[Café cuối tuần] ‘Hiện tượng Việt Nam’

Nhàđầutư
“Hãy làm giống như Việt Nam” (Do it like Vietnam) là tựa bài báo mới nhất trên tờ Times of India, trong vô số các bài báo nước ngoài ca ngợi thành công của Việt Nam trong việc hạn chế thấp nhất các tác động gây hại của dịch bệnh COVID-19, và thúc đẩy các hoạt động kinh tế thời hậu dịch.
CHÍ THÀNH
04, Tháng 07, 2020 | 06:58

Nhàđầutư
“Hãy làm giống như Việt Nam” (Do it like Vietnam) là tựa bài báo mới nhất trên tờ Times of India, trong vô số các bài báo nước ngoài ca ngợi thành công của Việt Nam trong việc hạn chế thấp nhất các tác động gây hại của dịch bệnh COVID-19, và thúc đẩy các hoạt động kinh tế thời hậu dịch.

Bài báo nhấn mạnh rằng chính việc quản lý tốt đất nước là chìa khóa mang lại thành công cho Việt Nam. Bởi mặc dầu đất nước có tới 97 triệu người dân vẫn có những lỗ hổng đáng kể (dẫn tới có 335 ca nhiễm COVID-19) nhưng vẫn đi tới một kết quả gây kinh ngạc là ‘không hề có ca tử vong nào cho đến nay’, và đặc biệt là đất nước này đã nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường, và có thể đón làn sóng đầu tư khi các công ty đa quốc gia tìm cách điều chỉnh lại chuỗi cung ứng. 

_0 1 a a a VN

Minh họa của Uday Deb trên Times of India

Thú vị hơn, tác giả bài báo còn mượn cách chơi chữ của ngân hàng HSBC gọi Việt Nam là ‘Pho’nomenal’ (dùng tờ ‘Phở’ vốn là món ăn nổi tiếng của Việt Nam, để gọi “Hiện tượng Việt Nam’ (Phenomenal Vietnam). Nghĩa là Việt Nam của chúng ta đã trở thành một ‘hiện tượng’ trên thế giới trong việc kiểm soát dịch COVID-19 và quản lý tốt nền kinh tế.

Bài báo trên của Ấn Độ, cũng như nhiều bài báo khác trên CNN, BBC, Asia Times, Ouest-France, Sputniks… là những câu trả lời cụ thể, rõ ràng cho những người còn hoài nghi, như một giáo sư nổi tiếng của Hoa Kỳ từng cho rằng Việt Nam là một trái táo hỏng khi không cung cấp thông tin đúng sự thật trong bối cảnh đại dịch COVID-19 trên toàn cầu (mặc dù chính ông này sau đó đã cải chính những thông tin mà mình đã đưa ra).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong hội nghị "Chính phủ với địa phương" diễn ra hôm 2/7 cho rằng việc Việt Nam kiểm soát được dịch COVID-19 đã giải quyết tốt mục tiêu kép về cả kinh tế và chống dịch. Theo ông, đây là thành công khiến cho niềm tin của nhân dân tăng, uy tín quốc tế của Việt Nam cũng được nâng lên.

Nhưng liệu chúng ta có nên ngủ quên trong chiến thắng? Bài học nhãn tiền của một số nước khi ‘làn sóng COVID-19 lần 2’ bùng phát trở lại, như ở Mỹ, Braxin, Đức hay Trung Quốc đã đem lại những thiệt hại khó lượng cả về nhân mạng lẫn kinh tế.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng từng nhấn mạnh nguy cơ của bệnh dịch vẫn còn rất lớn, ví Việt Nam như "cánh đồng trũng", bên ngoài còn mưa nên nguy cơ nước xâm nhập vào rất lớn, cần tiếp tục các nỗ lực để đảm bảo an toàn trong nước.

Về mặt kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cũng trong hội nghị "Chính phủ với địa phương" nhấn mạnh rằng ‘nếu Việt Nam không có những cải cách vượt trội, dòng vốn FDI sẽ không vào Việt Nam, mà chảy sang các nước khác như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan hay Malaysia’.

Ông yêu cầu các địa phương cần đề xuất các giải pháp cải cách vượt trội để đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế, kể cả đầu tư trong nước và đầu tư quốc tế vào Việt Nam.

Trong chuyến thăm và làm việc ở TP.HCM mới đây, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cho biết ‘các công ty Mỹ vẫn còn lo lắng về vấn đề chính sách, luật thuế đối với doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam nhưng Chính phủ Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã luôn nỗ lực cải thiện những vấn đề này nhằm thu hút thêm đầu tư nước ngoài’. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn tiếp tục cần những cải cách mạnh mẽ để thực sự trở thành ‘đất lành’ cho đầu tư nước ngoài.

GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài, trong bài trả lời phỏng vấn của nhadautu.vn cũng nhấn mạnh rằng để tận dụng các cơ hội sẵn có, Việt Nam ‘cần phải hành động nhanh để gia tăng sức cạnh tranh’. 

Theo GS Mại, qua dịch bệnh COVID-19, Việt Nam đã thể hiện cho cộng đồng quốc tế thấy ưu điểm lớn trong việc chống dịch Covid-19, thể hiện năng lực điều hành của Chính phủ trước thảm họa toàn cầu, điều này được thế giới thừa nhận, lấy được lòng tin của nhân dân và nhà đầu tư nước ngoài.

Bối cảnh quốc tế mặc dầu còn nhiều phức tạp, nhưng cũng tạo ra các cơ hội mà nếu tranh thủ chớp được các cơ hội này, Việt Nam có thể không chỉ là điểm đến cho các hoạt động đầu tư của nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới, mà có nhiều cơ may trở thành một trung tâm du lịch quan trọng, một cứ điểm sản xuất lớn trên toàn cầu, và một trung tâm hậu cần cho khu vực và thậm chí toàn thế giới.

Làm được điều đó, chắc chắn Việt Nam sẽ không chỉ còn là ‘một hiện tượng’, mà sẽ chứng minh được ‘Bản lĩnh Việt Nam” trong một thế giới đầy sóng gió và bất ổn như hiện nay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ