Chứng khoán phái sinh: Dùng robot để ‘cân bằng’ cảm xúc

Nhàđầutư
Sử dụng robot chỉ báo cũng là một cách để nhà đầu tư cân bằng cảm xúc trong bối cảnh giá chỉ số hợp đồng tương lai thường biến động mạnh…
HÓA KHOA
07, Tháng 03, 2019 | 07:06

Nhàđầutư
Sử dụng robot chỉ báo cũng là một cách để nhà đầu tư cân bằng cảm xúc trong bối cảnh giá chỉ số hợp đồng tương lai thường biến động mạnh…

nhadautu - giao dich phai sinh

 

Tâm lý, cảm xúc luôn là vấn đề mà nhiều nhà đầu tư gặp phải khi giao dịch chứng khoán phái sinh. Với tốc độ có lãi nhanh, khả năng “sửa sai” nhanh, nhiều nhà đầu tư (nên gọi đúng là đầu cơ) đã tham gia thị trường phái sinh với chiến thuật chủ đạo là lướt sóng, đóng mở trong phiên, nhưng đây lại chính là điểm yếu khi nhiều nhà đầu tư đã càng thua lại càng ham giao dịch, hoặc chấp nhận gồng lỗ bằng cách đặt thêm vị thế. (Phải chăng vì điều này mà ông Lê Hải Trà – Thành viên Hội đồng quản trị Phụ trách Hội đồng quản trị Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE), nhận định 95% nhà đầu tư giao dịch phái sinh thua lỗ, chỉ 5% là chiến thắng?)

Vì lẽ đó, nhiều nhà đầu tư đã sử dụng robot phái sinh như một công cụ hỗ trợ giao dịch. Thực tế, robot phái sinh là một chỉ báo đưa ra khuyến nghị vị thế dựa trên việc tổng hợp các số liệu thị trường. Khác với nhà đầu tư bị chi phối tâm lý, robot có thể chốt lời hoặc cắt lỗ rất nhanh mà không hề lăn tăn.

Một đặc điểm rất "trội" khác của robot là việc xác định xu hướng trung hạn của thị trường rất tốt. Trong quá trình “sinh hoạt” với một nhóm nhà đầu tư, người viết nhận thấy, robot thường đưa ra chỉ báo điểm mua, điểm cắt lỗ và điểm chốt lời với tỷ lệ chính xác cao.

Một số room phái sinh có robot xác định xu hướng thị trường khá tốt, điển hình trong phiên giao dịch ngày 5/3 robot phái sinh đã xác định điểm short tốt khi VN30 thất bại trong việc chinh phục mốc 930 điểm. Đóng cửa phiên này, chỉ số VN30 giảm 4,76 điểm (xuống 923,66 điểm), trong khi đó VN30F1903 chốt phiên giảm 9,4 điểm còn 917,5 điểm.

Tuy vậy, không nên nghĩ đây là công cụ hoàn hảo. Bởi lẽ, robot chẳng qua cũng chỉ là một chỉ báo được lập trình bởi con người, do đó trình độ người lập trình khá quan trọng và nhà đầu tư thực sự cần thời gian theo dõi để biết liệu robot này có giao dịch hiệu quả.

nhadautu - quang cao robot

Một quảng cáo robot phái sinh trên diễn đàn chứng khoán

Chưa kể, điểm yếu của robot là chỉ báo này có thể bị “nhiễu nặng” khi chỉ số đi vào vùng side-way (đi ngang).

Một nhà đầu tư chuyên sử dụng robot chia sẻ,”Trong giai đoạn thị trường đi ngang, robot có thể bị ‘đánh lừa’ bởi các nhịp lên nhỏ của hợp đồng tương lai. Do đó, 10 lệnh giao dịch thì đến 9 lệnh phải cắt lỗ, thậm chí có giai đoạn robot lỗ đến 50 điểm và phải hoàn phí cho nhà đầu tư”.

Tuy vậy, không nhiều nhóm robot phái sinh minh bạch như vậy, và nhiều nhà đầu tư đã ăn trái đắng khi tin tưởng robot phái sinh chỉ vì một tấm ảnh quảng cáo “lãi” lớn thế nào. Thậm chí, có khi công cụ robot chỉ là “trá hình” để một số môi giới tìm kiếm khách hàng giao dịch kiếm KPI.

nhadautu - robot phai sinh 2

Quảng cáo robot phái sinh trên fan page facebook

Nhiều chuyên gia cho rằng robot cũng chỉ là công cụ tham khảo khi giao dịch đầu tư, người viết đã ghi nhận ý kiến từ một số chuyên gia giao dịch chứng khoán phái sinh. “Tôi chủ trương giao dịch phái sinh theo cách mở vị thế mua/bán và nắm giữ. Việc xác định xu hướng thị trường trong giao dịch phái sinh rất quan trọng, nó quyết định bạn có thể lãi hay không? Và đương nhiên bạn có thể tận dụng sự cơ động của giao dịch phái sinh để sửa sai”, một giám đốc phân tích công ty chứng khoán chia sẻ với người viết.

Một nhân viên tư vấn trong một công ty chứng khoán top 5 thị phần chia sẻ, “Tốt nhất, để có một điểm mở/đóng vị thế và nắm giữ, rất cần tham khảo nhận định giao dịch "lướt sóng" trong ngày của các tư vấn viên cấp cao, và sẽ có những giai đoạn thị trường sắp kết thúc sóng hoặc "đi ngang" bập bõm, nhà đầu tư nếu muốn tham gia sẽ buộc phải dùng 30% ngân sách để lướt sóng. Ngược lại, lướt sóng cũng rất cần tham khảo xu hướng (trend) chung và vùng tạo đáy tạo đỉnh của 'trend' để kiềm chế bản thân”.  

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ