Bluechip suy yếu, VN-Index về sát mốc 960 điểm

Nhàđầutư
Dù chỉ số chính giảm gần 9 điểm, song độ rộng của thị trường vẫn được duy trì khá tốt nhờ vào nhóm VN Mid Cap và VN Small Cap.
TẢ PHÙ
21, Tháng 11, 2022 | 15:34

Nhàđầutư
Dù chỉ số chính giảm gần 9 điểm, song độ rộng của thị trường vẫn được duy trì khá tốt nhờ vào nhóm VN Mid Cap và VN Small Cap.

Empty

Dù điều chỉnh giảm điểm, thị trường vẫn được giữ nhịp khá tốt nhờ nhóm cổ phiếu vốn hóa trung/nhỏ. Ảnh: Trọng Hiếu.

Sau phần lớn thời gian giao dịch giằng co trong phiên sáng, áp lực điều chỉnh đã đẩy chỉ số VN-Index giảm 4,63 điểm cho đến thời điểm chốt phiên sáng, với ảnh hưởng tiêu cực chủ yếu từ nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn.

Sang đến phiên chiều, việc một loạt cổ phiếu trụ tiếp tục suy yếu và/hoặc đảo chiều giảm điểm đã đẩy VN-Index về sát mốc 960 điểm. Theo đó, VN-Index đóng cửa ở mức 960,65 điểm, giảm 8,68 điểm (tương đương 0,9%). Độ rộng của chỉ số vẫn khá tốt với 259 mã tăng và 177 mã giảm, nhưng chủ yếu là nhờ vào nhóm MidCap và SmallCap.

Cụ thể, VN30 giảm đến 14,31 điểm (-1,47%) xuống 956,89 điểm, với 20 mã giảm và chỉ 7 mã tăng điểm. Trong khi, VN Mid Cap và VN Small Cap lần lượt tăng 0,16% và 1,07%.

Điểm sáng trong VN30 là GVR tăng hết biên độ, qua đó ghi nhận phiên thứ 3 tăng trần liên tục. Ngoài GVR, một số mã khác tăng tốt như POW (+2%), SAB (+1,9%), KDH (+1,4%), VNM (+1,2%), PLX (+0,8%), VIB (+0,5%). Tuy vậy, chừng đó vẫn chưa đủ để “níu” đà giảm của VN30, cũng như VN-Index khi hàng loạt cổ phiếu trụ suy giảm với VRE (-4,7%), VIC (-2,4%); các mã ngân hàng vốn hóa lớn như ACB (-2,6%), CTG (-2,4%), STB (-2,3%)…. Cộng hưởng thêm vào đà suy yếu của nhóm trụ là PDR, NVL tiếp tục giảm sàn “tắt” thanh khoản.

Loại trừ diễn biến tiêu cực của nhóm vốn hóa lớn, các cổ phiếu Mid Cap và Small Cap ở các nhóm ngành lại giao dịch khá tích cực.

Nhóm bất động sản đóng vai trò giữ nhịp thị trường khá tốt. Bất chấp các trụ giảm điểm mạnh (như đã đề cập), bất động sản ghi nhận dòng tiền vào các mã vốn hóa trung/nhỏ với CEO, NLG, QCG, HQC, DIG, HHS, TCH… tăng hết biên độ.

Tương tự, nhóm dầu khí cũng tăng tốt với BSR (+1,6%), PVD (+3,1%), OIL (+2,9%)…; Cảng biển với VOS, HAH tăng trần; nhóm thép cũng gây ấn tượng với VGS, HSG tăng trần, NKG (+6,7%) tăng điểm, trong khi HPG điều chỉnh giảm 1%; Bất động sản khu công nghiệp ghi nhận TIP (+6,5%), ITA (+3,2%), KBC (+2,4%)… tăng điểm; sắc xanh cũng áp đảo nhóm xây dựng với FCN (+5,6%), HBC (+5,1%), VCG (+2,9%), CTD (+0,4%)….

Nhóm chứng khoán có sự phân hóa khi VCI (-2,6%), ORS (-1,3%), SSI (-0,9%) giảm điểm, song sắc xanh nhìn chung vẫn áp đảo VND (+1,8%), SHS (+2,9%) chốt phiên tăng điểm; trong khi PHS, SBS, APS, PSI, APG tăng hết biến độ.

Trong khi đó, nhóm ngân hàng hôm nay lại chịu áp lực điều chỉnh với sắc đỏ chiếm áp đảo. Ngoài cổ phiếu vốn hóa lớn suy yếu, nhóm này ghi nhận EIB giảm sàn trắng bên mua, NVB (-5,3%), LPB (-2,5%), MSB (-0,8%)….

Về giao dịch của khối ngoại, NĐTNN phiên hôm nay mua ròng nhẹ 36,73 tỷ đồng, tập trung vào các mã VPB (54,3 tỷ đồng), HPG (52,1 tỷ đồng), VNM (39,8 tỷ đồng)…. Ở chiều ngược lại, họ bán ròng DGC (-151 tỷ đồng), DXG (-50,4 tỷ đồng), STB (-34,4 tỷ đồng), VHM (-26,5 tỷ đồng)….

Trên TTCK phái sinh, với ảnh hưởng tiêu cực từ VN30, cả 4 HĐTL đều giảm với biên độ từ -18,5 điểm đến -24,8 điểm. “Basis” ở 4 HĐTL này nằm ở mức -18,69 điểm đến -27,09 điểm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ