Xuất khẩu trái cây của vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn khiêm tốn

Nhàđầutư
Cây ăn trái là thế mạnh thứ 3 (sau thủy sản và lúa gạo) tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, hiện nay sản lượng trái cây ở khu vực này được xuất khẩu còn rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng.
AN HÒA
27, Tháng 12, 2022 | 15:15

Nhàđầutư
Cây ăn trái là thế mạnh thứ 3 (sau thủy sản và lúa gạo) tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, hiện nay sản lượng trái cây ở khu vực này được xuất khẩu còn rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng.

vung trong 2

Sản xuất cây ăn trái tại ĐBSCL còn nhỏ lẻ, manh mún. Ảnh An Hòa

Chỉ mới hơn chục loại được xuất khẩu chính ngạch

Theo số liệu từ Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), tổng diện tích cây ăn trái vùng ĐBSCL khoảng 390.000 ha, chiếm hơn 33% diện tích cả nước, với sản lượng khoảng 4 triệu tấn trái cây/năm. Các loại cây ăn trái chủ lực của vùng này là: xoài, chuối, thanh long, sầu riêng, măng cụt, vú sữa, cam, bưởi...

Tại khu vực ĐBSCL đã bắt đầu hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái lớn. Điển hình là vùng trồng thanh long ở Long An, Tiền Giang; chuyên canh xoài, mít ở Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang; sầu riêng ở Tiền Giang, Bến Tre; nhãn ở Vĩnh Long, Sóc Trăng; bưởi da xanh ở Bến Tre, Vĩnh Long; cam sành Đồng Tháp, Hậu Giang….

ĐBSCL cũng có nhiều loại trái cây bản địa nổi tiếng như xoài cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu, vú sữa Lò Rèn, bưởi Năm Roi, quýt hồng…

Những năm gần đây, ĐBSCL không chỉ là vùng sản xuất trái cây lớn cung cấp trái cây cho một số tỉnh, thành trong nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp trái cây nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu tươi với sản lượng xuất khẩu chiếm khoảng 70% của cả nước.

Xoài là một trong những loại trái cây nhiệt đới được trồng chủ lực ở Việt Nam. Việt Nam hiện là nước sản xuất xoài lớn thứ 13 trên thế giới, với tổng diện tích trồng xoài là 87.000 ha, tổng sản lượng gần 1 triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên, chỉ có 4% sản lượng xoài được xuất khẩu, phần còn lại chủ yếu được tiêu thụ nội địa.

Tương tự như vậy, ĐBSCL cũng là vùng trọng điểm trồng thanh long, nhãn, mãng cầu, chôm chôm nhưng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này mỗi năm chưa đến 1 tỷ USD, chủ yếu là xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Hiện nay chỉ mới có 11 loại trái cây của Việt Nam hiện được phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc gồm: vải thiều, nhãn, dưa hấu, thanh long, chôm chôm, chuối chín và chuối tươi, mít, xoài, măng cụt và sầu riêng.

van chuyen kho khan

Cơ sở hạ tầng giao thông, bảo quản , chế biến ngành hàng trái cây tại ĐBSCL còn nhiều hạn chế. Ảnh An Hòa

Để trái cây "đi xa"hơn

Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Vina T&T, khó khăn lớn nhất của ngành hàng trái cây xuất khẩu hiện nay chính là vùng trồng còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được các đơn hàng lớn.

Vùng trồng manh mún không chỉ làm khó doanh nghiệp trong thu mua mà còn làm khó người nông dân trong ứng dụng tiến bộ vào sản xuất, làm cho giá thành đội lên cao, chất lượng lại không đồng đều, khó tiêu thụ.

Đồng quan điểm đó, ông Bùi Hồng Quân, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vinamit cho rằng, vùng trồng cây ăn trái nhỏ lẻ, mỗi hộ áp dụng quy trình khác nhau thì sẽ dễ dẫn đến "nhiễm chéo" thuốc bảo vệ thực vật vì hộ này sử dụng có thể bay sang vườn hộ kế bên, do đó rất khó quản lý được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm.

"Để khắc phục nhược điểm này thì vùng trồng cây ăn quả phải được quy hoạch ở quy mô tối thiểu cũng phải từ 60 – 70ha trở lên. Hiện nhà nhập khẩu trái cây Trung Quốc yêu cầu trái cây xuất khẩu sang quốc gia họ phải được gắn mã số vùng trồng và phải được sản xuất trên quy mô diện tích lớn từ 10ha trở lên là nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm không bị nhiễm chéo thuốc bảo vệ thực vật", ông Quân phân tích.  

Cũng theo ông Quân, hiện xuất khẩu trái cây Việt Nam mới chiếm 1,4 - 1,5% nhập khẩu thế giới nên thị trường trái cây Việt Nam, đặc biệt là thị trường ĐBSCL còn rất nhiều dư địa để phát triển. Để thương hiệu trái cây ĐBSCL chinh phục thị trường, nâng cao giá trị xuất khẩu, ĐBSCL cần có giải pháp phát triển sản xuất trái cây bền vững và chiến lược xuất khẩu vượt qua những hạn chế. Một giải pháp khả thi là chuyển đổi cây trồng thành sản phẩm có giá trị cao hơn và tăng cường hỗ trợ cho nông dân trong quá trình chuyển đổi này.

Trong khi đó, theo bà Ngô Tường Vy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần xuất, nhập khẩu trái cây Chánh Thu, đơn vị xuất khẩu trái cây chủ lực tại ĐBSCL thì với lợi thế đã tham gia 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), hàng hóa của Việt Nam có nhiều thuận lợi xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng của thế giới là ngày càng nâng cao các tiêu chuẩn về chất lượng, do đó hàng hóa muốn vào được các quốc gia thì điều đầu tiên là phải vượt qua được hàng rào kỹ thuật của họ.

Kinh nghiệm ở Nhật Bản cho thấy, sản phẩm muốn xuất khẩu đi các nước thì phải được dán nhãn "Made in Japan". Khi được dán nhãn này thì bán ở nội địa vẫn được người tiêu dùng trả giá cao hơn cả hàng nhập khẩu.

"Do đó, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nói chung, mặt hàng trái cây, nói riêng cần phải xây dựng thương hiệu "Made in Vietnam". Để làm được điều này chúng ta cần dựa trên 4 trụ cột chính: Nông nghiệp tử tế, nông nghiệp sáng tạo, nông nghiệp tuần hoàn và nông nghiệp bền vững", bà Thu đề xuất.

Để thực hiện đạt mục tiêu xây dựng trái cây có thương hiệu "Made in Vietnam", theo bà Thu bước đầu chỉ nên chọn ra 3 - 5 sản phẩm chủ lực để thực hiện. Hiệu quả từ các mô hình điểm này sẽ là "lời kêu gọi" các nông hộ khác tham gia liên kết nhân rộng mô hình.

Bà Lê Thị Thanh Thảo, Trưởng đại diện Quốc gia, Văn phòng Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tại Việt Nam nhận định, giá trị của trái cây nhiệt đới Việt Nam ngày càng được công nhận và nhu cầu ngày càng tăng tại thị trường nội địa và xuất khẩu.

"Để phát huy được thế mạnh ngành hàng này thì các nhà sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải vượt qua được những hạn chế như: thiếu hạ tầng cơ sở như giao thông, hệ thống kho bảo quản và cần nâng cao chất lượng sơ chế, chế biến, giảm chi phí các dịch vụ hậu cần logistics để trái cây Việt Nam sang nước ngoài có giá rẻ hơn, cạnh tranh hơn" bà Thảo gợi ý.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ