Bỏ tiền mua cổ phần doanh nghiệp nhà nước 15 năm không được quyết toán, trách nhiệm UBND TP.HCM ở đâu?

Nhàđầutư
31 doanh nghiệp cổ phần hóa, trong đó có những doanh nghiệp bán vốn Nhà nước từ năm 2004 nhưng đến nay các nhà đầu tư vẫn sống dở chết dở vì không được quyết toán…
HÒA BÌNH
02, Tháng 04, 2019 | 11:12

Nhàđầutư
31 doanh nghiệp cổ phần hóa, trong đó có những doanh nghiệp bán vốn Nhà nước từ năm 2004 nhưng đến nay các nhà đầu tư vẫn sống dở chết dở vì không được quyết toán…

15 năm đợi chờ

Được biết, từ năm 2004 đến năm 2018, tại TP.HCM đã có 31 công ty cổ phần hóa theo Nghị định 59 của Chính phủ.

Trong đó, nhiều công ty được cổ phần hóa từ nhiều năm trước, như Công ty Cổ phần Kỹ thuật xây dựng Phú Nhuận (cổ phần hóa năm 2005), Công ty cổ phần Địa ốc 6 (cổ phần hóa năm 2008), Công ty Cổ phần Vận tải bến bãi Sài Gòn (cổ phần hóa 2004), Công ty Cổ phần Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn (cổ phần hóa năm 2006)…

Tuy nhiên, sau khi chi ‘tiền tươi thóc thật’ mua cổ phần theo chủ trương thoái vốn của Nhà nước, nhưng đến nay qua cả chục năm trời, những doanh nghiệp cổ phần hóa này lại bị khốn khổ đủ đường vì không được quyết toán chuyển thể.

56384143_400238474134922_360973567229165568_n

Công ty Cổ phần Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn cổ phần hóa năm 2006 vẫn nằm trong danh sách doanh nghiệp chưa xong quyết toán. Ảnh: Chu Ký

Theo các nhà đầu tư, việc chậm trễ quyết toán dẫn đến nhiều hệ lụy cho nhà đầu tư khi họ bỏ những đồng vốn ‘mồ hôi nước mắt’ của mình vào đó. Ví dụ, một sổ đỏ đứng tên Công ty TNHH MTV, giờ cổ phần hoá xong và muốn chuyển đổi sổ đỏ sang tên công ty cổ phần thì cũng không được vì chưa được cập nhật đổi tên do vướng hồ sơ cổ phần hoá (chưa quyết toán chuyển thể), và khi tài sản đó mang đi thế chấp ngân hàng thì sẽ bị tổ chức tín dụng từ chối vì không đảm bảo tính hợp pháp.

Được biết, theo quy định thì sau 30 ngày cổ phần hoá, các thủ tục phải được hoàn tất, nhưng đến nay có những doanh nghiệp đã mua cổ phần gần 15 năm trời mà việc quyết toán vẫn chưa được cơ quan chức năng tại đây thực hiện.

Trước đó, theo phân công nhiệm vụ thì Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm là người trực tiếp chỉ đạo chương trình đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước.

Đề nghị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc

Được biết, vì không được quyết toán chuyển thể nên số tiền chưa thoái vốn tại 31 doanh là rất lớn, lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.

cph

Danh sách 31 doanh nghiệp tại TP.HCM được cổ phần hóa nhưng chưa được quyết toán chuyển thể.

Với sự chậm trễ này, nhiều doanh nghiệp cũng đã làm đơn gửi cơ quan chức năng với mong muốn những cơ cơn quan này đốc thúc, sớm vào cuộc và có chỉ đạo dứt điểm. Tuy nhiên, trước những lời cầu cứu của doanh nghiệp, việc xử lý của cơ quan chức trách tại đây vẫn đủng đỉnh, không biết bao giờ mới kết thúc.

Cụ thể, vào ngày 26/11/2018, Sở Tài chính TP.HCM gửi giấy mời lãnh đạo 20 doanh nghiệp đến để trao đổi. Cuộc họp này nhằm ghi nhận ý kiến của nhà đầu tư để báo cáo xin hướng dẫn của Bộ Tài chính về các khó khăn vướng mắc khi thực hiện quyết toán phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

Mọi việc cũng chỉ dừng lại ở đó, sau cuộc họp này, đại diện các nhà đầu tư không nhận được hướng dẫn từ các đơn vị có chức năng của thành phố. Nhiều nhà đầu tư đã gửi văn bản ra Bộ Tài chính xin hướng dẫn, và khi có văn bản hướng dẫn từ Bộ Tài chính thì các sở ngành tại TP.HCM vẫn không trả lời dứt điểm, không mời doanh nghiệp đến họp, và không có hướng dẫn cụ thể nào.

4 tháng sau cuộc họp ngày 26/11/2018 của Sở Tài chính, mới đây nhất, ngày 19/3/2019, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm mới ký văn bản số 962 giao Sở Tài chính căn cứ kết luận của Kiểm toán Nhà nước về kiểm toán quyết toán giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa để rà soát, tham mưu cho UBND TP phê duyệt giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

le thanh liem

Phó chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Liêm.

Tuy nhiên, văn bản này cũng không có nội dung kết luận rõ ràng bao giờ việc quyết toán mới được thực hiện. Theo đó, văn bản số 962 chỉ giao Sở Tài chính và Thường trực Ban chỉ đạo 167  “rà soát, tham mưu”, báo cáo UBND TP.HCM để có căn cứ phê duyệt giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần.  

Khi nhận được văn bản 962 nói trên, nhà đầu tư nghi ngại rằng rằng Phó chủ tịch Lê Thanh Liêm phải chăng đang thờ ơ với nỗi đau của doanh nghiệp, kéo dài thời gian và không giải quyết dứt điểm yêu cầu quyết toán, chuyển thể cho doanh nghiệp cổ phần hoá?

Nhiều nhà đầu tư cho rằng cần phải xem xét trách nhiệm của không chỉ cá nhân ông Lê Thanh Liêm, người được giao phụ trách mảng cổ phần hoá trên địa bàn TP. HCM mà còn của tập thể UBND TP.HCM qua các thời kỳ. Các doanh nghiệp cũng mong muốn và cầu cứu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cần vào cuộc xem xét những người được giao phụ trách mảng cổ phần hoá liệu có khúc mắc hay có dấu hiệu tiêu cực ở đây hay không mà để tình trạng này kéo dài nhiều năm như vậy?

Và với tình trạng hơn 10 năm trời bỏ tiền ra mua cổ phần nhưng không được quyết toán, nhà đầu tư cũng khẩn thiết mong muốn Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân quan tâm, có những chỉ đạo kịp thời.

Kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan

Mới đây, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã có chỉ đạo liên quan đến tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp năm 2018; nhiệm vụ, giải pháp năm 2019.

Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp quy mô lớn trực thuộc theo quy định; tiến độ triển khai Đề án cơ cấu lại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty trực thuộc đã được Thủ tướng phê duyệt.

Đối với địa phương, Phó thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội và Tp.HCM chủ động chuẩn bị các công việc liên quan để có thể triển khai ngay và có kết quả kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn sau khi được Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh; đẩy nhanh việc cho ý kiến, phê duyệt phương án sử dụng đất của các doanh nghiệp cổ phần hóa trực thuộc, doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa có đất đai nằm trên địa bàn.

Đối với các trường hợp không hoàn thành đúng kế hoạch năm 2018 đã được phê duyệt, các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của các tổ chức cá nhân có liên quan.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ