[CAFÉ cuối tuần] Lừng lẫy sân Hàng Đẫy!

Nhàđầutư
Cũng phải vận nhiều “công lực” mới kiếm được một cặp vé, chiếm 2 chỗ trong 14.000 chỗ bố trí bán vé trên khán đài sân Hàng Đẫy trận đấu cuối cùng vòng bảng AFF Cup 2018 giữa Tuyển Việt Nam và Campuchia, cũng là trận đấu cuối cùng của sân Hàng Đẫy sau hơn một hoa giáp 60 năm gắn bó lừng lẫy.
NGUYỄN THÀNH PHONG
24, Tháng 11, 2018 | 05:30

Nhàđầutư
Cũng phải vận nhiều “công lực” mới kiếm được một cặp vé, chiếm 2 chỗ trong 14.000 chỗ bố trí bán vé trên khán đài sân Hàng Đẫy trận đấu cuối cùng vòng bảng AFF Cup 2018 giữa Tuyển Việt Nam và Campuchia, cũng là trận đấu cuối cùng của sân Hàng Đẫy sau hơn một hoa giáp 60 năm gắn bó lừng lẫy.

san-hang-day

Thiết kế mới sân vận động Hàng Đẫy. ẢNH KHẮC HOÀNG

Ngồi nhấp café, nhâm nhi “chiến quả”, ngẫm nghĩ… Bóng đá, giống như đời vậy, nhiều khi gặp phải bất ý hoặc bị xử ép, rồi lặng lẽ xem lại mình, điều chỉnh lại mình, lại gặp những thú vị thất bất ngờ, mà mình suýt đã bỏ qua.

Nếu như trận đấu với Myanmar, ta không trượt mấy cú ngon ăn, hay không bị trọng tài xử ép, chú Văn Toàn đá bồi sau cú sút căng của anh Quang Hải, bàn thắng hợp lệ thế mà lại cho là việt vị để từ chối, thì ta chả còn chú ý gì trận đấu với Campuchia thành thủ tục trên cái sân Hàng Đẫy già nua hôm nay nữa. May quá, gặp bất ý và xử ép, nên trận đấu thủ tục lại trở thành hấp dẫn, lại thành hay ho hơn, khi ta quyết phải lấy vé bán kết trên cái sân già cả này, để chia tay Hàng Đẫy cũ lừng lẫy bao nhiêu năm gắn bó dọc đời người nhiều tín đồ môn túc cầu giáo…

Cái khoảng đất rộng rãi nằm giữa làng Bích Câu và phố Hàng Đẫy đã thành sân vận động của Trường thể dục Hanoi's École d’éducation physique, từ năm 1934. Hai năm sau, vào năm 1936-1938, là sân SEPTO với 400 ghế ngồi bằng gỗ, có hàng rào bao quanh, đơn giản. Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) được hơn hai năm, vào ngày 16/2/1957, Chính phủ cho khởi công xây dựng và ngày 24/8/1958, đã khánh thành sân vận động Hàng Đẫy, với một tiến độ được xem là rất thần kỳ vào thời ấy. Sân Hàng Đẫy bây giờ với khán đài hình lòng chảo, 20 bậc, 25.000 chỗ ngồi, chính giữa là sân bóng đá, xung quanh có đường chạy điền kinh, có sân bóng chuyền, bóng rổ... chính là cái sân khánh thành cách đây hơn 60 năm ấy, dù đã qua một vài lần nâng cấp sửa chữa.

***

Sân Hàng Đẫy đã gắn với ký ức của không chỉ những người dân ở Hà Nội và các vùng lân cận. Từ ngày còn bé thơ, ở tít trên núi cao, qua đài phát thanh, một thằng cu bé con là tôi, chưa biết Hà Nội, cũng đã tưởng tượng ra được sân Hàng Đẫy qua giọng bình luận bóng đá trực tiếp của Đình Khải, Hoài Sơn, đã hình dung ra gió chiều ấy thổi mạnh ra sao từ phố Nguyễn Thái Học sang phố Cát Linh, hay rồi lại xoay chiều, thổi từ Cát Linh về Nguyễn Thái Học theo trái bóng bay đi. Tôi cũng hình dung dòng người tấp nập trên phố Trịnh Hoài Đức ra vào sân khi có những trận bóng chờ đợi. Và mong một ngày lớn lên nhanh rồi, để được về tận nơi ấy…

Thành sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội, tốt nghiệp, sống và làm việc tại Hà Nội, tôi thường xuyên qua lại hai sân Hàng Đẫy và Cột Cờ, sân nhà của đội tuyển Công an Hà Nội và Thể Công. Những trận đấu hừng hực…

Thời mới ra trường, năm 1984, tôi đã “diễn” rất đạt vai sinh viên tình nguyện nấp sau xe buýt to và nhập vào đội tuyển bóng đá quân đội Hungary để trốn vé (tài thánh mà có tiền với mua được vé trận đấu ấy) và trót lọt, vào được tận trong sân Hàng Đẫy xem đội này đá với Thể Công trong Giải bóng đá SKDA - Giải bóng đá quân đội các nước XHCN.

Hàng Đẫy đã mang đến bao nhiêu niềm vui, nỗi buồn, những ái ố, hỉ nộ, đỉnh cao… rồi vực sâu. Tiger Cup 98 (tiền thân của AFF Cup), lần đầu tiên được đăng cai tổ chức ở Việt Nam năm 1998, là một câu chuyện vẫn thường được kể lại. Ngay đó, hai bảng đấu ở hai miền Bắc và Nam, tại hai sân, Hàng Đẫy và Thống Nhất. Sinhgapore nhất bảng, Việt Nam thứ nhì ở Hàng Đẫy. Một quy định “ao làng” đề ra, đội nhì bảng được ở lại sân để thi đấu bán kết, đội nhất bảng di chuyển. Thái Lan và Indonesia nhường nhau suất nhất bảng, cùng cố chọn nhì để khỏi phải di chuyển và… khỏi phải gặp Tuyển Việt Nam. Trận đấu “xấu xí” nhất trong lịch sử bóng đá Đông Nam Á đã diễn ra ở sân Thống Nhất. Phút 90, hậu vệ Indonesia dẫn bóng về cầu môn nhà qua một rừng chân tiền đạo Thái Lan ngăn chặn và… sút tung lưới đội nhà, xong rồi đứng đấy hoan hỉ vỗ tay. Thái Lan bất đắc dĩ nhận chiến thắng, thành nhất bảng và bay ra Hà Nội đối đầu với Việt Nam tại sân Hàng Đẫy.

Một chiến thắng lịch sử, Việt Nam hạ Thái Lan, đương kim vô địch Tiger Cup 96 với tỉ số 3-0, mở đầu bằng cú vô lê của Trương Việt Hoàng vào đúng ngày Quốc khánh 2/9/1998. Người hâm mộ lên đỉnh cao. Sau đó ba ngày, lại xuống vực sâu. Trong trận chung kết Việt Nam gặp lại Sinhgapore. Bằng cái lưng của Susi Kumar ở phút 71 chạm bóng khi Tiến Anh ra lố, 1-0 cho Sinhgapore và Việt Nam không thể san bằng, Cúp vô địch tưởng ở đã trong tay mà không thể chạm tới. Hàng Đẫy lỡ hẹn trong gang tấc. Phải 10 năm sau, Việt Nam mới lên ngôi vô địch AFF Cúp tại sân Mỹ Đình.

***

Sau trận đấu với Campuchia ngày 24/11/2018, Hàng Đẫy sẽ được đập bỏ toàn bộ để lấy mặt bằng xây sân vận động mới. Một sân vận động hiện đại hơn nhiều, quy mô đầu tư hơn 7.000 tỷ sẽ hiện ra sau một thời gian không xa nữa. Vì thế trận đấu này sẽ là một dấu ấn tạm biệt quá khứ. Nó rất nên là một chiến thắng xứng tầm…

Nói thế, mà không phải dễ! Lý thú là, sau khi khánh thành sân Hàng Đẫy cách đây 60 năm, trận “khai sân” là trận đấu với một đội bóng Campuchia, diễn ra giữa hai đội, Tuyển Phnom Penh và Tuyển Hải Phòng. Và nên nhớ: Chiến thắng khai sân Hàng Đẫy đã thuộc về… Campuchia. Đội bóng Phnom Pênh ấy với nòng cốt là các cầu thủ quân đội nước bạn. Tuyển Hải Phòng lúc đó với thủ môn Coóng, rồi các danh thủ như Te, Đức, Pố, Túc... Trận đấu này diễn ra trong 80 phút (theo luật cũ). PhnomPenh đã giành thắng lợi không chỉ trước Hải Phòng, mà sau đó còn thắng tiếp Tuyển Hà Nội với danh thủ: Tòng, Luyến, Thì, Đức, Tuất, Thịnh cũng trên sân Hàng Đẫy.

Bây giờ, trận “kết thúc” sân Hàng Đẫy, lại với đội Tuyển Campuchia. Bây giờ, cũng chả còn đội nào cam chịu mãi phận “lót đường” đâu. Hơn nữa, Campuchia cũng vừa thắng Lào, cũng quyết tâm chiến đấu vì danh dự…

Vì thế, trận đấu với Campuchia trên sân Hàng Đẫy này, xét về đủ khác khía cạnh, là một trận đấu hứa hẹn, sẽ có rất nhiều lý thú.

Tôi mong một chiến thắng đẹp đẽ để chia tay ý nghĩa với Hàng Đẫy đã từng lừng lẫy trong quá khứ!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ