Chuyên gia: Các tỉnh miền Trung cần ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực logistics

Nhàđầutư
TS. Phan Thị Sông Thương, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ cho biết, các tỉnh miền Trung cần có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics như nâng cấp và xây dựng mới cảng biển, cảng hàng không và một số trung tâm logistics và kho bãi, kết nối giao thông…
THÀNH VÂN
27, Tháng 05, 2023 | 07:38

Nhàđầutư
TS. Phan Thị Sông Thương, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ cho biết, các tỉnh miền Trung cần có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics như nâng cấp và xây dựng mới cảng biển, cảng hàng không và một số trung tâm logistics và kho bãi, kết nối giao thông…

Tập trung phát triển logistic

UBND TP. Đà Nẵng vừa phê duyệt Đề án Phát triển dịch vụ logistics thành phố kết nối hiệu quả với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Hành lang kinh tế Đông - Tây giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, mục tiêu cụ thể từ 2023 đến năm 2030, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GRDP đạt từ 11% đến 12%. Các trung tâm logistics tại Đà Nẵng đáp ứng được khoảng 55% nhu cầu dịch vụ logistics cho hàng hóa qua cảng biển, 20% hàng hóa qua đường sắt và đường hàng không.

Tầm nhìn từ 2030 đến năm 2050, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GRDP đạt 15%; các trung tâm logistics tại Thành phố Đà Nẵng đáp ứng được khoảng 55% nhu cầu dịch vụ logistics cho hàng hóa qua cảng biển, 40% hàng hóa qua đường sắt và đường hàng không.

Đặc biệt, cuối năm 2022, TP. Đà Nẵng đã khởi công dự án Đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu - phần cơ sở hạ tầng dùng chung trở thành dấu mốc quan trọng, tạo động lực mạnh mẽ, mang đến làn sóng đầu tư mới cho không chỉ Đà Nẵng, mà cả khu vực miền Trung về lĩnh vực logistics.

Ông Lê Thành Hưng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP. Đà Nẵng (chủ đầu tư) cho biết, Cảng biển Đà Nẵng là cảng biển lớn nhất khu vực miền Trung, được quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt. Trong đó Liên Chiểu là khu bến chính đóng vai trò là cảng cửa ngõ quốc tế khu vực miền Trung, tiếp nhận tàu có trọng tải 100.000 DWT và lớn hơn, quy mô gồm các bến container, tổng hợp, hàng rời, bến cảng hàng lỏng/khí và các bến công vụ, sà lan.

Empty

Quảng Nam đầu tư Cảng nước sâu Chu Lai với luồng Cảng đáp ứng cỡ tàu 5 vạn tấn. Ảnh: Thành Vân.

Với lợi thế về kết nối giao thông liên vùng, cảng Liên Chiểu nằm ở vị trí điểm cuối của tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, hiện các tuyến Quốc lộ, đường Hồ Chí Minh, tuyến cao tốc Bắc - Nam, đường ven biển kết nối toàn vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung về cảng.

Đặc biệt, sau khi cải tạo ga Kim Liên thành ga hàng hóa sau cảng có tuyến xếp dỡ đường sắt trực tiếp trong cảng kết nối với tuyến đường sắt Bắc - Nam, sẽ đảm bảo cảng Liên Chiểu thành cảng cửa ngõ miền Trung, tích hợp được tất cả các phương thức vận tải.

Trong khi đó, tỉnh Quảng Nam cũng sẽ ưu tiên phát triển hạ tầng, kết nối các tuyến giao thông chính giữa đường cao tốc với quốc lộ và tỉnh lộ, đường huyện và đường tỉnh, và các tuyến ven biển. Đặc biệt là đầu tư, nâng cấp sân bay, cảng biển nhằm đáp ứng nhu cầu kết nối hàng hóa trong khu vực.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, thời gian tới, tỉnh Quảng Nam sẽ tập trung nổ lực thực hiện về quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng gồm Cảng hàng không, sân bay Chu Lai là trung tâm trung chuyển hành khách, hàng hoá và các dịch vụ hàng không tầm khu vực và Quốc tế gắn với phát triển khu đô thị sân bay theo hình thức xã hội hoá.

Đặc biệt, đầu tư Cảng nước sâu Chu Lai với luồng Cảng đáp ứng cỡ tàu 5 vạn tấn, phát triển Cảng Chu Lai trở thành Cảng chuyên dụng container cửa ngõ của miền Trung – Việt Nam, kết nối đường bộ thuận lợi với Tây Nguyên, Lào, Campuchia và đường biển với 2 miền Nam - Bắc. 

Cùng với đó, tỉnh Quảng Nam sẽ đầu tư Khu Kinh tế cửa khẩu Nam Giang với Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang – Đắc Tà Ooc là cửa ngõ giao lưu, giao thương vào Lào, đông Bắc Thái Lan, Myama phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây.

Ông Bửu cũng cho biết thêm, tỉnh chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông kết nối trục Đông – Tây, do đặc thù Quảng Nam và các tỉnh miền Trung là dãi đất hẹp, nhiều núi cao nên diện tích đồng bằng ít do vậy phải kết nối giao thông Đông - Tây để tạo ra không gian phát triển gắn với Tây Nguyên và các nước Đông Dương.

Empty

Đà Nẵng đang kêu gọi đầu tư 10 trung tâm logistic. Ảnh: Thành Vân.

Các địa phương cần liên kết thu hút đầu tư

Theo các chuyên gia đánh giá, số lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tăng tương đối nhanh ở khu vực miền Trung. Song, các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, manh mún với rất ít nhà cung cấp dịch vụ logistics có đội xe lớn năng lực, công nghệ còn hạn chế và đang đứng trước nhiều khó khăn trở ngại…

TS. Phan Thị Sông Thương, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ cho biết, các tỉnh miền Trung cần có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics như nâng cấp và xây dựng mới cảng biển, cảng hàng không và một số trung tâm logistics và kho bãi, kết nối giao thông…

"Việc lựa chọn các nhà đầu tư đủ năng lực để đạt được hiệu quả cao, đảm bảo hệ thống kho bãi, trung tâm logistics, các cảng và ga hàng hóa được hiện đại hóa và đủ công suất đáp ứng nhu cầu dịch vụ logistics cho luồng hàng hóa, container trên địa bàn thành phố, các tỉnh lân cận và với các quốc gia trong khu vực", TS. Hương nói và cho biết, đơn giản hóa cơ chế quản lý tránh tình trạng chồng chéo trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan liên quan.

TS. Hương cho biết thêm, các địa phương cũng cần liên kết thu hút đầu tư trong xây dựng mới và cải thiện cơ sở hạ tầng logistics theo hướng tăng cường sự kết nối giữa các địa phương trong vùng cũng như kết nối giữa Vùng với các vùng khác, khu vực và thế giới.

Trong khi đó, Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Tuấn, Viện Nghiên cứu và Phát triển logictics Việt Nam cho rằng, cần có thêm mô hình hợp tác quản trị để giải quyết các xung đột và cạnh tranh về thể chế, sự hợp tác kém trong lập quy hoạch, triển khai dự án, sử dụng nguồn lực... Cùng với đó, có thể thành lập Ủy ban Quản lý vùng về logictics có đủ thẩm quyền và cơ chế làm việc hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phối hợp giữa các tỉnh thành trong vùng.

"Cần tránh tình trạng đầu tư riêng lẽ, tự phát gây lãng phí nguồn lực. Hình thành và liên kết các trung tâm logictics của vùng thông qua việc đầu tư phát triển đồng bộ và kết cấu giao thông. Ngoài ra, các địa phương nên chú trọng nâng cấp công nghệ xếp dỡ container chuyên nghiệp, hiện đại để thu hút lượng hàng từ Tây Nguyên và các nước thuộc vùng Tam giác phát triển", ông Tuấn đề xuất.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ