'Bộ tứ công nghệ' sẽ bị chất vấn những gì tại cuộc điều trần sắp tới?

Nhàđầutư
Trong số 4 CEO của nhóm Big Tech sẽ ra điều trần lần này thì Jeff Bezos của Amazon được đánh giá là người “non kinh nghiệm” nhất. Trong khi đó Mark Zuckerberg, Sundar Pichai hay Tim Cook đều đã từng trải qua những cuộc điều trần tương tự.
HÀ MY
05, Tháng 07, 2020 | 14:04

Nhàđầutư
Trong số 4 CEO của nhóm Big Tech sẽ ra điều trần lần này thì Jeff Bezos của Amazon được đánh giá là người “non kinh nghiệm” nhất. Trong khi đó Mark Zuckerberg, Sundar Pichai hay Tim Cook đều đã từng trải qua những cuộc điều trần tương tự.

Thông tin đăng tải trên tờ Bloomberg, CEO của nhóm Big Tech, còn được biết đến là "bộ tứ" công ty công nghệ lớn nhất thế giới bao gồm Mark Zuckerberg (Facebook), Sundar Pichai (Google), Jeff Bezos (Amazon) và Tim Cook (Apple) đã “miễn cưỡng” chấp nhận yêu cầu ra điều trần của Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ để trả lời hàng loạt chất vấn về cáo buộc hành vi độc quyền đối với thị trường công nghệ.

Để hình dung về quy mô và tác động của cuộc điều trần, giá trị của 4 công ty trên cộng lại lên đến 5,5 nghìn tỷ USD. Tất cả đều đứng trong top đầu danh sách công ty công nghệ trên thế giới.

Trong khi đó xét riêng tài sản cá nhân của 4 CEO bao gồm Jeff Bezos của Amazon, Mark Zuckerberg của Facebook, Sundar Pichai của Google và Tim Cook của Apple, cộng lại cũng lên đến 240 tỷ USD.

tim-cook-ra-dieu-tran-truoc-qu-1162-7283-1593738708

Nhóm Big Tech đã chấp nhận yêu cầu ra điều trần của Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ để trả lời hàng loạt chất vấn về cáo buộc hành vi độc quyền đối với thị trường công nghệ

Được biết, trong số 4 CEO của nhóm Big Tech sẽ ra điều trần lần này thì Jeff Bezos của Amazon được đánh giá là người “non kinh nghiệm” nhất. Trong khi đó Mark Zuckerberg, Sundar Pichai hay Tim Cook đều đã từng trải qua những cuộc điều trần tương tự.

Dự báo đối với Google, cuộc chất vấn sẽ tập trung vào sự kiểm soát của công ty này trên thị trường quảng cáo. Tại Mỹ, hơn 50 công tố viên liên bang đã tham gia vào một cuộc điều tra Google về hành vi làm giảm sự cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo.

Trong khi đó, Cơ quan Cạnh tranh và thị trường (CMA) của Vương quốc Anh hôm 1/7 cho biết đã đề xuất việc tạo ra đơn vị “Digital Markets Unit” với mục đích kiềm chế “vị trí sức mạnh thị trường” trong lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số của các nền tảng trực tuyến. Dựa trên quy tắc mới được đề xuất, CMA yêu cầu được quyền ra lệnh cho Google chia sẻ dữ liệu nhấp chuột (click) và truy vấn dữ liệu với các công cụ tìm kiếm đối thủ.

Đối với Facebook, mạng xã hội này bị chỉ trích vì thiếu kiểm duyệt các nội dung đe dọa bạo lực, ngôn từ thù địch và sai lệch thông tin được đăng bởi Tổng thống Donald Trump và nhiều người khác.

Theo Washington Post, các tổ chức dân quyền như Hiệp hội Quốc gia vì Sự tiến bộ của Người da màu (NAACP) và Liên đoàn chống phỉ báng (ADL) đã thực hiện một chiến dịch tẩy chay có tên #StopHateForProfit.

Chiến dịch Stop Hate For Profit đã ra mắt vào tuần trước, bắt đầu với các thương hiệu thể thao nổi tiếng như The North Face và Patagonia. Sau đó, Ben&Jerry's và Magnolia Picture cũng tham gia tẩy chay Facebook.

Chiến dịch có mục tiêu kêu gọi các doanh nghiệp đoàn kết lại, ngừng chi tiêu quảng cáo trên Facebook để tạo áp lực tài chính buộc mạng xã hội này phải thay đổi.

Động thái tẩy chay của các thương hiệu lớn đã khiến cổ phiếu mạng xã hội này đã giảm 8,3% và thổi bay 56 tỷ USD vốn hóa thị trường. Điều này kéo theo việc tài sản của CEO Mark Zuckerberg bốc hơi khoảng 7,2 tỷ USD.

Với Apple, vấn đề chính sẽ là Apple App Store và chính sách đối với các đối tác phát triển ứng dụng. Với Amazon, đó là nghi vấn lạm quyền với đối tác bán hàng bên thứ ba.

Theo nghị sĩ Mỹ David Cicilline, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện về Luật chống độc quyền, Luật thương mại và hành chính cho biết, kế hoạch điều trần nhóm Big Tech đã được thông qua từ hồi tháng 3 vừa qua nhưng dịch bệnh COVID-19 khiến nó bị trì hoãn đến hiện tại. Với cuộc điều trần lịch sử này, ông Cicilline cho biết muốn nghe phản hồi từ các CEO công nghệ hàng đầu trước khi kết thúc cuộc điều tra và đưa ra đề nghị thay đổi luật chống độc quyền.

Trước đó, Ủy ban Tư pháp của Hạ viện Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc điều tra chống độc quyền nhằm vào bốn “đại gia công nghệ” từ tháng 6/2019. Lời khai từ các CEO của bốn công ty này tại phiên điều trần sắp đến sẽ là một trong những bước cuối cùng để hoàn tất cuộc điều tra.

Theo nghị sĩ David Cicilline, Chủ tịch tiểu ban chống độc quyền của Hạ viện, thì thị trường công nghệ cần phải có một sự cạnh tranh công bằng và lành mạnh, tạo cơ hội cho các công ty khởi nghiệp mới phát triển, do vậy cần phải có một cuộc điều tra chống độc quyền nhằm vào những hãng công nghệ lớn nhất.

Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích thì phiên điều trần của bốn “đại gia công nghệ” được xem là động thái cho thấy “cuộc chiến pháp lý” giữa chính quyền Washington và các hãng công nghệ ngày càng leo cao, trong bối cảnh tầm ảnh hưởng của các hãng công nghệ ngày càng lớn và có thể ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, bao gồm cả đời sống lẫn chính trị.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ