giá trị được nâng lên gấp nhiều lần. Ảnh NK

Đồng tình với quan điểm đó, PGS.TS. Võ Thành Danh, Trường Kinh tế - Đại học Cần Thơ cho rằng, mặc dù dư địa xuất khẩu nông sản nói chung, mặt hàng rau quả nói riêng còn rất lớn, tuy nhiên, để phát triển được ngành hàng này thì các nông hộ và doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu cần vượt qua các rào cản về công nghệ giống; bảo quản, chế biến tinh và sâu với chất lượng cao nhất nhưng chi phí phải thấp nhất.

"Để có thể đạt được mục tiêu đó, người nông dân phải thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang mô hình kinh tế nông nghiệp; xây dựng các tập đoàn, tổng công ty mạnh về khoa học công nghệ; hình thành các mô hình sản xuất theo chuỗi cung ứng, trong đó, doanh nghiệp tiêu thụ là hạt nhân và nông dân là các vệ tinh", PGS.TS Danh khuyến cáo.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ