'Cần truy ai tiếp tay người Trung Quốc mở ổ bạc 10.000 tỷ ở Hải Phòng'

HOÀI THU
10:03 30/07/2019

"Tôi tin đa số tội phạm nước ngoài hoạt động ở Việt Nam có liên quan đến người Việt Nam, bởi nếu chỉ có mình họ thì khó mà hoạt động trót lọt", thiếu tướng Lê Văn Cương nói.

Giữa năm 2019, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) phối hợp với công an các địa phương (Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa) triệt phá một tổ chức cờ bạc xuyên quốc gia, liên quan đến người nước ngoài và Việt Nam. Tổng số đại lý lên đến gần 300 người, lôi kéo hàng nghìn người tham gia đánh bạc.

Chiều 28/7, Bộ Công an phối hợp với Công an Hải Phòng tạm giữ gần 400 người mang quốc tịch Trung Quốc bị bắt quả tang đang điều hành các trang web đánh bạc cho công dân nước này tham gia.

Trao đổi với Zing.vn, thiếu tướng Lê Văn Cương (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an) nhận định tình trạng này không mới, nhưng đang có xu hướng ngày càng phổ biến và diễn ra với quy mô lớn, tính chất phức tạp.

Tội phạm xuyên quốc gia - vấn đề toàn cầu hóa

Qua vụ việc hàng trăm người mang quốc tịch Trung Quốc tổ chức đường dây đánh bạc lên đến cả chục tỷ đồng ở Hải Phòng, ông nhận định thế nào về tình trạng người nước ngoài “mượn đất” Việt Nam để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật?

- Trong điều kiện toàn cầu hóa, các quốc gia đều phụ thuộc và nương tựa lẫn nhau, vấn đề biên giới cứng cũng bị làm mờ nhạt đi, việc qua lại giữa các nước láng giềng có chung biên giới càng trở nên đơn giản hơn. Đây chính là điểm thuận lợi nhất cho các loại tội phạm chuyển từ nước này sang nước khác.

Chỉ cần có sơ hở là chúng lợi dụng ngay. Cho nên tội phạm hoạt động xuyên biên giới là vấn đề của quá trình toàn cầu hóa, diễn ra trong thời đại không gian mạng xã hội phát triển, liên lạc với nhau quá dễ dàng.

Đây là bức tranh chung của tội phạm xuyên biên giới, xuyên quốc gia. Giống như ở Pháp, họ cũng bắt rất nhiều tội phạm của các nước Trung Đông, Ả Rập. Ở các nước châu Á cũng vậy thôi. Tổ chức tội phạm Trung Quốc hoành hành không chỉ ở Việt Nam mà ở cả Lào và Campuchia, Malaysia, Singapore…

Nhưng thực trạng này cho thấy hai điều chúng ta cần chú ý.

Trước hết là việc tuyên truyền cho người dân về trách nhiệm phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm người nước ngoài nói riêng. Vấn đề thứ hai là câu chuyện quản lý Nhà nước đối với hoạt động của những người nước ngoài tại Việt Nam.

cuong_zing

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an. Ảnh: Quyên Quyên.

Đây là tổ chức tội phạm được tổ chức trong “vỏ bọc” của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo ông, đây có phải nguyên nhân khiến chúng ta khó phát hiện được các hành vi phạm pháp của loại tội phạm này?

- Đây là thủ đoạn mới trong vài năm trở lại đây. Họ dùng vỏ bọc là các công ty đầu tư FDI vào Việt Nam hoặc các công ty liên doanh khiến rất khó phát hiện các hoạt động phạm pháp.

Nhưng cũng từ đây, chúng ta phải xem về phía người Việt Nam có ai tiếp tay cho hoạt động này không để giải quyết triệt để. Nếu chỉ có người Trung Quốc hoạt động phạm pháp là chuyện khác, nhưng biết đâu đằng sau đó có người Việt bao che, bảo kê, tạo điều kiện cho tội phạm nước ngoài lộng hành.

Theo kinh nghiệm của mình, tôi tin đa số vụ tội phạm nước ngoài hoạt động ở Việt Nam có liên quan đến người Việt Nam, bởi nếu chỉ có mình họ khó mà hoạt động trót lọt.

"Mình làm sơ hở, lỏng lẻo đương nhiên họ lợi dụng"

Vài năm trở lại đây, rất đông người nước ngoài thông qua đường du lịch đã tràn vào các địa phương như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa để tổ chức các đường dây tội phạm trên đất Việt Nam. Theo ông, lỗ hổng nào trong quản lý đã tạo điều kiện cho tình trạng này diễn ra?

- Chính sách của ta là đúng, chỉ có vấn đề ở chỗ thực thi thôi. Việc để xảy ra vi phạm, không chỉ trong trường hợp này mà ở nhiều vụ việc khác, một phần do một bộ phận cán bộ các cấp của ta ở địa phương mơ hồ, mất cảnh giác và có thái độ sợ sệt trách nhiệm, không xử lý dứt khoát. Nếu làm tốt thì thấp thoáng thấy bóng dáng sai phạm phải cương quyết xử lý ngay.

Chúng ta quản lý công dân trong nước rất chặt chẽ, song việc quản lý hoạt động của người nước ngoài dường như quá lỏng lẻo.

Chưa nói đến cơ quan quản lý ở địa phương, ngay cả cơ quan du lịch của ta cũng đã làm hết trách nhiệm đâu. Họ đưa người nước ngoài vào Việt Nam nhưng không hề làm tròn trách nhiệm của mình, nên họ phải chịu trách nhiệm trước.

HP (1)

Công an tạm giữ gần 400 người Trung Quốc liên quan vụ đánh bạc qua mạng ở Hải Phòng. Ảnh: Bộ Công an.

Trong đường dây tội phạm Trung Quốc vừa bị triệt phá đa phần vào Việt Nam bằng con đường du lịch. Việt Nam đang có chính sách mở cửa giao thương, thu hút du khách quốc tế. Liệu tội phạm có phải là mặt trái trong chính sách mở cửa của ta, thưa ông?

- Chính sách mở cửa của chúng ta là đúng đắn và cần thiết, nhưng cần phải xem lại vấn đề thực thi chính sách.

Trong việc để nhóm tội phạm người nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, trước hết Tổng cục Du lịch phải chịu trách nhiệm về việc này, rồi đến các công ty du lịch, lữ hành đưa người vào cũng phải chịu trách nhiệm.

Để hậu quả này thì xử lý trách nhiệm những đơn vị đó là không oan. Trách nhiệm của ai thì phải xử lý người đó, còn không phải do chính sách mở cửa của ta.

Việc xử lý trách nhiệm của ta nhiều khi không nghiêm, không kịp thời. Tôi cho rằng để xảy ra việc gì cũng phải sửa mình trước, “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, mình làm sơ hở, lỏng lẻo thì đương nhiên họ lợi dụng thôi. Tội phạm nước ngoài lợi dụng được là do ta yếu kém và sơ hở.

Siết chặt quản lý hoạt động người nước ngoài ở Việt Nam

- Việc các đối tượng thuê nhà, thuê đất tại các khu dân cư, khu đô thị làm “đại bản doanh” để hoạt động tội phạm cũng cho thấy bất cập trong chính sách quản lý nhà, đất cho người nước ngoài thuê, sử dụng. Trách nhiệm của công an sở tại cũng như chính quyền địa phương trong vấn đề này thế nào, thưa ông?

- Tất nhiên, các cơ quan quản lý liên quan đều có trách nhiệm. Trách nhiệm được xác định căn cứ trên chức năng, nhiệm vụ được giao.

Trong vấn đề quản lý, chúng ta cần tổng rà soát, kiểm kê lại các văn bản pháp luật liên quan đến cho người nước ngoài sử dụng, sở hữu nhà đất, bất động sản xem có chỗ nào sơ hở không. Cái này Bộ Công an, Xây dựng và Nội vụ, Ngoại giao… cần ngồi lại với nhau, vì việc này không phải trách nhiệm của riêng cơ quan nào cả.

danbac3_zing

Khu đô thị Our City là đại bản doanh cho những hoạt động phạm pháp của hàng trăm người Trung Quốc tại Việt Nam.

Từ thực trạng đã nêu, theo ông chúng ta cần siết chặt quản lý thế nào để hạn chế việc người nước ngoài “mượn đất” Việt Nam để vi phạm pháp luật?

- Trước hết, phải siết chặt việc quản lý hoạt động của người nước ngoài tại Việt Nam, kiểm tra lại toàn bộ các khâu trong hệ thống pháp luật và các bước quản lý, kiểm soát người nước ngoài và việc bố trí lực lượng giám sát. Nếu quy định lỏng lẻo, quản lý sơ hở là ngay lập tức sẽ bị lợi dụng để thực hiện các hành vi phạm tội.

Bên cạnh đó, chúng ta cần làm tốt hơn nữa việc tuyên truyền, giáo dục người dân cần phải trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm nước ngoài nói riêng.

Mỗi người dân phải tham gia bảo vệ an ninh trật tự, phát hiện các hành động phạm tội khi có người nước ngoài xuất hiện tại khu vực dân cư của mình.

Đặc biệt, chúng ta phải soát xét lại mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc nói riêng, Việt Nam và các nước khác nói chung trong hợp tác phòng chống tội phạm, dẫn độ tội phạm, trên nguyên tắc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền quốc gia.

Tội phạm diễn ra trên đất Việt Nam phải xử lý theo luật pháp Việt Nam, không được nhân nhượng. Người nước ngoài phạm tội cũng phải được xử lý đúng pháp luật Việt Nam như người Việt Nam phạm tội.

Chúng ta đừng lo việc xử lý sẽ ảnh hưởng đến yếu tố ngoại giao, vì đã là tội phạm thì không có bất cứ quốc gia nào dung túng cả. Về nguyên tắc ngoại giao được công khai, nước nào cũng khẳng định quyết tâm chung tay phòng chống tội phạm.

Vì thế, xử lý không lo sợ, đừng mơ hồ, vì đó là việc làm công khai, minh bạch, đàng hoàng. Người Trung Quốc phạm tội ở Việt Nam thì ta thông báo với Trung Quốc, thậm chí mời họ dự phiên tòa để biết hành vi của công dân nước họ đã vi phạm Bộ luật Hình sự của Việt Nam.

(Theo Zing.vn)

  • Cùng chuyên mục
Có thể áp thuế 4 mức doanh thu đối với hộ kinh doanh

Có thể áp thuế 4 mức doanh thu đối với hộ kinh doanh

Từ ngày 1/1/2026, chính thức thực hiện việc bỏ thuế khoán đối với hộ kinh doanh. Luật Quản lý Thuế sửa đổi tới đây dự kiến 4 mức doanh thu của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh để áp thuế.

Pháp luật - 03/07/2025 07:20

'Chém gió' đầu tư ở Bờ Biển Ngà rồi chiếm đoạt tiền tỷ

'Chém gió' đầu tư ở Bờ Biển Ngà rồi chiếm đoạt tiền tỷ

Thủ đoạn của đối tượng là vay tiền để đầu tư kinh doanh ở Bờ Biển Ngà. Nhưng thực tế, đối tượng này lừa đảo chiếm đoạt tài sản để trả nợ và tiêu xài.

Pháp luật - 02/07/2025 15:10

Không khởi tố vụ bán thịt heo bệnh liên quan đến C.P. Việt Nam

Không khởi tố vụ bán thịt heo bệnh liên quan đến C.P. Việt Nam

Trước thời điểm sáp nhập tỉnh, Công an tỉnh Sóc Trăng (cũ) đã quyết định không khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm về quy định an toàn thực phẩm", liên quan đến công ty C.P. Việt Nam.

Pháp luật - 02/07/2025 10:26

Gỡ rào cản phi thuế quan để khơi thông dòng chảy thương mại

Gỡ rào cản phi thuế quan để khơi thông dòng chảy thương mại

Các rào cản phi thuế quan đang là thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp cũng như làm tắc nghẽn dòng chảy thương mại toàn cầu, song gỡ rào cản phi thuế quan không có nghĩa là mở cửa vô điều kiện.

Pháp luật - 01/07/2025 17:43

8 trường hợp được cấp đổi sổ đỏ từ hôm nay 1/7 người dân cần biết

8 trường hợp được cấp đổi sổ đỏ từ hôm nay 1/7 người dân cần biết

Từ hôm nay 1/7, có 8 trường hợp được cấp đổi sổ đỏ theo Nghị định 151/2025, quy định về phân định thẩm quyền giữa chính quyền địa phương hai cấp và việc phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai.

Pháp luật - 01/07/2025 07:35

Không còn là khuyến nghị: Bảo hiểm cháy nổ đã là bắt buộc từ 1/7

Không còn là khuyến nghị: Bảo hiểm cháy nổ đã là bắt buộc từ 1/7

Từ ngày 1/7/2025, Nghị định 105/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, quy định các chung cư, nhà tập thể cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn từ 1.000 m² trở lên phải mua bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt.

Pháp luật - 30/06/2025 16:01

Lợi dụng sáp nhập tỉnh thành, giả danh nhân viên điện lực lừa đảo

Lợi dụng sáp nhập tỉnh thành, giả danh nhân viên điện lực lừa đảo

Các đối tượng giả danh nhân viên điện lực, gọi điện đến khách hàng với nội dung liên quan đến việc điện lực triển khai sáp nhập đơn vị, yêu cầu khách hàng truy cập vào đường link do đối tượng cung cấp để cập nhật thông tin thanh toán tiền điện theo địa chỉ mới.

Pháp luật - 30/06/2025 07:42

Hà Nội phát hiện hàng nghìn lít nước mắm, hơn 35.000 bộ quần áo thể thao giả

Hà Nội phát hiện hàng nghìn lít nước mắm, hơn 35.000 bộ quần áo thể thao giả

Lực lượng chức năng TP. Hà Nội đã phát hiện và xử lý một cơ sở kinh doanh hơn 2.600 lít nước mắm không rõ nguồn gốc, không hóa đơn chứng từ; một cơ sở chứa hơn 35.000 bộ quần áo thể thao giả mạo các thương hiệu nổi tiếng như Nike, Adidas, Puma.

Pháp luật - 29/06/2025 13:29

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7

Từ tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương 2 cấp; Luật Thuế giá trị gia tăng; điều kiện nhận lương hưu...

Pháp luật - 29/06/2025 07:00

Công an Hà Nội tập huấn nghiệp vụ chính quyền hai cấp

Công an Hà Nội tập huấn nghiệp vụ chính quyền hai cấp

Từ ngày 24 đến 27/6/2025, Công an Hà Nội tổ chức đợt tập huấn nghiệp vụ quy mô lớn cho hơn 10.200 cán bộ, chiến sĩ công an cấp xã. Đây là hoạt động đặc biệt quan trọng nhằm chuẩn bị sẵn sàng về mặt tổ chức, năng lực chuyên môn và kỹ năng thực tiễn cho lực lượng công an cơ sở, đáp ứng ngay yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn thực hiện sắp xếp lại các đơn vị hành chính.

Pháp luật - 28/06/2025 09:18

Cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan bị đề nghị mức án 15 năm tù

Cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan bị đề nghị mức án 15 năm tù

Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, bị cáo Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị truy tố tội "Nhận hối lộ" và bị đề nghị mức án từ 14-15 năm tù.

Pháp luật - 27/06/2025 10:47

Đề nghị xử lý vi phạm quảng cáo của 'Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng'

Đề nghị xử lý vi phạm quảng cáo của 'Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng'

Cục An toàn thực phẩm đề nghị kiểm tra, xử lý quảng cáo vi phạm của Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng, trên mạng xã hội. Kiểm tra, xử lý thông tin các sản phẩm giảm cân của các cá nhân có nickname Ngân 98, Ngân collagen

Pháp luật - 27/06/2025 08:11

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế quyết liệt ngăn chặn thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế quyết liệt ngăn chặn thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn, kiểm soát, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả.

Pháp luật - 26/06/2025 14:04

Từ 1//1/2026, mua bán dữ liệu cá nhân bị phạt gấp 10 lần khoản thu từ vi phạm

Từ 1//1/2026, mua bán dữ liệu cá nhân bị phạt gấp 10 lần khoản thu từ vi phạm

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân được Quốc hội thông qua quy định mức phạt hành chính với hành vi mua, bán dữ liệu cá nhân có thể lên tới 10 lần khoản thu từ vi phạm.

Pháp luật - 26/06/2025 11:18

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết được giảm 14 năm tù

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết được giảm 14 năm tù

Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết được giảm sâu mức án so với bản án sơ thẩm, từ 21 năm tù xuống còn 7 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và phạt tiền 4 tỷ đồng về tội "Thao túng thị trường chứng khoán".

Pháp luật - 26/06/2025 11:07

Bắt gần 100 đối tượng lừa đảo xuyên quốc gia, chiếm đoạt hơn 2.000 tỷ đồng

Bắt gần 100 đối tượng lừa đảo xuyên quốc gia, chiếm đoạt hơn 2.000 tỷ đồng

Một tổ chức lừa đảo đặt trụ sở tại nước ngoài, đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 2.000 tỷ đồng của người Việt Nam vừa bị triệt phá.

Pháp luật - 25/06/2025 12:59