Bộ GTVT yêu cầu Quảng Nam sớm hoàn thành hệ thống thoát nước Quốc lộ 1

Nhàđầutư
Bộ GTVT đề nghị tỉnh Quảng Nam, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ III đôn đốc doanh nghiệp khẩn trương thi công hệ thống thoát nước dọc tuyến Quốc lộ 1 ngay sau khi được bàn giao mặt bằng sạch và hoàn thành vào quý I/2023.
NAM AN
16, Tháng 08, 2022 | 18:29

Nhàđầutư
Bộ GTVT đề nghị tỉnh Quảng Nam, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ III đôn đốc doanh nghiệp khẩn trương thi công hệ thống thoát nước dọc tuyến Quốc lộ 1 ngay sau khi được bàn giao mặt bằng sạch và hoàn thành vào quý I/2023.

Hoàn thành hệ thống thoát nước dọc Quốc lộ 1 trước quý I/2023

Ngày 16/8, ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Vụ Đối tác công tư; Kết cấu hạ tầng sớm giải quyết kiến nghị của cử tri địa phương trong việc triển khai hệ thống thoát nước dọc tuyến Quốc lộ 1 trước mùa mưa lũ.

Bộ GTVT cho biết, ngày 12/8 đã có văn bản trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Quảng Nam tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và triển khai thi công hệ thống thoát nước dọc hai bên tuyến Quốc 1 (đoạn qua xã Tam Xuân I, Tam Xuân II, huyện Núi Thành).

Để đảm bảo an toàn giao thông, an toàn công trình, khắc phục tình trạng ngập úng vào mùa mưa lũ trên Quốc lộ 1 qua các xã trên, Bộ GTVT yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo UBND huyện Núi Thành thực hiện nội dung đã thống nhất với Cục Quản lý đường bộ III, Sở GTVT Quảng Nam và doanh nghiệp dự án BOT.

Tỉnh Quảng Nam phải khẩn trương hoàn thành công tác đền bù, hỗ trợ cho các hộ dân để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho cho Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 triển khai thi công hệ thống thoát nước dọc trên tuyến Quốc lộ 1 theo đúng tiến độ.

anh 1 quoc lo 1

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu tỉnh Quảng Nam, Cục Quản lý đường bộ III, Tổng Cục đường bộ Việt Nam sớm hoàn thành hệ thống thoát nước trên quốc lộ 1. Ảnh: Nam An

Đồng thời, địa phương cần tăng cường vận động các hộ dân cam kết bàn giao mặt bằng, không gây cản trở khi doanh nghiệp dự án BOT triển khai thi công.

Ngoài ra, Bộ GTVT đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ III đôn đốc doanh nghiệp khẩn trương triển khai thi công hoàn thành hệ thống thoát nước dọc trên tuyến quốc lộ 1 ngay sau khi được bàn giao mặt bằng sạch.

Đối với đơn vị thi công phải hoàn thành theo đúng tiến độ đã cam kết vào quý I/2023 nếu nhận được mặt bằng sạch đúng tiến độ. Trong quá trình thi công, các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm rà soát, điều chỉnh lý trình xây dựng và kết cấu xây dựng hệ thống thoát nước phù hợp với hiện trạng, đảm bảo việc đầu tư xây dựng tiết kiệm, hiệu quả.

Bộ GTVT yêu cầu Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông phối hợp kiểm tra, báo cáo Bộ GTVT chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam triển khai các nội dung nêu trên, đảm bảo tiến độ thực hiện. Vụ Đối tác công - tư hướng dẫn, chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm phối hợp với Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 - Công ty Cổ phần bố trí nguồn vốn thực hiện dự án đúng quy định của pháp luật.

Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Cục phó Cục Quản lý đường bộ III, Cục đã nhận được văn bản từ Bộ GTVT. Việc thực hiện dự án hệ thống thoát nước là do liên quan đến việc nước đọng trên mặt đường gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng kết cấu công trình. Vì vậy, người dân địa phương phản ánh, kiến nghị.

"Ngày 12/8, Cục Quản lý đường bộ III mới thỏa thuận giải pháp kỹ thuật cho doanh nghiệp BOT, tuy nhiên kinh phí do BOT tính chưa đúng, chưa đủ nên phải tính toán lại để thỏa thuận kinh phí thực hiện. Ngoài ra, việc bàn giao mặt bằng của địa phương cũng chưa thực hiện nên chưa thể triển khai dự án", ông Bình cho hay.

Quảng Nam kiến nghị Trung ương bố trí nguồn lực nâng cấp quốc lộ

Tại buổi làm việc với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cuối tháng 7 vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường cho hay, hạ tầng giao thông (chủ yếu là các tuyến Quốc lộ) từ đồng bằng lên miền núi còn nhỏ hẹp, xuống cấp, hư hỏng, gây cản trở lớn cho sự phát triển của miền núi như quốc lộ 40B, 14H, 24C.

anh 2 Quoc lo 14G

Quảng Nam kiến nghị Trung ương sớm quan tâm, bố trí nguồn lực đầu tư nâng cấp các tuyến quốc lộ để phát huy hiệu quả hành lang kinh tế Đông - Tây. Ảnh: Nam An

Đặc biệt các tuyến quốc lộ 14B, 14G, 14D, 14E là tuyến đường thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây 2, kết nối từ Nam Myanmar - Đông Bắc Thái Lan - Nam Lào - Trung Việt Nam thông qua Cửa khẩu quốc tế Nam Giang đến cảng Đà Nẵng, cảng Chu Lai (Quảng Nam), cảng Dung Quất (Quảng Ngãi), hành lang này có vị trí thuận lợi và quan trọng đối với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Để phát huy hiệu quả các hành lang kinh tế Đông - Tây, tỉnh Quảng Nam đề nghị Trung ương sớm quan tâm, bố trí nguồn lực đầu tư nâng cấp các tuyến Quốc lộ 14B đoạn qua tỉnh Quảng Nam (42 km) để đồng bộ với TP. Đà Nẵng, quy hoạch 4 làn xe với tổng dự trù kinh phí đầu tư là 1.872 tỷ đồng. Tuyến Quốc lộ 14G đoạn qua tỉnh Quảng Nam (41 km), quy hoạch 4 làn xe với tổng dự trù kinh phí đầu tư là 1.600 tỷ đồng. Tuyến Quốc lộ 14D (74 km), quy hoạch 4 làn xe với tổng dự trù kinh phí đầu tư là 2.500 tỷ đồng. Ngoài ra, một số tuyến đường Quốc lộ khác như 14H, 40B, 24C cũng cần Trung ương quan tâm đầu tư nâng cấp.

Với các đề xuất trên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, tỉnh Quảng Nam phải hết sức chú ý tính kết nối của địa phương với tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương trong hành lang kinh tế Đông - Tây, mở rộng không gian phát triển cho tỉnh.

Về các dự án đầu tư, nâng cấp một số tuyến Quốc lộ, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, các kiến nghị này đều hết sức quan trọng, đây đều là các tuyến giao thông trọng điểm, có tính chất kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây, tạo động lực cho sự phát triển, do đó cần nghiên cứu điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn theo phương châm Trung ương và địa phương cùng làm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ