BIDV xuất bản báo cáo thường niên về thị trường tài chính Việt Nam

Nhàđầutư
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho biết Báo cáo Thị trường tài chính Việt Nam sẽ là tài liệu phục vụ nhu cầu tham khảo của các tổ chức, cá nhân, nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn tìm hiểu đầy đủ, toàn cảnh về hệ thống tài chính Việt Nam.
ĐÌNH VŨ
25, Tháng 05, 2022 | 17:16

Nhàđầutư
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho biết Báo cáo Thị trường tài chính Việt Nam sẽ là tài liệu phục vụ nhu cầu tham khảo của các tổ chức, cá nhân, nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn tìm hiểu đầy đủ, toàn cảnh về hệ thống tài chính Việt Nam.

Bao-cao-thuong-nien-BIDV

Hội thảo công bố Báo cáo Thị trường tài chính Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022. Ảnh: NT

Ngày 25/5/2022, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đồng tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo "Thị trường tài chính Việt Nam 2021 và triển vọng 2022".

Trình bày tóm tắt nội dung báo cáo, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho biết: Báo cáo nhằm mục đích đánh giá tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2021, từ đó nhận định triển vọng năm 2022. Báo cáo là tài liệu phục vụ nhu cầu tham khảo của các tổ chức, cá nhân, nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn tìm hiểu đầy đủ, toàn cảnh về hệ thống tài chính Việt Nam. Báo cáo được xuất bản thường niên từ năm 2022.

Báo cáo "Thị trường tài chính Việt Nam 2021 và triển vọng 2022" cho biết, kinh tế thế giới phục hồi nhanh trong năm 2021 (tăng 6,1%) sau khi suy giảm mạnh năm 2020 (-3,1%); tuy nhiên, dịch bệnh còn phức tạp khiến hiện tượng đứt gãy chuỗi cung ứng tiếp tục diễn ra; giá cả hàng hóa và dịch vụ, lạm phát toàn cầu tăng cao (từ mức 2% năm 2020 lên 3,8% năm 2021); buộc các nước tính đến thu hẹp chính sách tài khóa, tiền tệ, tăng lãi suất, khiến đà phục hồi chậm lại và rủi ro tài chính – tiền tệ gia tăng, nhưng về cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát.

Trong bối cảnh đó, thị trường tài chính toàn cầu về cơ bản vẫn hoạt động an toàn, phục hồi và tăng trưởng tích cực, chỉ số chứng khoán (MSCI) toàn cầu tăng 18,5% năm 2021 phần lớn nhờ dòng vốn rẻ, sự quan tâm hơn của nhà đầu tư khi các kênh kinh doanh khác gặp khó khăn. Bước sang năm 2022, với bối cảnh vĩ mô và địa chính trị phức tạp hơn, thị trường chứng khoán (TTCK) toàn cầu biến động mạnh, trở lại đà giảm điểm trong khi khu vực ngân hàng và bảo hiểm toàn cầu tiếp tục phục hồi, dù chậm hơn.

Với Việt Nam, trong bối cảnh quốc tế biến động khó lường và dịch bệnh phức tạp, kinh tế năm 2020-2021 khó khăn, tăng trưởng thấp. Tuy nhiên, nền kinh tế đang phục hồi khá nhanh nhờ thay đổi chiến lược phòng chống dịch phù hợp, mở cửa trở lại từ đầu quý IV/2021, tăng trưởng quý IV/2021 đạt 5,22% (từ mức - 6,02% quý III/2021), giúp tăng trưởng cả năm đạt 2,58%, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp 1,84%.

Trong bối cảnh đó và phù hợp xu hướng tăng chung của thị trường tài chính toàn cầu, thị trường tài chính Việt Nam duy trì đà tăng trưởng tích cực nhờ kinh tế vĩ mô ổn định, một số chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp được triển khai (khoảng 4% GDP trong hai năm 2022-2023), một số lĩnh vực, ngành nghề vẫn phát triển tốt; năng lực tài chính của các định chế tài chính được tăng cường trong những năm qua, khả năng thích ứng, đa dạng hóa hoạt động, đẩy mạnh chuyển đổi số và tiết giảm chi phí, gia cố phòng chống rủi ro....

Bước sang năm 2022, kinh tế thế giới dự báo sẽ tiếp tục phục hồi nhưng sẽ chậm hơn (tăng trưởng 3,2 - 3,6%) do diễn biến dịch bệnh còn phức tạp, chiến sự Nga – Ukraina nổ ra, trong khi lạm phát toàn cầu tăng cao (từ mức 3,8% năm 2021 có thể lên 6% năm 2022); buộc các nước chính thức thu hẹp chính sách tài khóa, tiền tệ, tăng lãi suất, khiến đà phục hồi chậm lại và rủi ro tài chính – tiền tệ gia tăng. TTCK có điều chỉnh giảm điểm (từ đầu năm đến nay, chỉ số chứng khoán toàn cầu – MSCI ACWI giảm 13%), tiến tới ổn định hơn.

Với Việt Nam, dự báo sẽ phục hồi tốt hơn trong năm 2022, tăng trưởng có thể đạt 5,5-6% (kịch bản cơ sở) và cao hơn trong năm 2023. Tuy nhiên, lạm phát tăng khá mạnh, có thể lên mức 3,8-4,2% năm 2022 và duy trì mức 4% năm 2023.

Theo TS. Cấn Văn Lực, một số thách thức Việt Nam phải đối mặt trong thời gian tới là: Trung Quốc tiếp tục chính sách zero COVID-19, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động thương mại toàn cầu, đặc biệt là Việt Nam; Giá cả, lạm phát tiếp tục tăng cao, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng tiếp tục xảy ra; các nước phải thu hẹp chính sách tiền tệ, tăng lãi suất; thu ngân sách tăng tương đối tích cực nhưng lại thiếu tính bền vững vì phụ thuộc lớn vào đất đai và dầu thô; số liệu doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất kinh doanh tiếp tục gia tăng cho thấy một số ngành nghề còn khó khăn đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ, lưu trú, bản lẻ...

Điểm sáng lớn nhất của kinh tế Việt Nam là giữ được sự ổn định. Theo đó, lãi suất, tỷ giá đều được giữ ổn định từ năm 2020-2021 và có thể là cả năm 2022.

Thị trường tài chính Việt Nam tăng trưởng cùng chiều với thế giới. Lợi nhuận của các ngân hàng trong nước tăng trung bình 32% trong năm 2021 và được dự báo tăng từ 20-25% trong năm 2022. Tỷ lệ CAR được củng cố.

Quy mô thị trường tài chính Việt Nam hiện tương đương 300% GDP, trong đó phần lớn là tổng tài sản ngân hàng, tương đương 170% GDP. Tín dụng vẫn là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế.

Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu gộp ngành ngân hàng (gồm cả nợ tiềm ẩn, nợ VAMC) tính đến cuối năm 2021 là 6,3%, tăng từ 5,1% năm 2020. TS. Cấn Văn Lực ước tính, nếu Thông tư 14 không được gia hạn, nợ xấu nội bảng có thể lên trên 2%. Vì vậy, ông đề xuất NHNN xem xét tiếp tục gia hạn Thông tư 14 theo hướng gia hạn hết năm 2022 hoặc cả năm 2023 phù hợp với tiến trình phục hồi của nền kinh tế.

Góp ý phản biện Báo cáo, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhấn mạnh 3 ý nghĩa của báo cáo: Nhắm tới vấn đề quan trọng trong nền kinh tế; tính minh bạch; và có ý nghĩa lan toả.

Tuy nhiên, ông Thành cho rằng, báo cáo bên cạnh đánh giá bức tranh chung thì nên đánh giá trong tương quan so với các mục tiêu đã đề ra trước đó, xem từ năm 2012-2013 đến nay đã làm được những gì hay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như nợ xấu, TCTD yếu kém và một số chỉ số lớn chưa đạt được. Từ việc so sánh ấy sẽ tìm được lý do tại sao lại chậm? 

Cuối cùng, theo ông Thành, báo cáo còn khá truyền thống trong khi thị trường tài chính biến động liên tục cả người chơi, luật chơi và nền tảng giao dịch. Thế giới cũng đầy bất định nên phải tính tới những kịch bản xấu nhất để biết nếu nó xảy ra thì phí tổn là bao nhiêu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ