[Café Cuối tuần] 'Mừng hụt' và lo thật

Nhàđầutư
Nỗi lo của anh bạn cũng là nỗi lo của nhiều nhà đầu tư và nó không phải không có cơ sở bởi đúng đợt nghỉ lễ này miền Bắc bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm đầu mùa và câu chuyện "khát điện" năm ngoái lại ùa về…
LAM SƠN
27, Tháng 04, 2024 | 10:57

Nhàđầutư
Nỗi lo của anh bạn cũng là nỗi lo của nhiều nhà đầu tư và nó không phải không có cơ sở bởi đúng đợt nghỉ lễ này miền Bắc bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm đầu mùa và câu chuyện "khát điện" năm ngoái lại ùa về…

Empty

Phát triển điện mặt trời mái nhà như thế nào đang là vấn đề gây tranh cãi. Ảnh: Thanhnien

Trước kỳ nghỉ 5 ngày anh bạn ở quê đang có hơn 10 phòng homestay nhắn "full lịch đến hết tháng 5 rồi, nhưng chuyện đáng lo không phải là tắc đường, mà là cắt điện". Nỗi lo của anh bạn cũng là nỗi lo của nhiều nhà đầu tư và nó không phải không có cơ sở bởi đúng đợt nghỉ lễ này miền Bắc bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm đầu mùa và câu chuyện "khát điện" năm ngoái lại ùa về…

Hơn một tuần trước, chuyên gia năng lượng lão làng Ngô Đức Lâm viết trên Facebook "Mừng hụt" bởi chính ông gần như đã reo lên trên báo về "tư duy mới" của bộ quản lý ngành điện khi đề xuất cơ chế "đột phá" khi cho phép mô hình đầu tư điện mặt trời mái nhà phát triển không cần tuân theo Quy hoạch 8 và nếu dư phát lên lưới được tính tiền. Song niềm vui của ông Lâm chỉ "tày gang" khi chỉ vài ngày sau chính bộ quản lý ngành sửa quy định chỉ cho phép mô hình này "tự sản, tự tiêu" không được bán cho người khác và nếu có nối lưới thì chỉ được bán cho Tập đoàn Điện lực EVN với giá 0₫.

"Mừng hụt" và "thất vọng" là từ dùng của ông Lâm cho cung cách hoạch định chính sách của bộ quản lý ngành. Bởi lẽ trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt điện do đợt nắng nóng gay gắt, việc tận dụng tiềm năng điện mặt trời trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bản thân Chính phủ cũng thấy rõ tiềm năng này nên đã đặt mục tiêu đầy tham vọng trong Quy hoạch điện 8 là "phủ sóng" điện mặt trời áp mái cho 50% các hộ gia đình và cơ quan công sở (2030).

Hơn thế, "mừng hụt" đã trở thành nỗi lo thật sự khi gần đây Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên công khai lý do quay lại quy định hệ thống điện mặt trời mái nhà không được phép bán điện cho người khác và chỉ được phát lên lưới điện quốc gia với giá 0₫ vì "chỉ phục vụ lòng tham" và "trục lợi chính sách" của dân và nhà đầu tư (?!).

Lo vì quan điểm này của Bộ trưởng Diên đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ dư luận, với nhiều ý kiến cho rằng chính sách này có thể làm giảm động lực cho việc đầu tư vào điện mặt trời áp mái và không phản ánh đúng giá trị thực của điện năng được sản xuất.

Mặt khác, việc không có sự bù đắp tài chính cho lượng điện phát lên lưới có thể khiến người dân cảm thấy không được khuyến khích trong việc đóng góp vào mạng lưới điện quốc gia. Trong một lần góp ý cho dự thảo Quy hoạch điện 8, chuyên gia Ngô Đức Lâm đã nhận định quá trình thực hiện Quy hoạch 7 và 7 điều chỉnh mặc dù hàng chục dự án điện than chậm tiến độ nhưng hiện tượng thiếu điện đã không diễn ra. Lý do là việc thực thi chính sách mua điện mặt trời ưu đãi FIT 1, FIT 2 đã tạo ra làn sóng bùng nổ đầu tư điện mặt trời. Và mỗi khi phụ tải tăng cao do nắng nóng thì hiệu suất của điện mặt trời đã được phát huy, góp phần bù đắp phần phụ tải tăng thêm. Cho nên trước phát ngôn của Bộ trưởng cũng là chính sách mới của bộ quản lý ngành đã khiến người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư đặt ra câu hỏi về năng lực quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng mặt trời, đồng thời làm thế nào để cân bằng giữa việc khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo và đảm bảo ổn định hệ thống lưới điện quốc gia.

Hơn thế, việc giới hạn khả năng bán điện mặt trời áp mái ngoài việc có thể làm chậm lại tiến độ phát triển của ngành năng lượng mặt trời tại Việt Nam, một ngành công nghiệp có tiềm năng lớn và đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, mà còn gián tiếp giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ Việt Nam khi bước chân vào thị trường thế giới khi mà thuế carbon và các yêu cầu phát triển bền vững ngày một khắt khe hơn. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam cần một chiến lược toàn diện, trong đó cân nhắc đến cả lợi ích kinh tế và môi trường.

Chính sách nên được xây dựng dựa trên sự tham khảo ý kiến của các chuyên gia năng lượng, người dân, và các bên liên quan khác để đảm bảo rằng mọi quyết định đều hướng tới lợi ích chung của xã hội và phù hợp với xu hướng phát triển năng lượng toàn cầu.

Trong bối cảnh tăng cường chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy như hiện tại, việc đề xuất giá mua điện mặt trời với giá 0₫ có thể được xem là một biện pháp tạm thời để kiểm soát tình trạng "trục lợi chính sách", nhưng cần phải được xem xét lại trong một tầm nhìn dài hạn hơn để có thể điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phát triển năng lượng và nhu cầu của người dân.

Cuối cùng, việc tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc đầu tư vào năng lượng tái tạo không chỉ giúp Việt Nam giảm thiểu nguy cơ thiếu điện mà còn góp phần vào mục tiêu giảm phát thải và phát triển kinh tế xanh. Đây là một hướng đi mà Việt Nam không thể bỏ qua nếu muốn tiến bộ và phát triển bền vững trong thế kỷ XXI.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ