Chủ tịch Quốc hội: Đánh giá thẳng thắn việc giải ngân vốn đầu tư công, rủi ro thị trường tài chính

Nhàđầutư
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các vị đại biểu Quốc hội đánh giá khách quan, sát thực, toàn diện, thẳng thắn về kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, nhất là trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, giải ngân vốn đầu tư công, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ...
THẮNG QUANG
22, Tháng 05, 2023 | 11:40

Nhàđầutư
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các vị đại biểu Quốc hội đánh giá khách quan, sát thực, toàn diện, thẳng thắn về kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, nhất là trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, giải ngân vốn đầu tư công, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ...

Sáng 22/5, Chủ tịch Quốc hội phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Kỳ họp thứ 5 được chia làm 2 đợt, họp tập trung tại Nhà Quốc hội: Đợt 1 từ ngày 22/5 đến ngày 10/6; đợt 2 từ ngày 19/6 đến ngày 24/6 (dành một tuần giữa 2 đợt để các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan liên quan xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội thông qua vào cuối Kỳ họp).

Dự kiến trong 23 ngày làm việc, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nhiệu nội dung quan trọng.

Quốc hội thông qua 8 dự án luật

Theo Chủ tịch Quốc hội, về công tác lập pháp, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 8 dự án luật, trong đó có 6 dự án luật đã được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4.

Quốc hội cũng xem xét, ban hành 3 nghị quyết quy phạm pháp luật: Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM;Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi); Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Tại hỳ họp này, Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần thứ hai đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi); cho ý kiến lần đầu đối với 8 dự án luật khác, bao gồm: Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (trong trường hợp Quốc hội thống nhất bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023).

vuong-dinh-hue

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc kỳ họp. Ảnh: Phạm Thắng.

Đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đây là một đạo luật quan trọng, phức tạp, giữ vai trò căn bản trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ và ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực thi các chính sách, quy định trong rất nhiều luật khác, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, tới tất cả các tổ chức và từng người dân. Dự án đã được tiếp thu, hoàn chỉnh trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 và hơn 12 triệu lượt góp ý của các tầng lớp Nhân dân. 

Thông qua nhiều hình thức phong phú, các ý kiến đã tham gia sôi nổi vào việc hoàn chỉnh nhiều vấn đề của dự thảo luật, trong đó tập trung vào 4 vấn đề quan trọng: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; tài chính đất đai, giá đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

"Việc lấy ý kiến Nhân dân thực sự đã trở thành một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, phát huy sâu sắc quyền làm chủ của Nhân dân, góp phần tạo nên bước tiến quan trọng về chất lượng của dự thảo luật.. Trên cơ sở hồ sơ dự án luật, đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, tiếp tục đóng góp ý kiến nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng", Chủ tịch Quốc hội nói.

Khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội xem xét báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021....

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, những tháng đầu năm 2023, mặc dù bối cảnh thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhưng kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và đời sống người dân cơ bản ổn định, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện.

toan-canh

Toàn cảnh khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Phạm Thắng.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm, nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính giảm mạnh do lạm phát, căng thẳng địa chính trị, các nước thắt chặt chính sách tiền tệ… đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của nước ta.

Mức tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn so với mục tiêu đề ra; một số địa phương có mức tăng trưởng âm hoặc thấp so với cùng kỳ; kim ngạch xuất, nhập khẩu, sản xuất của nhiều ngành công nghiệp chủ lực giảm hoặc tăng thấp; một số điểm nghẽn của các thị trường chưa được tháo gỡ hiệu quả; nhiều doanh nghiệp còn khó khăn, một số doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô hoặc dừng hoạt động; kinh tế vĩ mô tiềm ẩn nhiều rủi ro; áp lực tỷ giá, lãi suất tăng cao; nguy cơ nợ xấu gia tăng; tình hình dịch bệnh, thiên tai dự báo sẽ diễn biến phức tạp…

Trên cơ sở báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, ông Vương Đình Huệ đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tập trung phân tích cụ thể, đánh giá khách quan, sát thực, toàn diện, thẳng thắn về kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, nhất là trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm; giải ngân vốn đầu tư công, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ, các vấn đề về văn hóa, lao động, an sinh xã hội…;

Cùng với đó làm rõ trách nhiệm, nguyên nhân khách quan, chủ quan cả trong công tác tổ chức thực hiện và những vấn đề liên quan đến chính sách, thể chế, pháp luật; những khó khăn hạn chế của nội tại nền kinh tế; dự báo sát với tình hình thời gian tới, từ đó, đề xuất giải pháp thiết thực, kịp thời, nhất là có giải pháp hữu hiệu để chấn chỉnh, khắc phục ngay tình trạng kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, góp phần hoàn thành các mục tiêu năm 2023, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cho cả giai đoạn 2021-2025.

Bổ nhiệm Bộ trưởng Tài nguyên và Mội trường

Về hoạt động giám sát tối cao, Quốc hội sẽ nghe Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; xem xét báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Tại kỳ họp này, lần đầu tiên, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

dai-bieu3

Các đại biểu tại kỳ họp thứ 5. Ảnh: Phạm Thắng.

Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng". 

Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng sẽ xem xét, thông qua các nghị quyết về Chương trình giám sát và thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024.

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng sẽ xem xét một số báo cáo của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, MTTQ Việt Nam, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND dân tối cao, Kiểm toán nhà nước…

Về công tác nhân sự, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định công tác nhân sự ngay tại đầu kỳ họp: Xem xét, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV, miễn nhiệm và bầu chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; xem xét, phê chuẩn việc miễn nhiệm và bổ nhiệm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021-2026.

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến và thông qua nhiều nội dung rất quan trọng, thu hút sự quan tâm và kỳ vọng rất lớn của cử tri, Nhân dân cả nước cũng như đồng bào ta ở nước ngoài. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng, thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, chất lượng để các quyết sách của Quốc hội thực sự đồng hành, hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ