Chặn đường chạy chức, chạy quyền để ngăn hậu họa

Ở Việt Nam hiện nay, những biểu hiện chạy chức, chạy quyền dẫn đến tiêu cực, vi phạm phải xử lý rất nhiều và rất đau lòng.
AN NA
27, Tháng 09, 2019 | 10:32

Ở Việt Nam hiện nay, những biểu hiện chạy chức, chạy quyền dẫn đến tiêu cực, vi phạm phải xử lý rất nhiều và rất đau lòng.

Quy định số 205-QĐ/TW của Bộ Chính trị vừa được ban hành đã nêu rõ các cơ chế kiểm soát quyền lực; nhận diện 6 hành vi chạy chức, chạy quyền; 8 hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức và xử lý các hành vi chạy chức, chạy quyền. Báo Giao thông trao đổi với ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra T.Ư, người trực tiếp nhiều lần góp ý vào dự thảo Quy định 205 để làm rõ hơn sự cần thiết của quy định này trong bối cảnh hiện nay.

vu-quoc-hung-1-1569502547-width480height330

Ông Vũ Quốc Hùng

Cần thiết, kịp thời và nhân văn

Đây là lần đầu tiên vấn đề kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền chính thức được Bộ Chính trị ban hành trong một quy định do Tổng bí thư, Chủ tịch nước ký. Theo ông, việc này có ý nghĩa thực tiễn thế nào?

Quy định số 205-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước vừa ký ban hành ngày 23/9 có ý nghĩa rất quan trọng.

Các bậc tiền bối đã nói: “Giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn”, theo quy luật, mọi thể chế khi nắm giữ quyền lực đều dễ bị tha hóa, dẫn tới lộng quyền, lạm quyền. Nên bất kỳ chế độ, quốc gia nào muốn ổn định đều phải có những quy định về kiểm soát, giám sát quyền lực dưới các hình thức khác nhau.

Quy định này là rất cần thiết, rất thời sự và quan trọng, đúng quy luật trong quản lý Nhà nước, sát thực tiễn đang diễn ra. Ở Việt Nam hiện nay, những biểu hiện chạy chức, chạy quyền dẫn đến tiêu cực, vi phạm phải xử lý rất nhiều và rất đau lòng. Có những người có chức có quyền nhưng đã đi ngược lại lợi ích của Đảng, của nhân dân vì họ đã lạm dụng quyền lực vì mục đích cá nhân, thực tế không ít người đã bị xử lý. Thực tế này cho thấy vấn đề kiểm soát quyền lực vẫn chưa thực sự được như mong muốn.

Ngoài ra, đây cũng là quy định mang tính nhân văn, giúp cảnh tỉnh, rung lên những hồi chuông báo động để những người có ý định chạy chức chạy quyền biết sợ mà không dám nữa, không sa chân vào vực thẳm của sự cám dỗ quyền lực để rồi phải ân hận, hối tiếc.

Quy định này có gì mới hơn, mạnh mẽ hơn, cụ thể hơn so với các quy định liên quan về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền trước đây, thưa ông?

Chúng ta đã có nhiều quy định về công tác cán bộ, xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Nhưng đây là lần đầu tiên, có một quy định riêng, cụ thể về kiểm soát quyền lực và chống chạy chức, chạy quyền. Điều này cho thấy Đảng ta rất chú trọng và quyết tâm trong việc kiểm soát quyền lực, ngăn chạy chức chạy quyền, tha hóa cán bộ.

Đảng đã nhiều lần cảnh báo về vấn nạn chạy chức, chạy quyền. Nghị quyết T.Ư 6 (lần 2), Bộ Chính trị đã chỉ ra 5 loại - chạy - chạy chức trước khi bầu cử; chạy quyền trước khi phân công công tác; chạy lợi trước khi phân bổ ngân sách, đấu thầu, cấp quota; chạy chỗ trước khi bổ nhiệm; chạy tội trước khi điều tra, xét xử... Tuy nhiên, quy định lần này đã chỉ rõ, cụ thể các hành vi chạy chức, chạy quyền và các hành vi bao che, dung túng, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền.

Làm thế nào để thực hiện tốt?

Một trong những hành vi chạy chức được chỉ ra là: “Tiếp cận, thiết lập quan hệ, hối lộ, mua chuộc người có trách nhiệm, chức vụ, quyền hạn hoặc người có liên quan nhằm mục đích có được vị trí, chức vụ, quyền lợi. Theo ông, để nhận diện được hành vi này có dễ không? Và làm thế nào để tránh được sự định tính khi nhận diện hành vi của một ai đó?

Quy định nêu rất rõ, nhận diện 6 hành vi chạy chức chạy quyền, 8 hành vi bao che, tiếp tay. Tất nhiên khi đi vào thực hiện thì có thể bổ sung thêm những hướng dẫn chi tiết hơn để tránh định tính, nhưng như thế cũng là khá cụ thể để có thể nhận diện được khi tổ chức thực hiện. Và tôi nghĩ rằng, quan trọng nhất vẫn là sự cảnh báo, nhắc nhở đối với mỗi cán bộ đảng viên, tự thấy bản thân mình phải tránh, đừng để đến khi bản thân vướng phải rồi sau đó bị xử lý.

Quy định này chính là điểm tựa cho tổ chức Đảng và nhân dân, giúp cho việc tuyển chọn cán bộ của chúng ta thực chất hơn, chọn được những người xứng đáng, đủ đức đủ tài vào bộ máy, thay vì những người chỉ biết thu vén cá nhân, động cơ tiêu cực.

Cũng giống như Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên, trước hết là cán bộ cấp cao được Bộ Chính trị ban hành vào tháng 10/2018, điều mà nhân dân quan tâm hiện nay là làm thế nào để thực hiện tốt được Quy định kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền?

Để thực hiện tốt quy định này thì phải có sự quyết tâm, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân và chính sự giám sát của người dân. Như tình trạng “cả nhà làm quan”, ngay từ thời tôi còn công tác đã thấy, nay càng phổ biến. Bây giờ, khi có quy định này rồi thì phải quán triệt đến từng cán bộ đảng viên, phải rà soát, phát hiện ngay những người đương chức, những ai đã từng có biểu hiện chạy chức chạy quyền, những ai đã cố tình bao che, tiếp tay cho hành vi đó.

Để thực hiện việc rà soát, phát hiện này, cao nhất là Bộ Chính trị đứng ra chỉ đạo, rồi Ủy ban Kiểm tra T.Ư, Ban Tổ chức T.Ư, các cấp uỷ phải vào cuộc. Ban Thường vụ các cấp phải xem có đồng chí nào trong diện này không, Ban Dân vận phải nắm xem có ý kiến nào về nhân sự không, Ban Tổ chức phải rà soát, báo lại cho Thường vụ biết. Nếu phát hiện thấy bất cập, phải yêu cầu giải trình, để xem có sự chỉ đạo, có sự sắp đặt chức quyền nào không...

Theo ông, cùng với các quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thì nguyên tắc dân chủ - công khai - minh bạch cũng như sự giám sát của nhân dân có ý nghĩa như thế nào trong công tác cán bộ?

Tôi cho rằng, công tác cán bộ cần phải công khai để dân cùng biết, cùng bàn, cùng giám sát, kiểm tra. Có như vậy mới tạo được sự minh bạch, và chính những người có ý định cũng sẽ không dám chạy chức chạy quyền nữa, bởi khi đó còn có sự giám sát của nhân dân. Không gì có thể qua mắt được nhân dân.

Nhưng nhiều người vẫn lo ngại là chạy chức, chạy quyền hay nắm quyền lực trong tay thì dù sai phạm, chạy chọt như thế nào cũng rất kín kẽ, rất tinh vi xảo quyệt, vậy làm sao mà phát hiện, xử lý được, thưa ông?

Chúng ta phải hỏi dân thôi, phải sát dân. Nếu thực tâm nắm tình hình, thì có nhiều cách nắm bắt thông tin, như có thể về quê, tìm đến các mối quan hệ họ hàng, hàng xóm, rồi cơ quan, đồng nghiệp... Điều đó không khó khăn gì.

Thời gian ngắn vừa qua, hàng chục cán bộ cấp cao vướng vòng lao lý, tài sản Nhà nước bị thất thoát hàng chục nghìn tỷ... đã cho thấy hệ lụy khủng khiếp của vấn nạn chạy chức chạy quyền. Ông có cho rằng, công tác cán bộ, việc kiểm soát quyền lực đã phần nào bị buông lỏng, nên mới dẫn đến thực trạng đó?

Trước đây, cuộc sống khó khăn, nhiều người dù ăn cháo, thậm chí nhịn đói cũng không tơ hào dù chỉ một đồng của công. Nhưng ngày nay thì khác quá. Lời Bác Hồ dạy về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư…, nhiều người vẫn hàng ngày rao giảng, nhưng ở họ chỉ có sự bẻm mép mà không thực tâm học tập, thực hành. Thực tế cuộc sống luôn đặt ra những vấn đề mà các quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đôi khi chưa theo kịp. Chính vì thế, càng thấy sự cần thiết của việc ban hành Quy định 205 lần này.

Cán bộ phải trong sáng, có bản lĩnh

PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc (nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng):

Tạo thuận lợi trong công tác cán bộ

Quy định 205 là văn bản có tính pháp lý rất cao, chính vì thế sẽ tạo thuận lợi cho cấp ủy Đảng, tổ chức Đảng, người đứng đầu các tổ chức Đảng, cơ quan làm công tác cán bộ làm căn cứ để định hướng thực hiện công tác cán bộ và kiểm soát được quyền lực trong công tác cán bộ.

Đã cụ thể như vậy, nếu người đứng đầu các cấp, tổ chức Đảng, cấp ủy nào không thực hiện đúng thì sẽ phải chịu trách nhiệm. Trong thời điểm Đại hội Đảng các cấp sắp diễn ra vào năm sau (2020) và tiến tới là Đại hội Đảng toàn quốc vào năm 2021 thì Quy định này có ý nghĩa hết sức quan trọng, tránh được hiện tượng chạy chức, chạy quyền đã xuất hiện trong thời gian qua.

P.Đô (Ghi)

Cũng có ý kiến lo lắng rằng, thực trạng chạy chức chạy quyền hiện nay là hậu quả của những tiêu cực trong công tác cán bộ kéo dài thời gian qua và chậm được khắc phục. Họ cũng cho rằng khi người chạy chọt đã lọt vào bộ máy rồi thì khó trong sáng được vì đã chạy bằng rất nhiều tiền. Ông nghĩ sao?

Quy định 205 cũng đã nói có nhiều hình thức chạy chức chạy quyền, có người mất tiền có người không, người có người sử dụng quyền lực khác như thân quen, hay một ông bố chức to thì lo cho các con, cháu, anh em, vợ, chỉ định bố trí mà không mất tiền.

Những đối tượng được chỉ định chức quyền, khi về các nơi thì không đủ năng lực vì không qua tuyển chọn. Còn đối tượng đã mất tiền thì kiên quyết giành lại tiền đã bỏ ra nên bày đủ mưu ma chước quỷ, bằng mọi biện pháp để thu lại. Lại có những nhân vật không có chức quyền gì trong bộ máy, không chạy chức chạy quyền nhưng lại xây dựng mối quan hệ với người có chức quyền để chỉ huy, chỉ đạo, khống chế cán bộ làm theo... Tất cả những thứ đó đã được nhận diện và đưa vào Quy định lần này. Tôi kỳ vọng sẽ có những chuyển biến rõ nét.

Khi còn công tác, có trường hợp nào tìm đến ông để chạy chức chạy quyền hoặc tiếp xúc với người nhà ông để tìm cách chạy chức quyền hay không?

Những đối tượng chạy chức chạy quyền sẽ nghiên cứu, như cá nhân tôi, chắc những người ấy sẽ nói với nhau: “Lão này không chơi được!”, nên tôi không thấy ai tìm đến tôi để chạy chức chạy quyền.

Còn cũng có những trường hợp, chỉ đến trình bày, phản ánh, xin ý kiến góp ý, trao đổi, thì họ phải qua bộ máy của mình để thẩm tra, xác minh. Những biểu hiện chạy chức chạy quyền, mình biết ngay, mình không ủng hộ.

Ngoài ra, quá trình làm việc, tôi thấy có những người không chạy chức chạy quyền nhưng thực tế họ có năng lực. Nên đừng nhầm lẫn giữa chạy chức chạy quyền với tuyển chọn hiền tài. Người làm công tác cán bộ phải phát hiện được họ, bởi họ có thể trong sáng, năng lực hơn, nhưng vì họ không chạy chức chạy quyền, không đánh bóng mình, nên mình phải tìm kiếm để phát hiện.

Liên quan đến việc nhiều cán bộ của chúng ta thời gian qua bị phát hiện sai phạm, kỷ luật, theo ông, việc đó tác động thế nào tới uy tín của Đảng, niềm tin của nhân dân, nguồn lực phát triển đất nước?

Qua câu chuyện hàng ngày, nhiều người dân mà tôi tiếp xúc đều cảm thấy băn khoăn, hoài nghi, giảm lòng tin khi thấy hàng loạt cán bộ bị xử lý, với những sai phạm rất lớn. Nhưng đồng thời, cũng có rất nhiều người được củng cố thêm niềm tin trước sự xử lý quyết liệt của Đảng, tin ở Bộ Chính trị, tin ở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.

Thực tế xử lý vi phạm vừa qua là một bài học lớn trong công tác quản lý cán bộ, ta phải lựa chọn cán bộ trong sáng nhưng có bản lĩnh, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, không chấp nhận, không bị tác động bởi bất cứ sức ép nào. Để làm được điều đó, ngoài việc lựa chọn, thì cũng phải thường xuyên đào tạo kiến thức, trình độ, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ...

Cảm ơn ông!

6 Hành vi chạy chức chạy quyền

1. Tiếp cận, thiết lập quan hệ, hối lộ, mua chuộc người có trách nhiệm, chức vụ, quyền hạn hoặc người có liên quan nhằm mục đích có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.

2. Tranh thủ mọi lúc, mọi nơi, nhất là các dịp lễ Tết, sinh nhật và các cơ hội khác, sử dụng danh nghĩa tình cảm cá nhân hoặc danh nghĩa tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân khác để tặng quà, tiền, bất động sản, sắp xếp các hoạt động vui chơi, giải trí cho cán bộ lãnh đạo, người có thẩm quyền hoặc người có liên quan nhằm mục đích được sự ủng hộ, tín nhiệm, được vị trí, chức vụ, quyền lợi.

3. Lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc giới thiệu, bổ nhiệm mình hoặc người khác, “cánh hẩu” vào vị trí, chức vụ theo ý đồ cá nhân hoặc một nhóm người.

4. Lợi dụng việc nắm được thông tin nội bộ hoặc thông tin bất lợi của tổ chức, cá nhân để đặt điều kiện, gây sức ép đối với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc giới thiệu, đề cử, bổ nhiệm mình.

5. Dùng lý lịch, xuất thân gia đình, thành tích công tác của bản thân để mặc cả, cài đặt điều kiện, đòi hỏi vô lý đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.

6. Sử dụng các hành vi tiêu cực khác nhằm có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.

8 Hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền

1. Tiếp cận, thiết lập quan hệ, hối lộ, mua chuộc người có trách nhiệm, chức vụ, quyền hạn hoặc người có liên quan nhằm mục đích có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.

2. Tranh thủ mọi lúc, mọi nơi, nhất là các dịp lễ Tết, sinh nhật và các cơ hội khác, sử dụng danh nghĩa tình cảm cá nhân hoặc danh nghĩa tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân khác để tặng quà, tiền, bất động sản, sắp xếp các hoạt động vui chơi, giải trí cho cán bộ lãnh đạo, người có thẩm quyền hoặc người có liên quan nhằm mục đích được sự ủng hộ, tín nhiệm, được vị trí, chức vụ, quyền lợi.

3. Lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc giới thiệu, bổ nhiệm mình hoặc người khác, “cánh hẩu” vào vị trí, chức vụ theo ý đồ cá nhân hoặc một nhóm người.

4. Lợi dụng việc nắm được thông tin nội bộ hoặc thông tin bất lợi của tổ chức, cá nhân để đặt điều kiện, gây sức ép đối với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc giới thiệu, đề cử, bổ nhiệm mình.

5. Dùng lý lịch, xuất thân gia đình, thành tích công tác của bản thân để mặc cả, cài đặt điều kiện, đòi hỏi vô lý đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.

6. Sử dụng các hành vi tiêu cực khác nhằm có được vị trí, chức vụ, quyền lợi. 1. Biết nhân sự có hành vi chạy chức, chạy quyền nhưng che giấu, thỏa hiệp, không xử lý theo thẩm quyền hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.

2. Không xử lý theo thẩm quyền quy định hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý khi nhận được đơn, thư phản ánh, tố cáo nhân sự có hành vi chạy chức, chạy quyền.

3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và gia đình gợi ý, tác động, gây áp lực để người khác quyết định hoặc tham mưu, đề xuất, nhận xét, đánh giá, biểu quyết, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự theo ý mình.

4. Xác nhận, chứng thực, nhận xét, đánh giá không đúng sự thật hoặc làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ nhân sự, kết quả bầu cử, lấy phiếu giới thiệu, phiếu tín nhiệm, thi tuyển nhằm có lợi cho nhân sự hoặc để đạt mục đích cá nhân.

5. Trì hoãn, không thực hiện khi thấy bất lợi hoặc chọn thời điểm có lợi đối với nhân sự theo ý mình để thực hiện quy trình công tác cán bộ.

6. Trực tiếp hoặc gián tiếp nhận hối lộ nhằm giúp cho người khác có được vị trí, chức vụ, quyền lợi không chính đáng.

7. Trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ, môi giới cho nhân sự thực hiện các hành vi chạy chức, chạy quyền nêu tại Điều 10 Quy định này.

8. Các hành vi khác nhằm bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền.

(Theo Giao Thông)

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ