'Bộ Giao thông vận tải thể hiện năng lực yếu kém qua dự án thu phí không dừng'

Nhàđầutư
TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản giao thông vận tải cho rằng, sau nhiều năm triển khai dự án thu phí tự động không dừng, cho thấy năng lực yếu kém của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) trong công tác quản lý.
NHÂN HÀ
16, Tháng 11, 2019 | 07:55

Nhàđầutư
TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản giao thông vận tải cho rằng, sau nhiều năm triển khai dự án thu phí tự động không dừng, cho thấy năng lực yếu kém của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) trong công tác quản lý.

ts-thuy-2

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản giao thông vận tải

Năng lực quản lý yếu kém

Trao đổi với Nhadautu.vn liên quan đến dự án thu phí tự động không dừng, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản giao thông vận tải cho biết, dự án này đã kéo dài nhiều năm qua. Thời hạn ban đầu là cuối năm 2017 thực hiện xong, sau đó gia hạn đến cuối 2018 và đến giờ Thủ tướng đã vào cuộc chỉ đạo phải thực hiện xong trong năm 2019 nhưng chưa biết có thực hiện thành công hay không?.

Ông Thủy cho rằng, với dự án này Bộ GTVT đã thể hiện năng lực yếu kém của mình, một lĩnh vực mà trên thế giới đã làm cách đây hàng chục năm nhưng không cần đến cấp nhà nước.

"Vậy mà, chúng ta, cả bộ, ngành cũng tham gia điều hành, và giờ Chính phủ phải cũng phải vào cuộc, cơ quan chức năng (Bộ GTVT – PV?) đã thể hiện sự yếu kém của mình trong công tác quản lý, đây là một sự yếu kém từ nguồn gốc bộ này đã thể hiện trong quản lý từ các dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP.HCM", TS Nguyễn Xuân Thủy nhận định.

Theo ông Thủy, dự án thu phí tự động không dừng không có nhiều khó khăn, chỉ cần lựa chọn công ty có năng lực để làm, nhưng nếu để doanh nghiệp thực hiện dự án tự bơi trong khó khăn thì sẽ không thành công được.

“Cần phải có một cơ chế quản lý nhà nước, thể hiện trách nhiệm, quyết tâm đối với xã hội, chứ không thể giao một cách mông lung như vậy để khi thực hiện không thành công thì báo là không làm được. Việc lựa cho công ty độc quyền hay không là tùy, nhưng phải cho họ cơ chế riêng để thực hiện, bên cạnh đó cũng cần phải có chế tài rõ ràng”, ông Thủy nói.

thu-phi-khong-dung-quan-hau-1511662072954-09e2

Dự án thu phí tự động không dừng thể hiện sự yếu kém của Bộ GTVT

Có lợi ích nhóm trong dự án thu phí không dừng?

Cũng liên quan đến cơ quan quản lý dự án hoạt động thu phí tự động không dừng, ông Thủy cũng cho rằng, phải có cơ chế đối với các nhà đầu tư dự án BOT, nếu trong thời gian nhất định nào đó không thực hiện thì nhà đầu tư dự án không được thu phí BOT nữa.

“Đối với người đi lại, cũng phải có lộ trình cụ thể, phải đi đúng làn và dán thẻ từ, nhà nước đã giao quyền tại sao không làm được để kéo dài thời gian như vậy? Trách nhiệm là của Bộ GTVT là chính”, ông Thủy khẳng định.

Ông Thủy phân tích, dự án nào cũng có khó khăn, nhưng không thể trong hơn 3 năm triển khai vẫn không xong như vậy, đây là sự yếu kém thực sự của cơ quan quản lý nhà nước. “Tại sao không có một chế tài vừa có tình, có lý nhưng vấn thể hiện sự nghiêm túc, hiện người dân đang rất trông đợi dự án này để có một công nghệ mới trong hoạt động giám sát chi phi, tại sao không quyết tâm để làm?”, ông nếu quan điểm.

Ông cho hay, dự án hiện đang có những bất cập, trong đó có quyền lợi của nhà nước, của nhân dân, của nhà đầu tư BOT, quyền lợi của doanh nghiệp thực hiện dự án đó và đặc biệt là lợi ích nhóm trong dự án thu phí từ động không dừng.

"Dự án này chắc chắn có lợi ích nhóm. Thử hỏi tại sao một dự án đơn như vậy mà Bộ GTVT cứ lề rề mãi không xong?. Người dân có quyền suy nghĩ tại sao phải kéo dài? hay kéo dài quá trình thực hiện có chủ đích?", vị TS đặt dấu hỏi.

Ông Thủy đề nghị Bộ GTVT cần phải xem lại trách nhiệm của mình đối với xã hội, lấy quyền của người dân làm trung tâm, chứ không thể lấy quyền lợi của doanh nghiệp BOT, và quyền  lợi ích nhóm để kéo dài được.

"Với tư cách là một công dân tôi thấy cách quản lý của Bộ GTVT rất buồn cười, đã thực hiện thì chỉ cần một cửa thu phí, tại sao lại thêm cửa thứ 2 để thu phí không dừng làm gì?, ai muốn đi cửa nào thì đi, chỉ cần 1 cửa để thu phí không dừng và phải có một thời hạn nào đó, cần triển khai đồng bộ hết tất cả tại các trạm thu chứ không thể chỉ thực hiện 11 trạm như vậy", ông nói thêm.

Dự án thu phí không dừng lỗ 300 tỷ đồng.

Theo VETC, lỗ luỹ kế đến 30/9/2019 là 300 tỷ đồng. Đến nay nhà đầu tư (Công ty CP Tasco) đã phải cung ứng vốn tương ứng với số lỗ luỹ kế như đã nêu để bù đắp dòng tiền duy trì công tác vận hành.

“Nếu hết năm 2020, triển khai xong 44 trạm thì công ty VETC lỗ luỹ kế cho công tác vận hành khoảng 500 tỷ đồng. Nếu hết năm 2020 chỉ triển khai được 36 trạm mà chưa triển khai được các trạm của VEC và VIDIFI thì công ty VETC lỗ luỹ kế cho công tác vận hành 580 tỷ đồng”, VETC cho biết.

Như vậy có nghĩa là, đến hết năm 2020, ngoài vốn chủ sở hữu tham gia dự án là 278 tỷ đồng thì Công ty CP Tasco còn phải bổ sung thêm để bù lỗ vận hành là 580 tỷ đồng.

VETC cho rằng, nếu không giải quyết được dứt điểm, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng vận hành thu phí không dừng mà thậm chí còn có nguy cơ phá sản.

Mặc dù dự án lỗ nặng và những nút thắt gây ra tình trạng nêu trên khá phức tạp song một “đại gia” trong lĩnh vực BOT – Tập đoàn Đèo Cả vẫn hy vọng có thể thu được lợi nhuận từ dự án này với việc thay đổi cách quản trị, đầu tư!?!

Một số báo đưa tin, Tasco đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét chấp thuận việc hợp tác với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả để tiếp tục thực hiện Dự án thu phí tự động không dừng và kiểm soát tải trọng xe toàn quốc giai đoạn 1 (dự án BOO1).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ