Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tạo những không gian giá trị cho nông nghiệp giải trí, du lịch, thời trang

THẮNG QUANG
12:02 03/01/2024

"Tạo ra những không gian giá trị cho ngành nông nghiệp, những cụm từ như: Du lịch nông nghiệp, nông nghiệp giải trí, nông nghiệp thời trang, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh…, tư duy từng năm một cần phải thay đổi, mà phải nghĩ cho 5 năm sau, thậm chí 10 năm sau", Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan nhận định.

Theo kế hoạch, chiều nay (3/1), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự và chỉ đạo hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngành nông nghiệp.

Ngành nông nghiệp thực hiện kế hoạch năm 2023 trong điều kiện có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen... Tuy nhiên, với sự thống nhất từ nhận thức đến hành động và việc tổ chức thực hiện chuyển đổi mạnh từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp, từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành; thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông lâm thuỷ sản (NLTS); chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng theo đúng định hướng tại Nghị quyết "Tam nông" và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; nỗ lực vươn lên với phương châm "Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả".

Vì vậy, toàn ngành đã đạt được nhiều kết quả tích cực như: Tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp 3,83%, cao nhất trong nhiều năm gần đây, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng 5,05% của nền kinh tế.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản duy trì mức cao, trên 53 tỷ USD; thặng dư thương mại cao nhất từ trước tới nay 12,07 tỷ USD, tăng 43,7%. Trong đó, một số mặt hàng tăng cao kỷ lục như: Rau quả 5,69 tỷ USD, tăng 69,2%; gạo 4,78 tỷ USD, tăng 38,4%, gạo ST25 lần thứ 2 đạt giải quán quân, ngon nhất thế giới; điều 3,63 tỷ USD tăng 17,6%. Việt Nam đã sản xuất và xuất khẩu vaccine thương mại phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi.

le-minh-hoan

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan trả lời báo chí. Ảnh: CT.

Nhân dịp này, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan đã chia sẻ với Nhadautu.vn và các cơ quan báo chí về những định hướng của ngành trong năm 2024.

Kích hoạt tư duy kinh tế và tư duy thị trường

Yếu tố nào góp phần quan trọng giúp ngành nông nghiệp có những điểm sáng trong năm 2023, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Năm vừa qua, có lẽ một trong những thành công rõ nét của ngành nông nghiệp đó là kích hoạt được tư duy kinh tế và tư duy thị trường.

Trước đây ngành nông nghiệp cố gắng tạo ra được sản lượng nhiều nhất. Có lúc chúng ta đã nghĩ sản lượng đi đôi với việc đáp ứng thị trường và nâng cao thu nhập cho nông dân. Nhưng những bài học về "được mùa mất giá" đã cho chúng ta hiểu rằng sản xuất có thể ít hơn, tốt hơn thì lợi ích thu về từ thị trường sẽ lớn hơn.

Nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là thị trường, nếu không có thị trường thì chúng ta cũng không kích hoạt được sản xuất. Hiện nay, thị trường càng ngày càng khắc nghiệt, chúng ta không chỉ đi mở cửa thị trường mà phải hiểu được đặc tính của từng thị trường.

Trước nay, chúng ta hay nghĩ thị trường là nơi buôn bán nhưng thực tế đó là những nơi có văn hóa tiêu dùng khác nhau. Có những nông sản chúng ta bán được trong nước nhưng không bán được ở nước ngoài, có những nông sản bán được ở thị trường châu Á nhưng không bán được ở thị trường châu Âu… và ngược lại.

Việc Bộ NN&PTNT gắn tiêu chuẩn về thị trường xuống vùng nguyên liệu tất nhiên cũng có những rủi ro nhưng sự thành công trong xuất khẩu nông sản vừa qua chứng minh được người nông dân, ngành nông nghiệp của chúng ta có thể tiếp cận được những thị trường khắt khe nhất.

Ngành nông nghiệp nói chung và những người nông dân nói riêng đã có sự thay đổi gì khi tiếp cận với tư duy kinh tế thị trường?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nền nông nghiệp chúng ta đang bị một "lời nguyền" là manh mún nhỏ lẻ, ai cũng tự sản xuất, tự bán hàng thì sẽ sinh ra một thị trường hỗn loạn. Chính vì thế chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, cấu trúc lại ngành hàng và cấu trúc lại thị trường để các liên kết đỡ đổ vỡ, đứt gãy. Đây vần là "điểm mờ" của ngành nông nghiệp.

Tôi xin nói thêm câu chuyện về thương lái, nhiều người nói thương lái "ép giá" và vẫn tư duy họ là lực lượng buôn đầu chợ bán cuối chợ, không mất vốn liếng. Nhưng thực tế thương lái không thể quyết định được giá của thị trường vì hiện nay thị trường không phải cục bộ trong tay vài ba người có thể quyết định giá cả. Trong cả chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản không ai "làm tất ăn cả" được mà vẫn cần sự kết hợp với nhau.

Quan trọng là người nông dân cần biết tập hợp lại trong tổ hợp tác, hợp tác xã thì sẽ giảm bớt rủi ro.

Giai đoạn phát triển tiếp theo của ngành nông nghiệp vẫn cần tiếp tục chú trọng 2 mục tiêu trọng yếu: Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp và tạo ra những không gian giá trị cho ngành nông nghiệp.

Trong tư duy kinh tế nông nghiệp, cần làm sâu sắc và lan tỏa tư duy kinh tế, làm sao trên 1 đơn vị diện tích nông nghiệp đó, thậm chí thu hẹp diện tích nông nghiệp lại mà vẫn tạo ra nhiều của cải hơn. Thực tế là thời gian qua, nông nghiệp du lịch đã chứng minh cho thấy lợi nhuận tăng gấp 5-6 lần, thậm chí gấp vài chục lần mà không phải đầu tư quá lớn. Cũng trên miếng vườn đó, người nông dân sắp xếp nhà cửa chỉn chu, biết nấu nướng, trau chuốt lại lời ăn tiếng nói, biết kể câu chuyện cho du khách… thì lợi nhuận thu được sẽ tăng cao.

Cái vô hình mà chúng ta chưa khai thác nhiều khi có giá trị nhiều hơn cái hữu hình mà ta đang theo đuổi.

Về vấn đề thứ hai là tạo ra những không gian giá trị cho ngành nông nghiệp, những cụm từ như: Du lịch nông nghiệp, Nông nghiệp giải trí, Nông nghiệp thời trang, Nông nghiệp công nghệ cao, Nông nghiệp thông minh…, về tư duy thì từng năm một cần phải thay đổi, mà phải nghĩ cho 5 năm sau, thậm chí 10 năm sau.

Xanh hóa là xu hướng không thể đảo ngược

Ngành nông nghiệp đặt những mục tiêu gì cho năm 2024?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Năm 2024 và giai đoạn tiếp theo, ngoài các mục tiêu khác, cần tiếp tục chú trọng 2 mục tiêu trọng yếu: Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp và tạo ra những không gian giá trị cho ngành nông nghiệp.

le-minh-hoan1

Từ tư duy xanh đến hành động xanh và lối sống xanh bắt đầu được chuyển vào hệ thống giáo dục, đi vào các trường học từ lứa tuổi nhỏ nhất như mẫu giáo. Tư duy này cho chúng ta đào tạo nên những ngành nghề phù hợp, sản phẩm phẩm xanh là sản phẩm cuối cùng chúng ta đóng góp cho xã hội.

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan

Trong tư duy kinh tế nông nghiệp, cần làm sâu sắc và lan tỏa tư duy kinh tế, làm sao trên 1 đơn vị diện tích nông nghiệp đó, thậm chí thu hẹp diện tích nông nghiệp lại mà vẫn tạo ra nhiều của cải hơn. Nông nghiệp không chỉ là nông nghiệp, mà tích hợp cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực từ đó cộng hưởng thêm giá trị. Thực tế là thời gian qua, nông nghiệp du lịch đã chứng minh cho thấy lợi nhuận tăng gấp 5-6 lần, thậm chí gấp vài chục lần mà không phải đầu tư quá lớn.

Cũng trên miếng vườn đó, người nông dân sắp xếp nhà cửa chỉn chu, biết nấu nướng, trau chuốt lại lời ăn tiếng nói, biết kể câu chuyện cho du khách… thì lợi nhuận thu được sẽ tăng cao. Cụ thể như câu chuyện làng hoa Sa Đéc ở Đồng Tháp trước đây nông dân chỉ bán bội trong ngày Tết ngày rằm, nay thu hẹp lại khong gian lại một chút, làm thêm điểm dừng nghỉ cho du khách đã mang lại giá trị lớn hơn. Cái vô hình mà chúng ta chưa khai thác nhiều khi có giá trị nhiều hơn cái hữu hình mà ta đang theo đuổi.

Về vấn đề thứ hai là tạo ra những không gian giá trị cho ngành nông nghiệp, những cụm từ như: Du lịch nông nghiệp, nông nghiệp giải trí, nông nghiệp thời trang, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh…, tư duy từng năm một cần phải thay đổi, mà phải nghĩ cho 5 năm sau, thậm chí 10 năm sau.

Tư duy về tăng trưởng cũng cần phải thay đổi, bởi nếu muốn đạt số tăng trưởng mà ra biển đánh bắt hải sản về để đạt chỉ tiêu thì sẽ sinh ra hệ lụy. Có những kết quả đong, đo, đếm được bằng số liệu, nhưng có những cái không đo, đếm được, có thể chưa thể hiện được cho tăng trưởng năm 2024 nhưng có thể tạo tiền đề cho tăng trưởng năm 2025.

Nói một cách đơn giản nhất là những gì đang làm thì phải làm cho tốt, đồng thời phải chuẩn bị cho những thứ tốt hơn nữa: Liên kết lại để các ngành hàng bền vững, tổ chức lại sản xuất, tổ chức lại thị trường, liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp tạo ra thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ…

Thị trường trong nước hay ngoài nước cũng đều là thị trường, làm sao tiêu thụ được nông sản cho bà con nông dân với giá tối ưu, nông dân bán giá 10 đồng trừ chi phí sản xuất 9 đồng thì lãi 1 đồng, nhưng trường hợp chỉ bán với giá 8 đồng, chi phí sản xuất chỉ hết 6 đồng thì lãi 2 đồng. Kinh tế là ở chỗ đó. Kinh tế là bài toán trừ chứ không phải chỉ ở đầu ra, thực tế đo lường được thu nhập của người nông dân mới là quan trọng.

Trong gia đoạn tới, sản xuất xanh, tăng trưởng xanh đang là xu thế và là yêu cầu khắt khe của thế giới, ngành nông nghiệp cần làm gì để đáp ứng tiêu chí này?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nói tư duy xanh nhưng có lẽ chúng ta ít hiểu đây thực sự là gì. Thực ra chữ "xanh" đi sau chữ "nâu". Trước đây ta nói nền kinh tế "nâu" - nền kinh tế mà vì sự phát triển làm biến dạng môi trường. Để phục vụ cuộc sống của con người chúng ta đã khai thác và nghĩ là chúng ta làm vậy là để nuôi sống con người mà không biết rằng đang tạo ra sự biến dạng về mặt môi trường, biến dạng về mặt đa dạng sinh học.

gao

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản duy trì mức cao, trên 53 tỷ USD; thặng dư thương mại cao nhất từ trước tới nay 12,07 tỷ USD, tăng 43,7%. Trong đó, một số mặt hàng tăng cao kỷ lục như: Rau quả 5,69 tỷ USD (tăng 69,2%); gạo 4,78 tỷ USD (tăng 38,4%). Ảnh: DNSE.

Con người không thể tồn tại mà không có môi trường xanh xung quanh. Đó là oxy, là bóng mát chúng ta đang hưởng thụ. Đã có thời chúng ta nghĩ rằng, muốn phát triển thì phải đánh đổi, hi sinh, nhưng giờ cần phải hành động xanh để sản xuất xanh, cân bằng giữa sự phát triển với hệ sinh thái, môi trường tự nhiên. Thực hiện Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, Đề án thủy sản phát triển bền vững, thì chữ "bền vững" đó chính là mục tiêu và giải pháp.

Cần phải thấy được rằng, trong xuất khẩu đồ gỗ, viên nén châu Âu quy định EUDR truy xuất nguồn gốc, hôm nay chỉ xem sản phẩm của nước xuất khẩu có vi phạm phá rừng hay không, nhưng ngày mai người ta có thể xem xét đến các vấn đề cao hơn: Khi sản xuất gỗ nhà sản xuất có dùng năng lượng hóa thạch hay không, vì sử dụng năng lượng này đã ảnh hưởng đến môi trường. Như vậy, câu chuyện bây giờ không phải chỉ là mua một sản phẩm, mà còn là mua cách tạo ra sản phẩm đó.

Thế giới đã đặt trên bàn nghị sự chuẩn bị xem nguồn gốc tạo ra sản phẩm đó, ví như có sử dụng lao động trẻ em không, sản xuất có ảnh hưởng môi trường hay không, gây biến đổi khí hậu hay không? Không chỉ trực tiếp sản phẩm đó, mà còn các yếu tố tác động tạo ra sản phẩm đó, trong đó đặc biệt là năng lượng.

Cả thế giới đã giảm nhiệt điện để giảm phát thải, nếu truy xuất ra nhà sản xuất vẫn sử dụng thì sẽ không mua nữa. Có thể hôm nay điều này chưa xảy ra nhưng chắc chắn điều này đã được đặt trên bàn nghị sự của Liên minh Châu Âu và của các quốc gia khác.

Hiện nay, EU truy xuất đồ gỗ, cà phê, cao su, điều… có trồng ở quốc gia vi phạm phá rừng không, nhưng sắp tới họ sẽ truy xuất cả gỗ mà chúng ta nhập về để làm nguyên liệu - truy xuất xem nước xuất khẩu gỗ sang Việt Nam có vi phạm phá rừng hay không. Chúng ta phải thích ứng với xu thế thay đổi và phải thấy rằng: Xu hướng xanh hóa toàn cầu là một xu thế không thể đảo ngược và Thủ tướng Chính phủ đã tuyên bố Việt Nam sẵn sàng cam kết.

Từ tư duy xanh đến hành động xanh và lối sống xanh bắt đầu được chuyển vào hệ thống giáo dục, đi vào các trường học từ lứa tuổi nhỏ nhất như mẫu giáo. Tư duy này cho chúng ta đào tạo nên những ngành nghề phù hợp, sản phẩm phẩm xanh là sản phẩm cuối cùng chúng ta đóng góp cho xã hội.

Vì vậy, cần giáo dục về tình yêu thiên nhiên, môi trường, trách nhiệm bảo vệ môi trường như một phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên, vấn đề giáo dục về môi trường mới bắt đầu nên nhiều khi đề cập đến vấn đề này, nhiều người - đặc biệt là nông dân, cho rằng vấn đề này xa vời quá, huyễn hoặc quá, họ không hiểu và không cho rằng trồng nhiều, nuôi nhiều lại có thể gây biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, vai trò truyền thông rất quan trọng, phải giáo dục từ từ, không thể năm nay nói xanh thì năm sau sẽ xanh.

Việt Nam là đất nước đang phát triển, đồng hành cùng thế giới và thế giới đang bắt đầu có những nguồn lực tài trợ cho Việt Nam để bảo vệ môi trường, tăng trưởng "xanh". Nhưng dù tài trợ bao nhiêu đi nữa nhưng nếu Việt Nam không vượt qua được tư thế đối phó thì sẽ không thành công. Cần phải thấy rằng, trước sau gì cũng phải đổi mới, phải "xanh hóa", quốc gia nào đi trước sẽ thành công trước.

Ủy ban châu Âu (EC) rất tôn trọng Việt Nam vì Việt Nam đã chủ động sang EU bàn bạc về vấn đề này. EC đánh giá cao về hành động này và đánh giá Việt Nam là quốc gia tiên phong trong thực hiện các cam kết này và họ sẽ có nghĩa vụ với chúng ta để cấu trúc lại thị trường xanh. Bởi, như tôi đã nói ở trên, xu hướng xanh hóa là xu hướng không đảo ngược được.

Xin trận trọng cảm ơn Bộ trưởng!

  • Cùng chuyên mục
'Cần bỏ thủ tục công bố hợp quy vì gây tốn kém cho doanh nghiệp'

'Cần bỏ thủ tục công bố hợp quy vì gây tốn kém cho doanh nghiệp'

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải bãi bỏ toàn bộ các thủ tục về công bố hợp quy vì loại thủ tục này không phát huy hiệu quả trong thực tế, gây phiền hà, phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.

Sự kiện - 10/05/2025 13:17

[Café Cuối tuần] Câu chuyện về các sắc thuế

[Café Cuối tuần] Câu chuyện về các sắc thuế

Các sắc thuế, hóa ra, không chỉ là những con số khô khan, mà là câu chuyện về cuộc sống, công bằng, và những lựa chọn chính sách.

Sự kiện - 10/05/2025 10:24

'Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới cho hàng hóa Việt Nam'

'Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới cho hàng hóa Việt Nam'

Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hợp tác về đường sắt, kết nối giao thông, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cửa khẩu thông minh, theo Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ.

Sự kiện - 10/05/2025 08:11

Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô

Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô

Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội hướng tới tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) trong giám sát xu hướng, phân tích thông tin trên không gian mạng…

Sự kiện - 09/05/2025 17:24

Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt

Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt

Một số ý kiến cho rằng việc đánh thuế nước ngọt có thể vô tình thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất thủ công không chính thức, vốn là những sản phẩm khó kiểm soát về chất lượng và an toàn thực phẩm.

Sự kiện - 09/05/2025 16:52

Sắp diễn ra chương trình 'Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025'

Sắp diễn ra chương trình 'Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025'

Chương trình "Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025" nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.

Sự kiện - 09/05/2025 11:28

'Sắp xếp đơn vị hành chính ảnh hưởng lớn toàn bộ quy hoạch'

'Sắp xếp đơn vị hành chính ảnh hưởng lớn toàn bộ quy hoạch'

Việc sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các quy hoạch của hệ thống quy hoạch quốc gia. Do đó cần sửa Luật Quy hoạch để phù hợp với thực tiễn.

Sự kiện - 09/05/2025 11:04

VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng Viện Công nghệ năng lượng

VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng Viện Công nghệ năng lượng

Ngày 8/5, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) và Viện Công nghệ Năng lượng, Đại học Bách khoa Hà Nội (IET) đã ký kết thỏa thuận hợp tác 2 bên.

Sự kiện - 09/05/2025 09:02

Đề xuất rà soát chính sách thuế với các doanh nghiệp FDI xuất siêu sang Mỹ

Đề xuất rà soát chính sách thuế với các doanh nghiệp FDI xuất siêu sang Mỹ

75% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là do các doanh nghiệp FDI thực hiện. Chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đang có nguy cơ làm dịch chuyển dòng vốn FDI của Việt Nam sang các quốc gia khác.

Sự kiện - 09/05/2025 07:39

Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ

Ngày 8/5, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện Petrolimex cho biết, Tập đoàn vẫn hoạt động bình thường dù ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc vừa bị Bộ Tài chính tạm đình chỉ chức vụ.

Sự kiện - 08/05/2025 12:09

'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'

'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'

Để đặt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số là cần có những giải pháp đột phá thực chất, dựa trên nền tảng thể chế hiện đại, với động lực chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Sự kiện - 08/05/2025 09:49

Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư

Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư

Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang cho biết, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đang là rào cản lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Thực tế, thủ tục này làm tăng thời gian khoảng từ 2-5 năm và chi phí chuẩn bị đầu tư, khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh do chờ đợi phê duyệt.

Sự kiện - 08/05/2025 09:02

Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ

Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ

Các doanh nghiệp cho biết từ nay tới tháng 6/2025 sẽ tăng cường làm việc với các đối tác Mỹ để hiện thực hóa các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã ký kết.

Sự kiện - 08/05/2025 08:14

Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'

Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'

Đại sứ Marc Knapper đánh giá cao các động thái chủ động, thiện chí, mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Mỹ.

Sự kiện - 08/05/2025 06:56

Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam

Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam

Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.

Sự kiện - 07/05/2025 22:44

Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.

Sự kiện - 07/05/2025 13:20