[Café cuối tuần] Những con bò bơ vơ…
Thật là ngao ngán trước hình ảnh những con bò tót lưu giữ nguồn gien quý hiếm, đang gầy giơ xương, có thể sụp xuống chết bất cứ lúc nào. Mà đây là của quý “trời cho”.

Chuyện là do có một con bò tót đực từ rừng phóng xuống, đuổi hết đám bò đực đang nuôi, phối giống với đám bò cái hiền lành và chúng sinh ra cái loại bò F1 này. Bình thường, chả làm cách nào mà có thể ghép được bò tót rừng phối giống với bò nhà nuôi bao giờ cả.
Mà cũng khá khen những ai nhạy bén, đã đề nghị lập một dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, tiền lớn mấy tỉ được xuất nhanh để mua lấy chục con F1 ấy, rồi tổ chức… nghiên cứu với một cái tên dự án nghiên cứu rất thuyết phục…
Nhưng bây giờ thì giơ xương, sắp chết, chỉ được uống nước và mỗi con bò tót F1 quý giá này mỗi ngày được ăn… chưa tới một bó rơm khô.
Chuyện vẫn còn tiếp tục, khó tưởng tượng hơn nữa…
Sau khi báo chí đưa tin về những con bò bơ vơ, sắp chết ấy, thì lẽ ra, chúng sẽ được “cấp cứu” ngay. Vậy mà vẫn đang… lùng nhùng trên bàn giấy. Các cơ quan chức năng mới chỉ khẩn trương chỉ đạo các nơi phải có “giải pháp quyết liệt” thôi.
Nghe nói, có một doanh nghiệp nông nghiệp ở tỉnh Gia Lai xin nuôi không công đàn bò này, sau đó, nếu các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu thì sẽ trả về, nhưng họ nhận được phản hồi là phải theo "quy trình" vì đàn bò là “tài sản công".
Tôi nghe chuyện này, không thấy ngạc nhiên nhiều. Đây là một thực trạng lãng phí, thiếu trách nhiệm, là kiểu “đánh trống bỏ dùi”, khá phổ biến trong nghiên cứu khoa học ở ta. Vụ này lộ ra là bởi có hình ảnh mấy con bò gầy sắp chết, chứ không thì cũng chả ai biết đấy là đâu.
Tôi đã từng nhận được lời mời, năm nay kinh phí bố trí cho nghiên cứu khoa học khá dồi dào, đơn vị ông “vẽ” ra một cái đề tài gì đi, chúng tôi sẽ cấp tiền cho, tiền tỉ thì phải cố một tí, chứ dăm trăm triệu đổ lại, thì đơn giản. Tôi cũng biết, bộ nào, tỉnh nào cũng được bố trí nguồn ngân sách nghiên cứu khoa học, căn cứ vào đề nghị từ dưới lên, thông qua một viện nghiên cứu chính thống của mình tham mưu, mà phê duyệt. Đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh được bố trí kha khá, cấp viện, cấp trường thì “hẻo” hơn… Hội đồng xét duyệt thì ngồi xem xét danh sách, rà theo tên đề tài đăng ký, nếu có người đã chạy đến trình bày, thuyết phục, xin trước rồi, thì ký vào, nhất trí, đưa lên là trên duyệt. Nghiên cứu cần thời gian, chứ chả gấp gáp như cháy lửa, sập nhà, khi nào nghiệm thu thì có trời mới biết.
Các dự án nghiên cứu cũng ra mắt “trống giong cờ mở” ra phết, nhận được tiền rồi, trừ đi những phết phẩy, cũng khá đấy, rồi chia cho nhau làm. Đến khi hết tiền rồi, hợp thức hóa chứng từ rồi… thì thôi.
Cái dự án nghiên cứu bò tót này khi bắt đầu là còn có tính chất thực tế, có giá trị. Chứ còn biết bao nhiêu đề tài nghiên cứu, thoạt nghe tên đã “chán mớ đời”, đã rất buồn cười, với sự chủ trì của các “nhà khoa học” là tiến sỹ, thạc sỹ, tác giả của các luận án có tên, kiểu như “nghiên cứu hành vi nịnh”, “đặc điểm giao tiếp với dân của chủ tịch xã”, “sự thích ứng dạy học của giáo viên”, “cán bộ huyện cần nâng cao tư duy biện chứng”, rồi các đề tài nghiên cứu kiểu bánh lái, chân vịt trong luồng lạch này nọ…
Các con bò F1 trong dự án nghiên cứu nguồn gien bò tót bơ vơ là ta thấy được, chứ còn biết bao nhiêu “con bò bơ vơ” khác, thì chẳng ai nhìn thấy. Đây là một lãng phí ghê gớm, đang âm thầm diễn ra!
Giờ xin nói mấy ví dụ về nghiên cứu khoa học thực sự, được áp dụng rất nhanh…
Tôi có lên một trang trại ở Hòa Bình. Người ta nuôi bò thịt lớn với mô hình kinh tế tuần hoàn. Họ tạo lớp thoáng để nhận lấy phân và nước tiểu của bò, giúp cho trang trại không nặng mùi, con bò sống trong môi trường trong lành. Lớp giá thể thoáng ấy được tưới men vi sinh, sau thu lại đưa sang nhà máy sản xuất phân hữu cơ, thành một nguồn thu nhập rất đáng kể của chuỗi sản xuất. Hỏi ông chủ là dựa theo dự án nghiên cứu khoa học nào, ông trả lời, học từ dân gian, kết hợp với đọc các tài liệu, mời thêm một số chuyên gia nghiên cứu thêm. Chắc chắn chi phí không cao mà thu lợi nhãn tiền. Sau này, nếu nơi khác muốn áp dụng, họ sẽ chuyển giao, thế là lan tỏa…
Giả sử bây giờ có một đề tài nghiên cứu khoa học mang tên: “Nghiên cứu, thiết kế các loại máy thở và chuyển đổi nhà máy sản xuất công nghiệp sang sản xuất máy thở phục vụ chống dịch Covid ở Việt Nam”, thử hỏi sẽ cần bao nhiêu kinh phí và thời gian? Chắc không thể ít được. Vậy mà chỉ trong đúng 3 ngày, kể từ 12 giờ trưa ngày 30/3 cho đến ngày 3/4/2020, Vingroup đã hoàn thành, ký kết các hợp đồng và với công suất đã thiết kế, các nhà máy VinFast và VinSmart đã có thể sản xuất tới 45.000 máy thở không xâm nhập, 10.000 máy thở xâm nhập/tháng.
Giả sử bây giờ có một đề tài nghiên cứu khoa học mang tên: “Nghiên cứu, thiết kế mô hình bệnh viện dã chiến hiện đại, sẵn sàng ứng phó với thảm họa đại dịch ở Việt Nam”. Thì đấy, Bệnh viện dã chiến tại Cung thể thao Tiên Sơn, Đà Nẵng, được xây dựng cấp tốc ngay khi bắt đầu đợt bùng phát thứ 2 của dịch Covid-19 tại Đà Nẵng. Với gần 4 ngày thi công, vượt 2,5 ngày so với dự kiến, 284 giường bệnh tại sàn thi đấu tầng 1 và có khả năng tăng tới 700 - 1.000 giường bệnh sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nếu dịch bùng phát đấy.
Đưa ra các ví dụ trên để bàn về việc cần thay đổi cách thức tiến hành và đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học ở nước ta. Cần phải thiết thực, gắn với mục tiêu triển khai cụ thể, có kiểm soát chặt chẽ, thì mới có ích thật sự và ngăn chặn một cách hiệu quả tình trạng lãng phí như hiện nay.
Trong bối cảnh chủ trương phát triển kinh tế tư nhân thành một động lực quan trọng của công cuộc xây dựng đất nước như hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cần chuyển hướng đầu tư nghiên cứu khoa học kỹ thuật theo kiểu đặt hàng các tập đoàn kinh tế tư nhân thì có cơ hội hơn để có những phát kiến giá trị đưa vào thực tế sản xuất, kinh doanh và thương mại.
Trở lại câu chuyện những con bò tót bơ vơ kia, giờ hãy giao cho một tập đoàn nông nghiệp tư nhân thích hợp, với vốn hỗ trợ khiêm tốn thôi, xem sao nào? Đặt ra cho họ những yêu cầu, nêu lên cho họ những mục tiêu nghiên cứu, để họ tự mời những nhà khoa học thật sự tâm huyết đến nghiên cứu, tôi tin là sẽ nhanh chóng đạt được thành công. Đám bò tót gầy giơ xương, sắp chết sẽ nhanh trở nên hùng dũng cho mà xem!
- Cùng chuyên mục
Tạp chí Nhà đầu tư trao nhà tình nghĩa cho bà Hồ Thị Nhời
Ngôi nhà tình nghĩa do Tạp chí Nhà đầu tư hỗ trợ xây dựng cho bà Hồ Thị Nhời (xã Phước Thành, TP. Đà Nẵng) đã được bàn giao, đưa vào sử dụng sáng ngày 3/7.
Sự kiện - 03/07/2025 14:23
Tổng Bí thư đề nghị Hà Nội xử lý nghiêm vi phạm hàng giả, hàng nhái
Tổng Bí thư đề nghị Hà Nội quản lý chặt chẽ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và mỹ quan đô thị, quyết liệt đấu tranh, xử lý nghiêm vi phạm về buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Sự kiện - 03/07/2025 09:36
Chủ tịch Hà Nội: Cơ hội để Thủ đô đi trước một bước xây dựng chính quyền đô thị hiện đại
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho hay, Hà Nội xác định, triển khai Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị không chỉ là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, mà còn là cơ hội để Thủ đô đi trước một bước trong hoàn thiện thể chế, xây dựng chính quyền đô thị hiện đại.
Sự kiện - 03/07/2025 09:35
Thỏa thuận thuế quan Việt - Mỹ: Bước ngoặt chiến lược, mở toang cánh cửa hội nhập
Việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận quan trọng về thuế quan không chỉ là một thắng lợi ngoại giao hay thương mại đơn thuần, mà còn là kết quả của một tầm nhìn dài hạn, bản lĩnh đối ngoại và chiến lược hội nhập sâu rộng. Theo chuyên gia xúc tiến xuất khẩu Nguyễn Tuấn Việt, bước đi này sẽ tạo cú hích mạnh mẽ cho dòng vốn đầu tư, tái cấu trúc chuỗi cung ứng, đồng thời định hình lại vị thế của Việt Nam trong trật tự kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Sự kiện - 03/07/2025 09:34
Tổng thống Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa từ Việt Nam
Ông Trump khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương.
Sự kiện - 02/07/2025 23:08
Hải Phòng có Ban Quản lý Khu kinh tế mới
Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới vừa được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý KKT Hải Phòng và Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương.
Sự kiện - 02/07/2025 18:11
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chuyển đổi số là hệ thần kinh Trung ương, cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã
Tống Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, chuyển đổi số chính là hệ thần kinh Trung ương, là cầu nối sống còn giữa tỉnh và xã. Trong mô hình mới phải trở thành một bộ não dữ liệu để tổng hợp, phân tích, cảnh báo sớm tình hình, không để xảy ra vùng trũng thông tin, không có chuyển đổi số thì mô hình hành chính 2 cấp sẽ không thể vận hành hiệu quả.
Sự kiện - 02/07/2025 16:49
[Gặp gỡ thư Tư] Thu hút FDI cần chuyển sang 'quy hoạch vùng kinh tế động lực'
Để phát huy lợi thế mạng lưới thay vì từng địa phương đơn lẻ, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cần chuyển từ “quy hoạch tỉnh” sang “quy hoạch vùng kinh tế động lực”
Sự kiện - 02/07/2025 10:27
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xã nào cũng làm tốt thì 126 xã, phường mới của Hà Nội đều tốt
Thăm, kiểm tra hoạt động chính quyền địa phương hai cấp tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bộ máy chính quyền cấp xã phải phát huy hiệu quả mô hình mới, các nhiệm vụ được phân cấp, phân quyền để chính quyền thực sự gần dân, sát với dân, phục vụ và giải quyết nhanh nhất, tốt nhất các vấn đề từ thực tiễn.
Sự kiện - 02/07/2025 08:20
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hiển làm Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Đức Hiển được Bộ Chính trị, Ban bí thư điều động, phân công, bổ nhiệm, giữ chức vụ Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương.
Sự kiện - 02/07/2025 07:01
Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng vùng sau hợp nhất
Sau khi hợp nhất, tỉnh Gia Lai đã tổ chức kỳ họp đầu tiên để kiện toàn bộ máy lãnh đạo HĐND và UBND tỉnh. Với quy mô mới về diện tích, dân số và tiềm năng, Gia Lai đặt mục tiêu trở thành cực tăng trưởng quan trọng của khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Sự kiện - 01/07/2025 15:57
Danh sách Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND và Uỷ ban MTTQ tại 126 xã, phường mới của Hà Nội
Hà Nội vừa công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường.
Sự kiện - 01/07/2025 15:33
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Đây là cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp lần thứ sáu và được diễn ra trùng đúng vào ngày đầu tiên trên cả nước bắt đầu vận hành Chính quyền địa phương hai cấp với nội dung điều tra được mở rộng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin phục vụ hoạch định chính sách, giúp giảm thiểu gánh nặng cho người dân….
Sự kiện - 01/07/2025 14:28
Hà Nội công bố danh sách điểm phục vụ hành chính công từ ngày 1/7/2025
Từ ngày 1/7/2025, hệ thống Chi nhánh và Điểm phục vụ hành chính công thuộc các UBND 126 xã/phường tại Hà Nội chính thức được công khai và đi vào hoạt động đồng bộ nhằm đảm bảo việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân và doanh nghiệp diễn ra liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn.
Sự kiện - 01/07/2025 13:45
Bí thư trẻ tuổi nhất cả nước là ai?
Trong danh sách 34 Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy sau sáp nhập, ông Lê Quốc Phong, quê quán Hà Nội, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp là người trẻ tuổi nhất, 47 tuổi.
Sự kiện - 01/07/2025 08:55
Hôm nay, 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
Từ hôm nay (1/7/2025), 34 tỉnh, thành trên cả nước chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp xã, sau thời gian chạy thử nghiệm. Đây sẽ là dấu mốc lịch sử quan trọng trong tiến trình cải cách nền hành chính.
Sự kiện - 01/07/2025 07:32
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago