Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: 'Mobile money sẽ thúc đẩy mạnh mẽ cho ngành ngân hàng'

Nhàđầutư
"Mobile money sẽ thúc đẩy mạnh mẽ cho ngành ngân hàng, đặc biệt là việc phổ cập dịch vụ ngân hàng đến mọi người dân. Mobile money là cách tốt nhất và nhanh nhất để đào tạo người dân Việt Nam unbanked trở thành khách hàng của ngân hàng, thành khách hàng của ngân hàng số", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
PHƯƠNG LINH
04, Tháng 01, 2022 | 11:36

Nhàđầutư
"Mobile money sẽ thúc đẩy mạnh mẽ cho ngành ngân hàng, đặc biệt là việc phổ cập dịch vụ ngân hàng đến mọi người dân. Mobile money là cách tốt nhất và nhanh nhất để đào tạo người dân Việt Nam unbanked trở thành khách hàng của ngân hàng, thành khách hàng của ngân hàng số", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Trong bài phát biểu về chuyển đổi số ngành Ngân hàng ngày 3/1, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, giấy phép thí điểm Mobile money cho ba doanh nghiệp viễn thông vào cuối năm 2021 đã chính thức đưa hai ngành ngân hàng và viễn thông thành “thông gia” với nhau, thành người một nhà.

"Mobile money sẽ thúc đẩy mạnh mẽ cho ngành Ngân hàng, đặc biệt là việc phổ cập dịch vụ ngân hàng đến mọi người dân. Mobile money là cách tốt nhất và nhanh nhất để đào tạo người dân Việt Nam unbanked trở thành khách hàng của ngân hàng, thành khách hàng của ngân hàng số", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

20210716-ta2

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: mic.gov.vn

Theo Bộ trưởng, nếu 10 năm trước đây, ai đấy nói mọi doanh nghiệp rồi sẽ đều là doanh nghiệp công nghệ số thì chẳng ai tin. Nhưng hôm nay, nếu một doanh nghiệp nào đó mà chưa chuẩn bị kế hoạch trở thành một công ty công nghệ số thì đã là chậm chân và nguy cơ tụt hậu là rất cao.

Năm 2021 đã cho thấy, những ngân hàng phát triển nhanh nhất là những ngân hàng đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS). CĐS là biến mình thành một công ty công nghệ số. CNTT là mua phần cứng, phần mềm còn ngân hàng vẫn là ngân hàng theo cách cũ.

"Fintech của ngành ngân hàng là thí dụ được nhắc đến nhiều nhất về sự kết hợp thành công của công nghệ số vào một ngành và làm thay đổi ngành đó", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Lãnh đạo Bộ TT&TT cho hay, ngành ngân hàng có hai loại tài sản rất lớn. Một loại thì đang được sử dụng rất hiệu quả là tiền. Một loại thì đang ngủ yên là dữ liệu. Dữ liệu là một loại tài nguyên mới, người thì gọi là dầu mỏ, người thì coi là đầu vào mới của sản xuất tương tự như vốn. Ngân hàng là ngành có nhiều dữ liệu nhất. Dữ liệu này lại đang tăng lên từng ngày.

Ngành ngân hàng canh tác trên mảnh đất mới này sẽ tạo ra nhiều, rất nhiều giá trị mới cho ngành, cho đất nước. Dữ liệu mà được đánh thức thì cũng giống như con hổ ngủ được đánh thức, sẽ tạo ra sự phát triển đột phá cho ngành Ngân hàng và cho đất hước.

"Muốn thúc đẩy cái gì, muốn quản lý cái gì thì phải đo lường được cái đó. Ngân hàng Nhà nước có thể cùng với TT&TT xây dựng bộ chỉ số đo lường mức độ CĐS của các ngân hàng. Tiến hành đo lường và công bố hàng năm. Đây là cách tốt để thúc đẩy các ngân hàng CĐS", Bộ trưởng nói.

Làn sóng COVID-19 bùng phát lần thứ 4 đã tác động khá tiêu cực lên sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành tài chính - ngân hàng nói riêng. Song không phủ nhận đó cũng là tác nhân tác động tích cực, thúc đẩy tiến trình số hóa nhanh hơn bởi sự cấp thiết của việc duy trì hoạt động lưu thông tiền tệ thường xuyên, liên tục.

Việc ứng dụng công nghệ số giúp thay đổi diện mạo của ngân hàng, tạo ra nhiều giá trị mới như trải nghiệm khách hàng tốt hơn; chất lượng vận hành, dịch vụ tốt hơn, hiệu quả hơn; giảm chi phí vận hành; nhiều dịch vụ sáng tạo và an toàn bảo mật hơn.

Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, tỉ lệ người Việt Nam dùng mobile banking và internet banking ở thời điểm quý 4/2018 lần lượt là 22% và 28%. Gần 3 năm sau, quý 3/2021, tỉ lệ này đã tăng lên 68% và 75%.

Đáng chú ý, đại dịch COVID-19 đã trở thành chất xúc tác thúc đẩy sự dịch chuyển nhanh hơn. Kết quả từ một cuộc khảo sát của Nielsen trong năm 2021 cho thấy, gần 40% người tiêu dùng tại Việt Nam đang dùng ngân hàng số cho biết họ sẽ sử dụng thường xuyên hơn ngay cả khi dịch được kiểm soát.

Cuộc đua về lĩnh vực ngân hàng số (digital bank) đã và đang diễn ra khá sôi nổi tại Việt Nam. Ứng dụng ngân hàng di động (Mobile Banking) nay đã được nâng cấp lên thành ứng dụng ngân hàng số, với đầy đủ tính năng từ mở tài khoản, giao dịch tài chính, đầu tư đến các dịch vụ ngoài tài chính (beyond banking services) như mua sắm, giáo dục, y tế, giao thông…. Dịch vụ ngân hàng đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, kết hợp với các lĩnh vực, ngành nghề để xây dựng hệ sinh thái thông minh, toàn diện.

Nhờ chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn mà các hoạt động ngân hàng "không tiếp xúc" cũng trở nên phổ biến hơn, việc sử dụng dịch vụ online (trực tuyến) của khách hàng cũng dần trở thành thói quen.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, năm 2022 sẽ là năm hành động về CĐS. Uỷ ban Quốc gia về CĐS đã công bố 35 nền tảng số quốc gia phải được phát triển trong năm 2022 để làm hạ tầng phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Bộ trưởng cho rằng, ngành ngân hàng cần sớm công bố các nền tảng CĐS ngành ngân hàng để phát triển trong năm 2022. Nền tảng số là một loại hạ tầng trên không gian số. Ngân hàng Nhà nước làm chủ đầu tư một số nền tảng số dùng chung ngành ngân hàng.

"Ngành ngân hàng là ngành có điều kiện về nhân lực, tài lực, lại là ngành hội nhập cao, là ngành có tư duy đổi mới. Bộ TT&TT rất mong muốn Thống đốc, ngành Ngân hàng đi đầu về CĐS quốc gia, ngành ngân hàng Việt Nam thuộc nhóm đầu về CĐS, tạo ra sự phát triển mới cho ngành và gây cảm hứng cho cả đất nước về CĐS. Nếu làm được việc này thì Thống đốc, ngành ngân hàng sẽ có thêm một sự đóng góp mới cho đất nước phát triển", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ