Châu Âu sẽ tránh cuộc đại suy thoái tiếp theo như thế nào?

Nhàđầutư
Sau cuộc "Đại suy thoái 2009", nền kinh tế châu Âu vẫn trong quá trình hồi phục. Chu kỳ khó khăn khác đang diễn ra, có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm đối với chính trị và kinh tế. Khi những chính sách hiện có không đủ tính kích thích cho nền kinh tế, cần tìm kiếm những lựa chọn thay thế.
TIỆP NGUYỄN
08, Tháng 10, 2019 | 08:09

Nhàđầutư
Sau cuộc "Đại suy thoái 2009", nền kinh tế châu Âu vẫn trong quá trình hồi phục. Chu kỳ khó khăn khác đang diễn ra, có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm đối với chính trị và kinh tế. Khi những chính sách hiện có không đủ tính kích thích cho nền kinh tế, cần tìm kiếm những lựa chọn thay thế.

Dù những tuyên bố chính thức được đưa ra có vẻ đáng tin tưởng, trạng thái xấu đi của nền kinh tế toàn cầu vẫn đang nằm ở mức cao trong nghị trình chính sách quốc tế. Tổ chức Hợp tác Quốc tế OECD mới sửa lại dự báo tăng trưởng xuống mức 1,5% của các nền kinh tế lớn G20 trong năm 2020, so với mức gần 2,5% năm 2017.

Nhà kinh tế trưởng của OECD, Laurence Boone cảnh báo rủi ro của việc nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục trở nên xấu hơn. Đây có thể coi là cách ông ám chỉ rằng mối đe dọa sẽ xảy ra suy thoái toàn cầu đang tăng lên.

Sự thay đổi về cấu trúc trong ngành công nghiệp ô tô, năng suất nghèo nàn trong những nền kinh tế lớn, năng lực sản xuất dự phòng bị thu hẹp, sự bất ổn tài chính - Mỗi chi tiết đều đủ để gây ra những lo ngại trong thời điểm nền kinh tế vẫn bình thường. Nhưng hiện nay, sự kết hợp của những vết nứt trên hệ thống thương mại toàn cầu và tình trạng khủng hoảng chưa từng có về mặt chính sách đang gây thêm những mối lo âu.

suy-thoai-chau-au1

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung góp phần không nhỏ cho nguy cơ xảy ra suy thoái.

Như OECD nhấn mạnh, một phần khá lớn góp phần cho sự tăng trưởng chậm xảy ra có thể là do tranh chấp thương mại Mỹ - Trung hiện tại. Nhà nghiên cứu thuộc viện Peterson, Chad Bown đã liệt kê chi tiết dựa trên những tuyên bố đã được đưa ra: trung bình thuế nhập khẩu mà Mỹ áp lên các mặt hàng Trung Quốc sẽ tăng từ 3% vào 2 năm trước lên tới con số 27% vào cuối năm nay.

Trong khi, mức thuế Trung Quốc áp cho các mặt hàng của Mỹ sẽ tăng từ 8% lên mức 25% ở cùng khoảng thời điểm. Những hành động này đủ mạnh để làm tăng sự đổ vỡ của những kênh cung ứng. Mối lo về sự leo thang tiếp theo chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư.

Hơn nữa, sự thất thường trong chính sách áp thuế của tổng thống Mỹ Donald Trump là triệu chứng của một sự việc lớn hơn. Đó là việc đánh giá lại về những mạng lưới sản xuất toàn cầu. Ngay cả khi ông Trump không tái đắc cử vào năm 2020, cũng sẽ rất khó để có thương mại tự do tại Mỹ.

Tổn thương đối với chế độ thương mại toàn cầu vì chủ nghĩa quốc gia đã có từ trước khi ông Trump lên làm tổng thống. Và những mối bất bình với việc tự do theo đuổi giá thành sản xuất thấp hơn đang tiếp tục tăng lên.

Một quan ngại lớn nữa là việc thiếu đi những công cụ chính sách để ngăn chặn sự tăng trưởng chậm. Trong một cuộc suy thoái bình thường, những ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất một cách mạnh mẽ để gia tăng mức cầu. Ví dụ như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED đã cắt giảm mỗi lần 5% trong 3 cuộc suy thoái gần đây.

suy-thoai-chau-au2

Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB đã nhiều lần cắt giảm lãi suất.

Tuy nhiên, ngày nay, FED chỉ còn 1 nửa điều kiện như trước để cắt giảm lãi suất trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB có rất ít không gian để thực hiện điều này. Lãi suất phi rủi ro của khu vực Eurozone đã ở mức âm ngay cả với những trái phiếu có kỳ hạn 30 năm. Và sau khi ECB mới nới lỏng chính sách dưới thời vị chủ tịch sắp ra đi Mario Draghi, người kế nhiệm ông là bà Christine Lagarde sẽ thừ hưởng "một hộp công cụ rỗng không".

Như bà Lagarde đã nói "không chỉ các ngân hàng trung ương đóng vai trò trung tâm". Cả bà và ông Draghi đều đã kêu gọi những chính phủ trong khu vực Eurozone cung cấp những công cụ kích thích tài chính (chính sách tài khóa tích cực). Về mặt lý thuyết, điều này là khả thi: Trong khi Mỹ thường điều chỉnh ngân sách thâm hụt theo cho kỳ vượt mức 6% GDP, thâm hụt thương mại trung bình tại khu vực Eurozone vẫn nằm ở dưới 1%.

Tỷ lệ nợ công trên GDP tại Eurozone dù cao nhưng vẫn còn thấp hơn so với Mỹ. Hơn nữa, như nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, ông Olivier Blanchard nhấn mạnh, thâm hụt nhất thời không gây tăng tỷ lệ nợ công trên GDP lâu dài khi mức lãi suất vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng như hiện tại.

Tuy nhiên, trong cuộc họp gần đây nhất vào tháng 9, các bộ trưởng tài chính châu Âu vẫn chưa cân nhắc đến những kế hoạch tài khóa dự phòng. Còn Đức, đất nước vốn có không gian để vùng vẫy, vẫn phản đối việc nới lỏng chính sách "số 0 đen" về không thâm hụt ngân sách của mình. Theo chính sách này, nghị viện sẽ chấp nhận một ngân sách cân bằng với mức thâm hụt chấp nhận được chỉ khi tăng trưởng không đạt được như mong đợi.

Trong khi ngày càng có nhiều lời kêu gọi Đức gỡ bỏ những ràng buộc tự đặt cho mình, thì những điều khoản "kìm hãm nợ" trong hiến pháp của Đức giới hạn mức điều chỉnh thâm hụt liên bang ở mức dưới 0,35% GDP.

suy-thoai-chau-au3

Đức vẫn cương quyết giữ chính sách "số 0 đen" không để thâm hụt ngân sách.

Các chính phủ châu Âu vì thế chỉ còn không gian hạn chế để vận dụng chính sách tài khóa và có thể thiếu đi sự dũng cảm về mặt chính trị để mở rộng không gian hoạt động. Bởi vậy, Châu Âu sẽ phải loay hoay với suy thoái mà không phản ứng lại với nó một cách quyết liệt.

Một thập kỷ sau cuộc "Đại Suy Thoái 2009", nền kinh tế châu Âu vẫn còn đang trong quá trình hồi phục. Một chu kỳ khó khăn kéo dài khác có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tiềm tàng nguy hiểm đối với chính trị và kinh tế. Khi những chính sách tiền tệ và tài khóa có vẻ như không có đủ tính kích thích cho nền kinh tế, các nhà hoạch định chính sách nên tìm kiếm những lựa chọn thay thế.

Điều này đưa tới ý tưởng về việc trang bị cho ECB những công cụ mới. Trong cuối thập niên 1960, cha đẻ của chủ nghĩa trọng tiền, Milton Friedman đã hình dung rằng các ngân hàng trung ương có thể dùng trực thăng để thả tiền xuống - một phép ẩn dụ sau này được cựu chủ tịch FED, Ben Bernanke sử dụng để giải thích vì sao FED luôn có thể hành động nhiều hơn để chống lại sự giảm phát.

Để biến suy nghĩ mang tính thử nghiệm này thành một lựa chọn thực tế về mặt chính sách, hệ thống châu Âu phải mở rộng không ngừng những khoản vay không lãi cho những đất nước thành viên, với điều kiện họ sẽ chuyển tiền tới người tiêu dùng với điều kiện tương tự. Cụ thể, các hộ gia đình sẽ nhận một khoản tín dụng khoảng 1.000 Euro không phải hoàn trả - về thực tế, sự chuyển tiền như vậy sẽ cấp tiền nhiều hơn cho việc tiêu dùng.

Mỗi ngân hàng trung ương cũng sẽ giữ tài sản vô hình trên bảng cân đối tài sản của mình. Hoặc, theo cách thực tế hơn, bồi hoàn lại những thiệt hại tương quan theo thời gian bằng cách giảm bớt cổ tức thường niên trả cho những cổ đông.

suy-thoai-chau-au4

Hiện, ECB vẫn còn lựa chọn là vượt qua bức tường thành ngăn các chính sách tiền tệ và tài khóa.

Tuy nhiên, một sáng kiến như vậy sẽ phải đối mặt với những trở ngại lớn. Đầu tiên là tính pháp lý: Liệu ECB có hành động theo quyền hạn của mình? Có thể cho rằng ECB sẽ làm như vậy. Bởi cung cấp một hoạt động như vậy sẽ có thể giúp ECB đạt được mục tiêu ổn định giá. Lạm phát của khu vực Eurozone đang quá thấp và một trận suy thoái sẽ càng làm điều này trở nên trầm trọng hơn.

Vấn đề thứ 2 là quá trình thực hiện: nhiều hộ gia đình tại Eurozone không có tài khoản ngân hàng trong khi số khác lại có nhiều tài khoản. Và liệu cùng một số tiền có thể chuyển tới những hộ gia đình ở Luxembourg cũng như ở Latvia, nơi thu nhập theo đầu người thấp hơn 4 lần? Điều này có thể không phải là vấn đề khi đứng theo quan điểm kinh tế vĩ mô nhưng nó lại là vấn đề về sự công bằng.

Rào cản cuối cùng là chính trị: ECB sẽ bị kết tội đã vượt qua bức tường thành ngăn cách chính sách tiền tệ và tài khóa, bởi hành động như vậy sẽ giống như một nước chuyển đổi tài chính bằng cách in tiền. Với sự khắt khe ở thời điểm hiện tại trong chiến lược tiền tệ của ECB, điều này có thể đẩy những cuộc tranh luận đi rất xa.

Tình huống kinh tế đang xấu đi và sự thiếu vắng những lựa chọn thay thế chứng minh cần phải bước vào những địa hạt chưa được thăm dò. Có vẻ, châu Âu chưa có can đảm để làm điều này. Nhưng ngay cả khi có sự quyết tâm, con đường sẽ rất hẹp, nhiều nguy hiểm và chướng ngại. Nhưng nguy hiểm của việc hành động sẽ thấp hơn là ngó lơ những sự lựa chọn vẫn còn có thể thực hiện.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24610.00 24930.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30551.00 31735.00 31684.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27051.00 27160.00 28008.00
JPY 159.87 160.51 167.97
AUD 15844.00 15908.00 16394.00
SGD 18015.00 18087.00 18623.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17865.00 17937.00 18467.00
NZD   14602.00 15091.00
KRW   17.66 19.27
DKK   3523.00 3654.00
SEK   2299.00 2389.00
NOK   2259.00 2349.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ