Cần sớm điều chỉnh tuổi nghỉ hưu - Bài cuối: Xác định đúng mốc tuổi nghỉ hưu - lời giải cho 'bài toán' khó
Trong khi “giải bài toán” điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, có hai câu hỏi lớn và khó là xác định đúng mốc tuổi nghỉ hưu và thực hiện việc điều chỉnh như thế nào?.

Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần có tầm nhìn dài hạn và có lộ trình phù hợp với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thất nghiệp.
Nghị quyết số 28-NQ/TW đã nêu rõ "Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần có tầm nhìn dài hạn và có lộ trình phù hợp với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thất nghiệp; không gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động; bảo đảm số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số; bình đẳng giới; cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn; xu hướng già hoá dân số; tính chất, loại hình lao động và giữa các ngành nghề, lĩnh vực".
Căn cứ vào tổng hòa các yếu tố kinh tế - xã hội, trên cơ sở thảo luận kỹ các định hướng và mục tiêu trong Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội khi Ban cán sự Đảng Chính phủ trình Ban chấp hành Trung ương xem xét thông qua Nghị quyết 28-NQ/TW, Chính phủ đề xuất điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu của nam lên 62, nữ lên 60. Theo chúng tôi, đây là những đề xuất hợp lý và có căn cứ khoa học cũng như căn cứ thực tiễn.
- Thứ nhất, mốc tuổi nghỉ hưu này bảo đảm sự phù hợp với quy mô, cơ cấu, chất lượng của lực lượng lao động.
Việt Nam có quy mô, cơ cấu dân số đang thay đổi theo hướng tỷ lệ người trong độ tuổi có khả năng lao động giảm do tác động của quá trình già hóa dân số, tỷ lệ số người phụ thuộc đang tăng lên (44,4% vào năm 2019).
Lực lượng lao động tham gia thị trường lao động của Việt Nam trong những năm gần đây đang tăng chậm cả về số lượng và tỷ lệ. Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy cuối năm 2013 cả nước có 53 triệu lao động, cuối năm 2018 có 55 triệu lao động. Sau 5 năm chỉ tăng thêm có 2 triệu lao động, trung bình mỗi năm chỉ tăng thêm 400.000 lao động.
Như vậy, lực lượng lao động Việt Nam không quá dồi dào như các đánh giá thông thường và sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt trong tương lai. Theo dự báo, đến năm 2035, Việt Nam có số người bước vào tuổi lao động là 1,5 triệu, song có đến 1,26 triệu người bước vào độ tuổi nghỉ hưu, lực lượng lao động tăng thêm hơn 250 ngàn người. Từ năm 2040, Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động.
Vì thế, một trong những giải pháp quan trọng là hoàn thành lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu trước khi chúng ta đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trong khoảng 20 năm tới do quá trình già hóa dân số.
- Thứ hai, mốc tuổi nghỉ hưu như đề xuất phù hợp với chất lượng, thể trạng sức khỏe và tuổi thọ của người lao động Việt Nam.
Chất lượng, thể trạng sức khỏe và tuổi thọ của người lao động Việt Nam ngày càng tăng và hiện cao hơn tuổi thọ trung bình của dân số thế giới (là 72 tuổi): tuổi thọ bình quân của Nam là 72,1 tuổi, của Nữ là 81,3 tuổi và cả hai giới tính là 76,6 tuổi.
So sánh với các nước trong khu vực, Việt Nam đang có tuổi nghỉ hưu tương đối thấp trong khi lại có mức tuổi thọ ở tuổi 60 khá cao. Cụ thể, Việt Nam có tuổi thọ ở tuổi 60 là 22,5 năm, trong khi tuổi nghỉ hưu bình quân theo quy định chỉ là 57, tuổi nghỉ hưu bình quân trên thực tế chỉ khoảng 53,5 (vào năm 2012), 55 (vào năm 2017) và đạt 56 tuổi (vào năm 2018). Nhìn sang các nước khác trong khu vực: Malaysia có tuổi thọ ở tuổi 60 là 19,5 năm, tuổi nghỉ hưu bình quân là 60; Thái Lan có tuổi thọ ở tuổi 60 là 21 năm, tuổi nghỉ hưu bình quân là 60.
Số liệu thống kê năm 2018 của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng cho thấy thể trạng sức khỏe của người lao động trên 60 tuổi của Việt Nam ở mức cao trên thế giới: chỉ số khỏe mạnh tuổi thọ ở tuổi 60 (HALE) của Việt Nam là 17,2, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á (sau Singapore: 21), đứng thứ 3 ở Châu Á (sau Singapore và Nhật Bản).
- Thứ ba, xuất phát từ tổng kết kinh nghiệm, thông lệ của các quốc gia trên thế giới về xác định tuổi nghỉ hưu.
Tuổi nghỉ hưu của đa số các quốc gia trên thế giới là từ 60 trở lên đối với nữ, 62 trở lên đối với nam và đang trong xu thế tăng lên hơn 65 tuổi trong tương lai. Số liệu thống kê của Tổ chức ILO về quy định tuổi nghỉ hưu của 176 quốc gia cho thấy: Có 54 quốc gia chiếm 30,7% quy định tuổi nghỉ hưu dưới 60; có 66 quốc gia chiếm 37,5% quy định tuổi nghỉ hưu từ 60 đến 62; có 9 nước chiếm 5,1% quy định tuổi nghỉ hưu từ 63 đến 64; có 38 quốc gia chiếm 21,6% quy định tuổi nghỉ hưu từ 65 đến 66; và có 9 quốc gia chiếm 5,1% quy định tuổi nghỉ hưu là 67.Tuổi nghỉ hưu của nữ phổ biến từ 60-62 chiếm 37,5%; Tuổi nghỉ hưu của nam phổ biến từ 60-62 chiếm 47,2%.
Mặc dù còn có khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa 2 giới, nhưng đây là mốc tuổi mà các quốc gia trên thế giới cho rằng là "bình đẳng" về thể chất, sức khỏe, tâm lý mỗi giới, điều kiện kinh tế xã hội và tương thích với công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Công ước CEDAW).
Như vậy, mốc tuổi nghỉ hưu được các đề xuất là nữ 60 tuổi và nam 62 tuổi là mức thấp so với tuổi nghỉ hưu phổ biến của các nước trên thế giới nhưng bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, quy mô, cơ cấu, chất lượng, thể trạng sức khỏe và tuổi thọ của người lao động Việt Nam.
- Thứ tư, việc nâng tuổi nghỉ hưu nam 62 tuổi nữ 60 tuổi là bước đi cần thiết, tránh việc phải điều chỉnh đột ngột lên mức quá cao trong tương lai, nhất là với lao động nữ.
Mục tiêu chung và lâu dài là tiến tới quy định tuổi nghỉ hưu của nam và nữ bằng nhau. Tuy nhiên, khi điều chỉnh, nhiều nước đang có tuổi nghỉ hưu nữ thấp hơn nam đã lựa chọn không qui định tuổi nghỉ hưu bằng nhau ngay, mà có lộ trình thu hẹp dần khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa các giới nhằm tránh gây tác động tiêu cực do phải điều chỉnh quá nhiều tuổi nghỉ hưu của nữ so với nam. Và lộ trình này sẽ giúp lao động nữ dễ thích nghi hơn trong quá trình điều chỉnh.
Có thể thấy, việc đưa ra đề xuất mốc tuổi nghỉ hưu 60 với nữ và 62 với nam đã được cân nhắc kỹ lưỡng, trên các căn cứ khoa học và cơ sở thực tiễn, có tham khảo kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới nhằm đạt được sự hài hòa, phù hợp với quy mô, chất lượng dân số và trình độ lao động cũng như các vấn đề xã hội khác.
(Còn tiếp)
- Cùng chuyên mục
'Cần bỏ thủ tục công bố hợp quy vì gây tốn kém cho doanh nghiệp'
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải bãi bỏ toàn bộ các thủ tục về công bố hợp quy vì loại thủ tục này không phát huy hiệu quả trong thực tế, gây phiền hà, phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.
Sự kiện - 10/05/2025 13:17
[Café Cuối tuần] Câu chuyện về các sắc thuế
Các sắc thuế, hóa ra, không chỉ là những con số khô khan, mà là câu chuyện về cuộc sống, công bằng, và những lựa chọn chính sách.
Sự kiện - 10/05/2025 10:24
'Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới cho hàng hóa Việt Nam'
Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hợp tác về đường sắt, kết nối giao thông, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cửa khẩu thông minh, theo Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ.
Sự kiện - 10/05/2025 08:11
Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô
Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội hướng tới tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) trong giám sát xu hướng, phân tích thông tin trên không gian mạng…
Sự kiện - 09/05/2025 17:24
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
Một số ý kiến cho rằng việc đánh thuế nước ngọt có thể vô tình thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất thủ công không chính thức, vốn là những sản phẩm khó kiểm soát về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Sự kiện - 09/05/2025 16:52
Sắp diễn ra chương trình 'Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025'
Chương trình "Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025" nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.
Sự kiện - 09/05/2025 11:28
'Sắp xếp đơn vị hành chính ảnh hưởng lớn toàn bộ quy hoạch'
Việc sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các quy hoạch của hệ thống quy hoạch quốc gia. Do đó cần sửa Luật Quy hoạch để phù hợp với thực tiễn.
Sự kiện - 09/05/2025 11:04
VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng Viện Công nghệ năng lượng
Ngày 8/5, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) và Viện Công nghệ Năng lượng, Đại học Bách khoa Hà Nội (IET) đã ký kết thỏa thuận hợp tác 2 bên.
Sự kiện - 09/05/2025 09:02
Đề xuất rà soát chính sách thuế với các doanh nghiệp FDI xuất siêu sang Mỹ
75% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là do các doanh nghiệp FDI thực hiện. Chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đang có nguy cơ làm dịch chuyển dòng vốn FDI của Việt Nam sang các quốc gia khác.
Sự kiện - 09/05/2025 07:39
Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ
Ngày 8/5, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện Petrolimex cho biết, Tập đoàn vẫn hoạt động bình thường dù ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc vừa bị Bộ Tài chính tạm đình chỉ chức vụ.
Sự kiện - 08/05/2025 12:09
'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'
Để đặt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số là cần có những giải pháp đột phá thực chất, dựa trên nền tảng thể chế hiện đại, với động lực chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sự kiện - 08/05/2025 09:49
Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư
Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang cho biết, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đang là rào cản lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Thực tế, thủ tục này làm tăng thời gian khoảng từ 2-5 năm và chi phí chuẩn bị đầu tư, khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh do chờ đợi phê duyệt.
Sự kiện - 08/05/2025 09:02
Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ
Các doanh nghiệp cho biết từ nay tới tháng 6/2025 sẽ tăng cường làm việc với các đối tác Mỹ để hiện thực hóa các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã ký kết.
Sự kiện - 08/05/2025 08:14
Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'
Đại sứ Marc Knapper đánh giá cao các động thái chủ động, thiện chí, mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Mỹ.
Sự kiện - 08/05/2025 06:56
Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam
Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.
Sự kiện - 07/05/2025 22:44
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago