Cần thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp có sự tham gia của nhà đầu tư ngoại

NGUYỄN HỒNG
07:28 22/10/2018

Ông Nguyễn Hữu Quang - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng đã đến lúc cần lập thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp trong đó có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu.

no-xau

Đã đến lúc cần lập thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp trong đó có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu.

Nghị quyết 42 ra đời đã mở đường cho xử lý nợ xấu - được ví như cục máu đông của nền kinh tế. Theo ông, những bất cập trong việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 là gì và nợ xấu đã trở về ngưỡng an toàn hay chưa?

Ông Nguyễn Hữu Quang: Theo báo cáo của NHNN Việt Nam tại hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Nghị quyết số 42/2017QH14 và Quyết định số 1058/QĐ-TTg, đến 30/6/2018, hệ thống TCTD đã xử lý được 138,29 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42. Như vậy chỉ trong vòng 1 năm thực hiện, hơn 20% tổng số nợ xấu đã được xử lý. Nếu dựa trên số liệu đó thì về lý thuyết, giải quyết nợ xấu theo Nghị quyết 42 là rất tốt. Tuy nhiên, không thể chỉ dựa vào đó mà kết luận nợ xấu đã chạm ngưỡng an toàn, trên thực tế việc xử lý nợ xấu còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc, cụ thể như sau:

ong-nguyen-huu-quang

Chỉ trong vòng 1 năm thực hiện, hơn 20% tổng số nợ xấu đã được xử lý. Nếu dựa trên số liệu đó thì về lý thuyết, giải quyết nợ xấu theo Nghị quyết 42 là rất tốt. Tuy nhiên, không thể chỉ dựa vào đó mà kết luận nợ xấu đã chạm ngưỡng an toàn, trên thực tế việc xử lý nợ xấu còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc

Ông Nguyễn Hữu Quang - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hôi

Thứ nhất, nhiều ngân hàng vẫn gặp khó khăn về thể chế. Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật dân sự 2015, quyền sở hữu tài sản có 3 quyền: quyền sử dụng, quyền định đoạt và quyền chiếm hữu. Mặc dù Nghị quyết 42 giao quyền thu giữ cho ngân hàng nhưng đó mới chỉ là quyền định đoạt; hai quyền còn lại rất quan trọng trong việc xử lý tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu thì ngân hàng vẫn chưa có. Do đó, ngân hàng chưa có được quyền thực sự với con nợ nên trường hợp con nợ không hợp tác thì ngân hàng cũng khó giải quyết được.

Thứ hai, vấn đề đấu giá hiện nay chưa đem lại sự tin tưởng cho khách hàng vì họ thường lo ngại vấn đề “quân xanh - quân đỏ” sẽ gây thiệt hại về giá. Do đó, cần nghiên cứu để thực hiện các phiên đấu giá chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, tạo niềm tin cho khách hàng.

Thứ ba, khâu định giá tài sản của các ngân hàng còn chưa đúng giá trị thực tế dẫn tới việc đấu giá tài sản đảm bảo cũng không hề đơn giản. Nhiều ngân hàng trong một năm phải giảm giá 2-3 lần giá trị lên tới 1.000 tỷ đồng nhưng vẫn không bán được tài sản. Điều này kéo dài thời gian xử lý nợ xấu.

Thứ tư, nhiều ngân hàng còn gặp khó khăn ở khâu kê khai, nộp thuế hay các khoản vay có liên quan đến các vụ án và đang trong quá trình điều tra, xét xử khiến việc xử lý tài sản đảm bảo kéo dài.

Thứ năm, cơ chế tiếp cận thông tin về tình trạng tài sản đảm bảo chưa đáp ứng yêu cầu của các TCTD nên các TCTD gặp khó khăn trong việc xác định TSĐB nào đang tranh chấp, tài sản nào đang phải áp dụng biện pháp khẩn cấp gây khó khăn khi áp dụng các biện pháp xử lý theo Nghị quyết 42.

Thứ sáu, xử lý nợ xấu qua VAMC giúp đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu nhưng mua bán nợ dưới hình thức phát hành trái phiếu đặc biệt mua những tài sản theo giá trị sổ sách tiềm ẩn nhiều rủi ro vì về cơ bản những khoản nợ ngân hàng bán cho VAMC hầu hết là khoản ngân hàng đã không thể tự xử lý được nữa, rất khó bán. Khi đến hạn đáo hạn trái phiếu VAMC phát hành mà công ty không bán được nợ thì khoản nợ sẽ được trả lại cho ngân hàng và trong trường hợp đó việc thu hồi vốn khoản nợ này gần như bằng 0. Do đó, trong thời gian tới nên hạn chế và tiến tới dừng mua bán nợ dưới hình thức này mà đẩy mạnh phương thức mua bán theo cơ chế thị trường.

Từ những khó khăn trên, có thể thấy chưa thể kết luận nợ xấu đã nằm ở mức an toàn, rất nhiều khả năng con số 20% nợ xử lý được thuộc đối tượng dễ xử lý, phần còn lại khoảng 427 nghìn tỷ nếu không có điều chỉnh hoặc giải pháp phù hợp thì trong các năm tiếp theo tốc độ xử lý nợ xấu không thể nhanh như vậy.

Lợi ích đối với hệ thống tín dụng đã rõ. Còn với các doanh nghiệp bất động sản, ông đánh giá sao về tác động từ Nghị quyết 42? Trong bối cảnh, Ngân hàng Nhà nước liên tục ban hành các quy định nhằm hạn chế tín dụng chảy vào lĩnh vực này, ông có nghĩ doanh nghiệp bất động sản phần nào đó chịu thiệt thòi?

Ông Nguyễn Hữu Quang: Việc ngân hàng nhà nước liên tục ban hành các quy định nhằm hạn chế tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản là cần thiết nhằm hạn chế tình trạng bong bóng bất động sản trong bối cảnh quá trình xử lý nợ xấu vẫn còn nhiều khó khăn. Các chính sách này được ban hành chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp bất động sản.

Tuy nhiên, để có được nền kinh tế vững mạnh, các thành phần kinh tế trong đó có các doanh nghiệp bất động sản cần chung sức đóng góp cùng vượt qua khó khăn. Khi kinh tế phục hồi và phát triển, người dân có thu nhập và tích lũy chắc chắn vốn đầu tư vào ngành bất động sản sẽ tăng lại. Mặt khác, việc khống chế vấn đề về bong bóng bất động sản cũng góp phần đưa thị trường bất động sản về giá trị thực cũng sẽ góp phần tạo điều kiện tốt cho người dân có nhu cầu về nhà ở được sở hữu nhà ở giá rẻ.

Theo ông, giải pháp nào để xử lý nợ xấu có thể triển khai nhanh hơn trong thời gian tới?

Ông Nguyễn Hữu Quang: Theo tôi, cần có một số biện pháp căn bản triển khai nhanh hơn vấn đề xử lý nợ xấu trong thời gian tới, đó là:

Thứ nhất, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện khung khổ pháp lý, xử lý các vướng mắc về xử lý nợ xấu thời gian qua (xử lý các tài sản đảm bảo là vật chứng của các vụ án hình sự sau khi đã hoàn tất các thủ tục xác minh chứng cứ; triển khai giải pháp xử lú các khoản nợ xấu liên quan xây dựng cơ bản, xử lý tài sản đảm bảo là dự án bất động sản còn dang dở, vấn đề về thuế…). Xây dựng quy định cụ thể về sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan (Toà án, Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân và một số bộ ngành liên quan) để đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản đảm bảo.

Thứ hai, các TCTD chủ động rà soát, phân loại từng khoản nợ, xây dựng phương án cụ thể đối với từng trường hợp có thể xảy ra đối với mỗi khoản nợ ((i) trường hợp khách hàng hợp tác, (ii) trường hợp khách hàng yêu cầu yêu cầu hợp tác chia sẻ rủi ro, (iii) khách hàng không hợp tác và đưa nhau ra toà) để đảm bảo chủ động, xử lý nhanh chóng các khoản nợ.

Thứ ba, ngoài việc mở rộng đối tượng mua bán nợ, cần thiết lập thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp trong đó có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, yếu tố này cần được nghiên cứu kỹ vì hiện nay tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp đưa ra đấu giá ngoài một số mặt hàng khác thì chủ yếu liên quan tới bất động sản bao gồm đất đai và tài sản trên đất. Trong khi đó, các quy định pháp luật hiện hành đối với người nước ngoài liên quan tới vấn đề này còn nhiều hạn chế ảnh hưởng tới việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào xử lý nợ xấu.

Cảm ơn ông!

  • Cùng chuyên mục
Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 23:28

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 23:27

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Sự kiện - 19/11/2024 20:56

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.

Sự kiện - 19/11/2024 19:31

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.

Sự kiện - 19/11/2024 15:55

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.

Sự kiện - 19/11/2024 14:58

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.

Sự kiện - 19/11/2024 14:24

Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

Sáng 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 14:22

Hà Nội thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn

Hà Nội thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 14:19

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20

Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, thực chất và đi vào chiều sâu.

Sự kiện - 19/11/2024 11:58

Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục

Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục

Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là một phương thức đầu tư mới trong nền kinh tế thị trường nước ta, được Nhà nước hết sức quan tâm. Tuy nhiên, số lượng các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sau ngày Luật PPP có hiệu lực, trong đó có các dự án hạ tầng giao thông không những không tăng mà còn giảm đi một cách đáng kể.

Sự kiện - 19/11/2024 11:12

Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?

Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?

Vấn đề nổi lên hiện nay là làm thế nào để các luật, chính sách mới có thể được đưa nhanh vào đời sống kinh tế- xã hội, được thực thi nghiêm chỉnh trong các cấp, các ngành, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội theo kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số.

Sự kiện - 19/11/2024 11:09

Hà Nội yêu cầu bảo đảm cấp điện an toàn trong chung cư

Hà Nội yêu cầu bảo đảm cấp điện an toàn trong chung cư

UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, địa phương bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định tại các chung cư, nhà cao tầng, khu đất dịch vụ, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố

Sự kiện - 19/11/2024 10:49

Hà Nội quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng để triển khai Luật Thủ đô

Hà Nội quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng để triển khai Luật Thủ đô

HĐND TP. Hà Nội đã khai mạc kỳ họp thứ 19 xem xét, ban hành 11 nghị quyết quy phạm pháp luật để triển khai, thi hành Luật Thủ đô.

Sự kiện - 19/11/2024 10:06

Ông Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn của Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.

Sự kiện - 19/11/2024 06:43

'Việt Nam xây nhà rất nhanh nhưng quên mất phần móng'

'Việt Nam xây nhà rất nhanh nhưng quên mất phần móng'

Ngày 19/11, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản".

Sự kiện - 19/11/2024 06:40