Bộ Công Thương giải thích tại sao 'đề xuất dừng xuất khẩu gạo' rồi lại 'đề xuất cho xuất khẩu lại bình thường'

Nhàđầutư
Trong báo cáo gửi Thủ tướng, Bộ Công Thương đề xuất cho phép hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường từ ngày 1/5/2020 và có giải thích rõ lý do tại sao lại có những đề xuất có vẻ "ngược nhau" về cùng việc xuất khẩu gạo.
ĐÌNH VŨ
27, Tháng 04, 2020 | 20:53

Nhàđầutư
Trong báo cáo gửi Thủ tướng, Bộ Công Thương đề xuất cho phép hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường từ ngày 1/5/2020 và có giải thích rõ lý do tại sao lại có những đề xuất có vẻ "ngược nhau" về cùng việc xuất khẩu gạo.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, ngày 17/4, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã ban hành quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành làm việc với một số cơ quan có liên quan từ ngày 20 - 23/4/2020 để cập nhật tình hình sản xuất, xuất khẩu, tồn kho thóc gạo và ý kiến đề xuất, nếu có, về phương án điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5/2020 và thời gian tới.

Giải thích về những đề xuất, các biện pháp điều hành xuất khẩu gạo trong tháng 4/2020, Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết: "Hoạt động xuất khẩu gạo đến giữa tháng 3 cho thấy nhu cầu lương thực của thế giới tăng rất mạnh trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp".

Bên cạnh nhu cầu tiêu dùng thực tế mà các nước xuất khẩu gạo vẫn có thể đáp ứng, đã xuất hiện nhu cầu tăng dự trữ chiến lược tại nhiều quốc gia khiến giao dịch gạo trong thời gian đầu tháng 3 rất sôi động, gạo bị hút rất mạnh ra khỏi Việt Nam, giá gạo thế giới liên tục tăng dù Ấn Độ và Việt Nam (2 quốc gia sản xuất, xuất khẩu gạo lớn) được mùa.

tran-quoc-khanh

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh làm trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình xuất khẩu gạo

Nếu tiếp tục giữ tốc độ xuất khẩu bình quân 25 nghìn tấn/ngày như 15 ngày đầu tháng 3 thì xuất khẩu gạo Quý 1/2020 sẽ đạt gần 1,7 triệu tấn, đến hết tháng 5/2020 sẽ đạt 3,2 triệu tấn, bằng đúng tổng lượng gạo vụ Đông Xuân có thể dành cho xuất khẩu. Như vậy, trong giai đoạn giáp hạt từ khoảng cuối tháng 5 cho đến khi vụ Hè Thu thu hoạch rộ (khoảng giữa tháng 6), xuất khẩu sẽ bắt đầu lạm vào lượng gạo lẽ ra phải dành cho nhu cầu trong nước.

Trưởng đoàn kiểm tra nhấn mạnh, trong điều kiện bình thường, ta có thể cân đối được nhưng vào thời điểm 23/3, khi Việt Nam đang phải đối diện với nguy cơ bùng phát dịch bệnh, tâm lý người dân rất không ổn định thì nguy cơ thiếu gạo cho tiêu dùng trong nước là có thực, thậm chí có thể tới sớm hơn thời điểm cuối tháng 5/2020.

Cùng với đó, một yếu tố khác rất khó đoán định vào cuối tháng 3/2020, có khả năng gây tác động mạnh đến an ninh lương thực. Do vậy, nếu xảy ra biến cố thì lượng gạo tại vùng ĐBSCL, dù được mùa, cũng sẽ không đủ dùng cho nhu cầu trong nước nếu tiếp tục cho phép xuất khẩu với tốc độ lên tới 25 nghìn tấn/ngày.

Đứng trước hoàn cảnh cấp bách nêu trên, ngày 23/3, Thường trực Chính phủ quyết định tạm thời giãn tiến độ xuất khẩu gạo để bảo đảm tuyệt đối an ninh lương thực, đặt an toàn của người dân lên hàng đầu, không để xảy ra tình trạng thiếu lương thực trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ở bất kỳ thời điểm, địa điểm nào trong cả nước.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, qua theo dõi của Bộ Công Thương, trong vòng 5 năm trở lại đây, có thể khẳng định Việt Nam đã đạt được mục tiêu giãn tiến độ xuất khẩu gạo để bảo đảm tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nhất. 

Bộ Công Thương và các Bộ, ngành thống nhất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ kể từ ngày 1/5/2020, dừng cơ chế điều hành xuất khẩu gạo quy định tại văn bản số 2827 ngày 10/4/2020 của Văn phòng Chính phủ.

Kể từ ngày 1/5/2020, cho phép hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường, tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Để duy trì, đảm bảo an ninh lương thực Bộ Công Thương tiếp tục đôn đốc các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nghiêm túc tuân thủ quy định tại Điều 12 của Nghị định số 107/2018 về việc thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó và cam kết sẽ cung cấp ngay ra thị trường trong nước nếu được Chính phủ yêu cầu, đồng thời đề nghị 20 thương nhân xuất khẩu gạo lớn nhất ký thỏa thuận với ít nhất là 1 hệ thống siêu thị về việc bảo đảm cung cấp lượng dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu.

Trường hợp thương nhân không thực hiện việc duy trì mức dự trữ lưu thông theo quy định, hoặc không thực hiện cam kết theo thỏa thuận đã ký, hoặc khai báo không trung thực, đã được nhắc nhở nhưng không khắc phục, cho phép Bộ Công Thương thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân đó.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ