'Chuyển đổi số vừa là thách thức, cũng là cứu cánh với OCB'

Nhàđầutư
CEO Nguyễn Đình Tùng nhìn nhận OCB là ngân hàng quy mô tín dụng ở mức vừa và không có nhiều hướng phát triển để trở thành NHTM cổ phần tư nhân tốt nhất trên thị trường. Do đó, chuyển đổi số được vị CEO này nhìn nhận vừa là thách thức và cứu cánh với OCB.
HỮU BẬT
28, Tháng 04, 2023 | 11:44

Nhàđầutư
CEO Nguyễn Đình Tùng nhìn nhận OCB là ngân hàng quy mô tín dụng ở mức vừa và không có nhiều hướng phát triển để trở thành NHTM cổ phần tư nhân tốt nhất trên thị trường. Do đó, chuyển đổi số được vị CEO này nhìn nhận vừa là thách thức và cứu cánh với OCB.

NDT - AGM 2023 cua OCB

AGM năm 2023 của OCB. Ảnh: Huy Ngọc.

Sáng ngày 28/4, Ngân hàng TMCP Phương Đông (HoSE: OCB) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên (AGM) năm 2023 với tất cả tờ trình được thông qua.

Theo đó, các cổ đông tại AGM năm 2023 đã nhất trí thông qua các định hướng chỉ tiêu kế hoạch năm 2023, gồm: Tổng tài sản dự kiến 242.152 tỷ đồng, tăng 25% so với thực hiện năm 2022; tổng huy động thị trường 1 (TT1) kế hoạch 137.394 tỷ đồng (+26%); tổng dư nợ TT1 122.792 tỷ đồng (+20%), tỷ lệ nợ xấu kế hoạch dưới 3% và lãi trước thuế dự kiến đạt 6.000 tỷ đồng (+37%).

Ngoài ra, AGM năm 2023 cũng thông qua BCTC năm 2022 và phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ năm 2022. Ngân hàng cho biết sẽ sử dụng 7.037 tỷ đồng tổng lợi nhuận để lại và các nguồn khác để tăng vốn điều lệ trong năm 2023.

Theo đó, OCB có kế hoạch phát hành gần 685 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ phát hành là 50%. Nguồn vốn để thực hiện tăng vốn điều lệ đến từ các chỉ tiêu trên BCTC hợp nhất năm 2022 gồm: Thặng dư vốn cổ phần (1.649,4 tỷ đồng), quỹ dựu trữ bổ sung vốn điều lệ (700 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (4.500 tỷ đồng).

Thời gian thực hiện ngay sau khi được sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.  

OCB cho biết số tiền từ việc tăng vốn sẽ được sử dụng nhằm: Mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất (672,7 tỷ đồng); bổ sung nguồn vốn kinh doanh, đầu tư và cho vay (6.176 tỷ đồng).

Cuối cùng, AGM năm 2023 cũng thông qua tờ trình bầu bổ sung Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025

Tại AGM năm 2023, các cổ đông OCB cũng thông qua việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của ngân hàng. Hiện nay, trụ sở chính được đặt tại số 41 (tầng trệt, tầng lửng, tầng 1 và tầng 2 của tòa nhà) và số 45 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng diện tích trụ sở chính, HĐQT OCB nhận thấy tòa nhà The Hallmark, lô 1-13, khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh đáp ứng được yêu cầu của OCB, với vị trí tòa nhà nằm tại khu vực quận trung tâm đang được quy hoạch trở thành trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ mới và lớn nhất của TP.HCM.

HĐQT đề xuất cổ đông ủy quyền cho HĐQT hoặc Chủ tịch HĐQT quyết định thời gian thực hiện di dời sang địa điểm mới, đồng thời thực hiện các thủ tục cần thiết để thay đổi địa điểm.

Một nội dung đáng chú ý khác là cổ đông thông qua tờ trình bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025. Nhân sự dự kiến được bầu là ông Kato Shin (đang là Trưởng Bộ phận Châu Á Thái Bình Dương tại Ngân hàng Aozora) và ông Nguyễn Đình Tùng (hiện là Tổng Giám đốc của OCB).

Phần thảo luận:

Ngân hàng năm 2022 không đạt được kế hoạch đề ra, cơ sở để đạt kế hoạch lợi nhuận năm 2023 tăng trưởng 40%?

Tôi nghĩ không thể thực hiện kế hoạch của AGM năm 2022 do nợ xấu tăng cao. OCB còn kẹt nợ với Tập đoàn FLC và CTCP Đại Nam? Lý do tại sao OCB cho FLC chuộc lại tòa nhà số 265 Cầu Giấy và cho họ chuyển nhượng? Đại Nam gán nhiều lô đất dự án KDC Đại Nam, dư nợ thế nào, có chuyển nhượng tài sản này không? Đề nghị tỷ lệ nợ xấu kế hoạch năm 2023 chỉ dưới 2%.

Ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng Giám đốc OCB: Năm 2022 là năm duy nhất OCB không đạt kế hoạch kinh doanh xét giai đoạn từ 2012 đến nay. HĐQT và Ban Điều hành đã có những đánh giá kỹ và lấy đây làm cơ sở để xây dựng chỉ tiêu năm 2023.

Kế hoạch năm 2022 đặt ra với bối cảnh thị trường lạc quan. Khi ấy dịch COVID-19 đã kết thúc, nền kinh tế như bị nén bởi lò xo của 2 năm COVID-19 với nhiều tín hiệu tích cực. Nhưng sau đó, như cổ đông đã biết, năm 2022 đã có nhiều diễn biến không thể dự báo như chiến sự Nga-Ukraine, vấn đề từ thanh khoản hệ thống.

Dù vậy, có thể thấy hoạt động chính (từ cho vay tín dụng) của ngân hàng năm 2022 vẫn tăng 21% so với năm 2021. Bên cạnh đó, hoạt động dịch vụ tăng đến 29% - cao nhất từ trước đến nay của OCB. Việc lợi nhuận năm 2022 không đạt kế hoạch như AGM đề ra là do mảng kinh doanh trái phiếu Chính phủ bị ảnh hưởng.

Kế hoạch lợi nhuận năm 2023 là 6.000 tỷ đồng được dựa trên sự thận trọng cao. Và, khoản chênh lệch khoảng 1.500 tỷ đồng so với năm 2022 dược dựa trên kỳ vọng từ kinh doanh trái phiếu Chính phủ.

Ban lãnh đạo nhìn nhận năm 2023 sẽ có nhiều khó khăn do bối cảnh vĩ mô, kinh doanh trong quý I không thuận lợi, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

Về 2 khoản vay với FLC và Đại Nam, toàn bộ danh mục nợ này đã thu hồi xong. Với tòa nhà số 265 Cầu Giấy, OCB ban đầu có chủ trương mua để đầu tư tài sản. Nghị quyết của FLC đăng tải trên báo chí là không chính xác. Năm 2022, khi FLC gặp khó khăn, OCB chấm dứt giao dịch vì nhiều lý do như đầu tư tòa nhà phát sinh nhiều vấn đề, hay bản thân FLC có vấn đề nội bộ nên chưa thể thực hiện thủ tục sang tên. OCB như đã biết đã thực hiện quyền dừng hợp đồng và FLC phải chịu phạt. Phía FLC đã chấp nhận chịu phạt và hoàn trả đầy đủ số tiền.

Với kế hoạch nợ xấu năm 2023 dự kiến dưới 3%. Thực chất, OCB thay đổi cách tính khi vừa tính nợ xấu của khách hàng tại OCB và cả nợ xấu kéo theo CIC. Cách tính này cũng khiến nợ xấu 2022 tăng mạnh lên mức 1,67%.

Trong năm 2023, OCB dành sự ưu tiên cao để kiểm soát nợ xấu. Tuy nhiên, tình hình thị trường năm nay sẽ có nhiều khó khăn. OCB sẽ cố gắng kéo nợ xấu giảm ở mức dưới kế hoạch.

Ông Trịnh Văn Tuấn – Chủ tịch HĐQT OCB: Kế hoạch năm 2023 được tính toán thận trọng. HĐQT bàn thảo kỹ và trình AGM năm 2023 thông qua ở ngưỡng 6.000 tỷ. Đây cũng là áp lực với HĐQT và Ban Điều hành.

OCB trong quý I/2023 được cấp “room” tín dụng là 11,85%. Điều này thể hiện OCB nhận sự tín nhiệm cao, ngân hàng đang đi đúng hướng trong việc trú trọng quản trị rủi ro.

Tại AGM năm 2022, OCB có thông tin chia cổ tức 30%, nhưng tới hôm nay thì kế hoạch này vẫn chưa thực hiện. Vì sao OCB chậm trễ trả cổ tức? Khi nào cổ đông nhận cổ tức?

Ông Trịnh Văn Tuấn: Ngay sau AGM năm 2022, OCB đã tiến hành thực hiện bước phân phối lợi nhuận cổ đông. Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận. Tuy nhiên, thủ tục tiếp theo phải nộp hồ sơ với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Việc thiếu sót hồ sơ, quy trình kéo dài và ảnh hưởng sự chấp thuận của UBCKNN.

Chúng tôi dự kiến gộp chia cổ tức năm ngoái và năm nay. Ngay sau khi ĐHĐCĐ phê duyệt tăng vốn điều lệ, chúng tôi sẽ trình thủ tục lại với NHNN và UBCKNN.

Hiện nay, hầu như các ngân hàng chạy đua chuyển đổi số, đặc biệt sản phẩm số. Lợi thế của OCB trong đường đua này? Sản phẩm ngân hàng số của OCB có gì khác biệt?

Ông Nguyễn Đình Tùng: Chuyển đổi số là xu hướng chung. Chính phủ và NHNN đã có định hướng, chỉ đạo sát sao cho các ngân hàng thương mại. Mặt khác, có đến trên 90% người dùng sử dụng kênh số.  

Sự cạnh tranh môi trường ngân hàng số là đương nhiên, đó là mục tiêu trọng yếu nhất của các nhà băng, và sự cạnh tranh còn khốc liệt hơn các mảng kinh doanh khác.

Đối với OCB – ngân hàng có quy mô tín dụng ở mức vừa, OCB không có nhiều lựa chọn để thực thi nhiệm vụ trở thành NHTM cổ phần tư nhân tốt nhất trên thị trường. Chuyển đổi số, theo tôi, vừa là thách thức và cứu cánh với chúng ta. 2 năm trước, OCB đã thông qua chiến lược năm 2021-2025 lấy ngân hàng số là trụ cột quan trọng nhất trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

Mục tiêu quan trọng nhất của OCB là nằm trong top hàng đầu ngân hàng số. Ở lĩnh vực kinh doanh truyền thống, quy mô ngân hàng là điểm lợi thế để các nhà băng có thể cho vay và thực hiện chiến lược bán hàng hiệu quả, nhưng lợi thế này không tuyệt đối trên thị trường số.

Đổi mới về số hóa phải bắt đầu từ tư duy của lãnh đạo cấp cao ngân hàng. Nếu tư duy giữ nguyên thì không thể thay đổi. Hiện tại, người dùng các ứng dụng (app) thanh toán hướng đến những giao dịch nhỏ hàng ngày cho đến việc thanh toán mua những tài sản lớn. Tuy nhiên, khách hàng giờ còn đòi hỏi những lợi ích khác.

OCB đã có sản phẩm ứng dụng liên kết các sàn giao dịch bất động sản để người dùng có thể tìm những căn nhà hợp túi tiền; hay ngân hàng cũng đang phát triển ứng dụng mới hướng đến người tiêu dùng khách hàng trẻ từ 18-25 tuổi có thể được cấp hạn mức tín dụng từ 5-10 triệu đồng. Hiện tại, sản phẩm này đang chờ sự phê duyệt của NHNN.

OCB là ngân hàng đầu tiên triển khai Basel II, triển khai hệ thống giám sát, chuẩn mực IFRS. Đầu tư vào giai đoạn này có phù hợp? Tổng vốn để đầu tư? 

Ông Nguyễn Đình Tùng: Basel II là nỗ lực cao của OCB. Ngân hàng có thời gian để các ngân hàng áp dụng chuẩn Basel II nâng cao theo lộ trình của NHNN. Tôi kỳ vọng có tác dụng ngay đối với OCB.

Thường có hai cách để cải thiện việc thu hồi các khoản nợ rủi ro: Rút kinh nghiệm và đưa vào áp dụng phương pháp, chuẩn mực đã được áp dụng thành công trên toàn cầu. Tuy nhiên, kinh nghiệm của tổ chức bao giờ cũng có giới hạn. Do đó, OCB sẽ áp dụng cách thứ hai là Basel II nâng cao, cho phép kiểm soát rủi ro đến từng khoản vay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ