Bộ Công Thương đặt mục tiêu năm 2022 xuất khẩu đạt 362 tỷ USD

Nhàđầutư
Năm 2022 dù đối mặt với nhiều thách thức, Bộ Công Thương vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu tăng từ 6-8% so với năm 2021, tức đạt khoảng 363 tỷ USD và cán cân thương mại tiếp tục thặng dư.
ĐÌNH VŨ
12, Tháng 01, 2022 | 19:32

Nhàđầutư
Năm 2022 dù đối mặt với nhiều thách thức, Bộ Công Thương vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu tăng từ 6-8% so với năm 2021, tức đạt khoảng 363 tỷ USD và cán cân thương mại tiếp tục thặng dư.

20220112_141222

Họp báo thường kỳ Bộ Công Thương ngày 12/1/2022.

Ngày 12/1, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ đầu năm 2022.

Phát biểu tại buổi họp báo, thông tin về những kết quả mà ngành công thương đã đạt được trong năm 2021, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, điểm sáng đầu tiên trong hoạt động thương mại năm qua là kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục 688,5 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 336,25 tỷ USD, vượt 15% kế hoạch được giao; ngành công nghiệp chế biến chế tạo đóng góp 86,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Cán cân thương mại đạt xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp.

Cùng với đó, thị trường trong nước giữ được tương đối ổn định, cơ bản đảm bảo cung cầu; cung ứng đủ hàng hoá thiết yếu cho người dân kể cả trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Doanh thu thương mại điện tử tăng trưởng tốt, năm 2021 tăng trưởng đến 53% so với 2020, lên 13 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, bênh cạnh kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại hạn chế cần được khắc phục như: Tốc độ sản xuất chung chậm được cải thiện; mức độ liên kết doanh nghiệp trong cùng ngành và giữa các ngành còn hạn chế; liên kết doanh nghiệp FDI và trong nước còn yếu và chưa đạt như mong đợi.

"Xuất nhập khẩu tăng mạnh nhưng mức độ phụ thuộc vào FDI vẫn tiếp tục tăng lên, giá trị gia tăng chưa như mong đợi; tốc độ đa dạng hoá thị trường chậm, chưa được rộng, đặc biệt với mặt hàng nông sản; năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chưa cao", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Ngoài ra, nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam chưa được xuất khẩu theo diện chính ngạch mà đi theo đường tiểu ngạch nên gặp nhiều rủi ro về ùn ứ nông sản khi qua các cửa khẩu sang Trung Quốc như thời gian vừa qua.

Nói về mục tiêu năm 2022 của Bộ Công Thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, Bộ đặt ra một số mục tiêu cơ bản gồm: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7-8%; Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 6-8%; Cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư; Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 7-8%; Tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu tăng 7,88%; Điện thương phẩm tăng 7,1-9,1%.

Một số nhệm vụ chính ngành công thương đặt ra năm 2022 là: Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cơ cấu lại ngành Công Thương dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trọng tâm ưu tiên là phát triển công nghiệp nền tảng để làm chủ khu vực sản xuất, đặc biệt là tư liệu cho các ngành công nghiệp xuất khẩu và nâng cao năng lực tự chủ về sản xuất;

Phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước đột phá nhằm hình thành năng lực sản xuất mới gắn với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; Chú trọng và nâng cao khả năng tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực.

Cơ cấu ngành năng lượng theo hướng hiện đại, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế và phù hợp với điều kiện Việt Nam. Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả các quy hoạch ngành quốc gia tạo thuận lợi cho phân bổ nguồn lực, thu hút đầu tư, tạo cực tăng trưởng, liên kết vùng, giảm áp lực về đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Khẩn trương hoàn thiện để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 4 Quy hoạch lớn của ngành: quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản Việt Nam và quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia.

Chủ động tham mưu tổng kết việc thực hiện các mục tiêu về công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đánh giá, làm rõ những ưu điểm, hạn chế trong mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; có cơ chế, chính sách hỗ trợ và huy động các nguồn lực để thúc đẩy phát triển các Tập đoàn, Doanh nghiệp lớn của Việt Nam; hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

Tập trung triển khai có hiệu quả các Chương trình hành động thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết; khẩn trương xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2021-2030.

Cuối cùng là đẩy mạnh phát triển thương mại nội địa để khai thác có hiệu quả khu vực thị trường gần 100 triệu dân với sự gia tăng cao của tầng lớp trung lưu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ