Bình Dương nỗ lực ‘giải cứu’ dịch vụ logistics

Nhàđầutư
Dù hạ tầng giao thông phát triển, nhưng ngành logistics của Bình Dương nhiều năm qua vẫn chưa phát triển hết tiềm năng của mình. Trước khó khăn trên, tỉnh Bình Dương đang tìm nhiều cách để giải cứu ngành logistics.
KHÁNH VINH
14, Tháng 10, 2020 | 09:48

Nhàđầutư
Dù hạ tầng giao thông phát triển, nhưng ngành logistics của Bình Dương nhiều năm qua vẫn chưa phát triển hết tiềm năng của mình. Trước khó khăn trên, tỉnh Bình Dương đang tìm nhiều cách để giải cứu ngành logistics.

nhadautu - anh 1

Bình Dương nỗ lực ‘giải cứu’ dịch vụ logistics (Ảnh: Internet)

Nhiều tiềm năng, khai thác kém

Bình Dương không có sân bay, cảng biển, còn cảng sông thì bị giới hạn chiều cao bởi độ tĩnh không của một số cầu lớn đã làm giới hạn tải trọng tàu container không quá 2.000 tấn, từ đó ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ logistics. Tuy vậy, Bình Dương đã quy hoạch 9 cảng sông và hiện đã có 4 cảng đi vào hoạt động, gồm: Cảng tổng hợp Bình Dương, cảng Thạnh Phước, cảng Bà Lụa và cảng An Sơn. Tới đây, cầu Ghềnh được nâng chiều cao tĩnh không lên 7m, cầu Bình Lợi cũng được nâng cao tương tự là điều kiện thuận lợi để Bình Dương phát triển mạnh dịch vụ logistics.

Một lợi thế khác là Bình Dương nằm gần TP.HCM và cơ sở hạ tầng sẵn có để thúc đẩy ngành dịch vụ logistics phát triển. Ngoài ra, do tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh ngày càng tăng cao nên nhiều doanh nghiệp đã chọn Bình Dương là nơi làm thủ tục hải quan và tập kết hàng hóa xuất nhập khẩu. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào dịch vụ logistics tại tỉnh.

Tuy lợi thế nhiều là vậy, nhưng việc khai thác tiềm năng logicstics, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa của Bình Dương thời gian qua vẫn kém.

Theo nhiều chuyên gia, các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh tuy có sự phát triển khá nhanh về số lượng, quy mô, chất lượng dịch vụ nhưng đa số chỉ cung cấp được các dịch vụ logistics 1PL (logistics tự cấp, chủ hàng tự cung cấp dịch vụ logistics bằng chính cơ sở vật chất của mình) và 2PL (logistics 1 phần, chủ hàng thuê 1 phần dịch vụ logistics).

Dù vẫn có một số trung tâm logistics lớn cung cấp được dịch vụ 3PL (logistics thuê ngoài, dịch vụ logistics được bên thứ ba cung cấp, nhưng đơn lẻ) nhưng số lượng vẫn rất hạn chế. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau trong việc cung cấp thông tin thị trường, thông tin khách hàng, do đó hoạt động kinh doanh chưa đạt hiệu quả cao.

Các doanh nghiệp logistics cũng phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung tại địa bàn TP.Dĩ An, Thuận An. Tại khu vực TX.Bến Cát, TX.Tân Uyên và một số huyện phía bắc của tỉnh do số lượng doanh nghiệp còn ít nên ngành dịch vụ logistics chưa được quan tâm đầu tư vào khu vực này.

Bên cạnh đó, tình trạng giao thông ùn tắc vẫn xảy ra thường xuyên vào các giờ cao điểm trong ngày trên một số tuyến đường trọng điểm của tỉnh và có dấu hiệu gia tăng trong thời gian qua nên cũng gây khó khăn cho việc phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn.

Theo tính toán, cứ mỗi 3 phút lại có một container rời Bình Dương để phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Nhu cầu cao là thế nhưng hạ tầng nghẽn, liên kết vùng kém nên logicstics Bình Dương vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.

Ông Trần Thanh Liêm, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, thẳng thắn nhìn nhận, hiện nay, vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã dần quá tải. Chính vì thế, tỉnh cần nhắm đến việc giải phóng hàng hóa bằng các phương tiện vận tải thủy, bộ kết hợp.

Tăng tốc đầu tư vào logicstics

Chính ông Liêm trong một buổi tiếp xúc cộng đồng doanh nghiệp FDI TP.HCM và Bình Dương gần đây trăn trở: “Dù nằm giữa hai con sông lớn là Đồng Nai và Sài Gòn nhưng những năm qua vận tải đường thủy của Bình Dương không phát triển như mong muốn là một điều hết sức đáng tiếc. Thêm vào đó, cần phải tăng cường tính liên kết vùng trên đường bộ để nhanh chóng giải phóng hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ đưa hàng hóa từ nhà máy đến với cảng biển phục vụ nhu cầu xuất khẩu”.

Cũng theo Cục Hải quan Bình Dương, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 21 kho ngoại quan, 4 CFS (kho gom hàng lẻ), 2 ICD (cảng cạn) và 31 đại lý hải quan để cung cấp dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Hệ thống kho ngoại quan, kho CFS, ICD và đại lý thủ tục hải quan trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất và hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay. Trong đó, có nhiều kho ngoại quan có hệ thống quản lý hiện đại, diện tích lớn nhất nước.

Với chủ trương tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, Bình Dương có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển dịch vụ logistics.

Hiện nay, Bình Dương vẫn nuôi tham vọng tranh thủ sự ủng hộ của Bộ giao thông vận tải để phát triển tuyến vận tải đường sắt từ cảng Cát Lai (TP.HCM) đi Bình Phước nhằm giải phóng hàng hóa cho doanh nghiệp trên địa bàn.

Ngoài ra, tỉnh cũng tranh thủ góp phần hoàn chỉnh tuyến đường Vành đai 3. Được biết, dự án đường vành đai 3 có tổng chiều dài gần 97,7 km, đi qua địa phận các tỉnh, thành Long An, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, đề xuất quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp ở hai bên, là đường cao tốc đô thị cho xe lưu thông với vận tốc 100 km/h, triển khai thi công gồm 4 đoạn. Đến nay, đoạn qua Bình Dương đã hoàn thành, đưa vào sử dụng ổn định.

Ngoài ra, đường Vành đai 4, đoạn qua tỉnh Bình Dương cũng đang được đầu tư hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

Bình Dương cũng nhanh chóng bố trí vốn, phát triển các cây cầu chiến lược nối liền giữa tỉnh này với các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Đồng Nai. Trong số này, nổi bậc có cầu Bạch Đằng 2. Tổng mức đầu tư dự án hơn 490 tỷ đồng. Hai tỉnh đã thống nhất kinh phí làm phần cầu chính chia đều 50-50, phần đường dẫn thuộc tỉnh nào tỉnh đó triển khai.

Theo thiết kế, cầu Bạch Đằng 2 có tổng chiều dài gần 400 mét với bề rộng gần 18 mét có 4 làn xe, nối liền xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương với xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Sauk hi hoàn thành đưa vào sử dụng, cầu Bạch Đằng 2 sẽ cùng với cầu Bạch Đằng 1, cầu Thủ Biên và cầu Hóa An, Đồng Nai 1 góp phần gia tăng năng lực vận tải hàng hóa từ Bình Dương đi Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu.

Ngày 12/10, UBND tỉnh Bình Dương khởi công xây dựng dự án cầu, đường kết nối phía Tây tỉnh này với phía Đông tỉnh Tây Ninh. Cụ thể, dự án cầu, đường bắc qua sông Sài Gòn kết nối hai tỉnh Bình Dương và Tây Ninh, tổng kinh phí khoảng 370 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2021.

Dự án dài hơn 800 m với quy mô 6 làn xe băng ngang sông Sài Gòn, kết nối đường ĐT744 (huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) và đường Đất Sét - Bến Củi (huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh).

Theo lãnh đạo 2 tỉnh, dự án đưa vào hoạt động sẽ có ý nghĩa quan trọng kết nối liên vùng, mở rộng không gian phát triển, tạo trục kết nối liên vùng giữa Tây Ninh và Bình Dương đến TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đồng thời, tuyến đường khi đi vào hoạt động sẽ giúp mở rộng liên kết hạ tầng giao thông trọng điểm của quốc gia như sân bay quốc tế Long Thành, đường cao tốc Bắc - Nam và hệ thống cảng biển nước sâu Thị Vải - Cái Mép...

Với tất cả những nỗ lực phát triển dịch vụ logicstics đường bộ lẫn đường thủy trong thời gian qua, Bình Dương thể hiện sự năng động, chủ động trong việc phát triển hạ tầng giao thông, tăng tính liên kết vùng, phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cao của cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh lẫn vùng phụ cận.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ