Chỉ số giá nhiều nhóm ngành hàng ở TP.HCM tăng cao trong tháng 8

Nhàđầutư
Các chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, thực phẩm, thuốc lá… ở TP.HCM đều tăng so với tháng 7 và cùng kỳ năm. Nguyên nhân là do thành phố tiếp tục tăng cường các biện pháp chống dịch COVID-19 nên nhu cầu dự trữ của người dân cũng tăng cao.
ĐÌNH NGUYÊN
05, Tháng 09, 2021 | 16:49

Nhàđầutư
Các chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, thực phẩm, thuốc lá… ở TP.HCM đều tăng so với tháng 7 và cùng kỳ năm. Nguyên nhân là do thành phố tiếp tục tăng cường các biện pháp chống dịch COVID-19 nên nhu cầu dự trữ của người dân cũng tăng cao.

Số liệu của Cục Thống kê TP.HCM cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0,33% so với tháng trước, tăng 3,83% so với tháng cùng kỳ năm trước và bình quân 8 tháng năm 2021 tăng 2,51% so với bình quân năm 2020.

Để kiểm soát tình hình, thành phố đã xây dựng kế hoạch triển khai phiếu/thẻ đi chợ, siêu thị, khuyến khích các điểm bán hàng lưu động, tăng cường kiểm tra, siết chặt việc sốt giá, tăng giá nhằm góp phần ổn định giá cả trên thị trường.

Một số nguyên nhân dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 ở TP.HCM tăng là do thành phố tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, kéo theo nhu cầu dự trữ hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm. Trong khi, nguồn cung hàng hóa vẫn còn hạn chế, nhiều chợ đầu mối và truyền thống vẫn đang tạm ngưng hoạt động để phòng chống dịch. Ngoài ra, chi phí vận chuyển hàng hóa trong thời gian này cũng tăng.

chi-so-gia-nhom-nganh-thuc-pham-tphcm

Chỉ số giá nhóm dịch vụ ăn uống, lương thực ở TP.HCM trong tháng 8 tăng do dịch bệnh kéo dài. Ảnh: Nguyễn Vũ Phước 

So với tháng 7, có 3/11 nhóm chỉ số giá tăng so với tháng trước bao gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 1,38%); đồ uống và thuốc lá (tăng 0,75%); nhóm giáo dục (tăng 0,003%). Nhóm thuốc và dịch vụ y tế không biến động. Các nhóm hàng còn lại đều giảm so tháng trước, trong đó giảm cao nhất là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (giảm 0,84%).

Cụ thể, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,68% so với tháng trước. Trong đó, chỉ số giá nhóm lương thực tăng 1,59%, chủ yếu do gạo tăng 0,50%; nhóm bột mì và ngũ cốc khác tăng 8,33%; nhóm lương thực chế biến tăng 2,07%. Giá các mặt hàng này tăng cao do nhu cầu mua dự trữ tăng, nguồn cung tăng giá.

Tương tự, chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 2,71% so với tháng trước, cụ thể như thịt gia súc tăng 2,57%, thịt gia cầm tăng 1,01%, thịt chế biến tăng 0,80%, trứng các loại tăng 7,38%, thủy sản tươi sống tăng 4,99%, nước mắm, nước chấm tăng 1,06%. Rau tươi, khô và chế biến tăng 5,39% so tháng trước; quả tươi, chế biến tăng 4,36%.

Nhóm đồ uống và thuốc lá chỉ số giá tăng 0,75% so tháng trước, tập trung ở mặt thuốc lá tăng 2,66%, do nhu cầu tăng cao để tích trữ và chi phí vận chuyển tăng.

Trong khi đó, chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt, VLXD giảm 0,84% so với tháng trước, chủ yếu ở nhà ở thuê giảm 1,21%; giá điện sinh hoạt giảm 0,49%, nước sinh hoạt giảm 0,39%. Bên cạnh đó, nhóm gas và các loại chất đốt tăng 2,97%, do giá gas điều chỉnh trong khoảng 12.000-20.000 đồng/bình; ngược lại giá dầu hỏa giảm 2,53%.

Còn chỉ số giá nhóm giao thông giảm 0,22% so với tháng trước. Trong đó, phương tiện đi lại giảm 0,14%; nhiên liệu giảm 0,38% do tác động của việc điều chỉnh giá xăng dầu vào ngày 11/8/2021 và giảm giá xăng dầu hỗ trợ chống dịch tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ