Bế tắc về trần nợ đang khiến một số người Mỹ lo lắng về một cái kết thảm khốc
Người dân Mỹ đang cố gắng vượt qua lạm phát cao liên tục, lãi suất tăng vọt, khủng hoảng ngân hàng và nỗi lo suy thoái hiện khiến họ phải đối mặt với điều “không thể tưởng tượng được”: Khả năng vỡ nợ của Hoa Kỳ.
Lo lắng
Đầu tháng này, Kimberly Dickerson đã gọi điện cho các chủ nợ của mình, hỏi về các kế hoạch dự phòng trong trường hợp tấm séc Khuyết tật An sinh Xã hội của cô ấy không đến vào tháng Sáu.
“Tôi chỉ có thể nói rằng nó sẽ là một thảm họa,” Dickerson, 52 tuổi, ở Richmond, Virginia, nói.

Nguy cơ vỡ nợ của Hoa Kỳ khiến người dân Mỹ đang cực kỳ lo lắng. Minh họa của CloseUp
Các cuộc đàm phán về trần nợ đang tiếp tục diễn ra trên Đồi Capitol trong khi nguy cơ vỡ nợ ngày một lớn hơn. Những người Mỹ bình thường đang chú ý và cố gắng hết sức để bảo vệ bản thân và sinh kế của họ.
Một bộ phận người Mỹ nói với CNN rằng họ đang ngày càng lo lắng không chỉ về mối đe dọa của việc Hoa Kỳ vỡ nợ đối với một số hoặc tất cả các trách nhiệm tài chính của mình mà còn về tác động của bất kỳ cắt giảm chi tiêu nào được thực hiện trong các cuộc đàm phán về trần nợ.
Teri House ở Kansas đã gặp một cố vấn tài chính để trao đổi về việc liệu cô ấy có thể chịu được chi phí nếu khoản trợ cấp liên bang dành cho người mẹ già của cô ấy bị gián đoạn, khiến các dịch vụ chăm sóc trí nhớ lâu đời cho người mẹ vốn là cựu chiến binh Hải quân có gặp rủi ro hay không?
Utahn Bob McGee, người luôn đảm bảo các khoản đầu tư của mình sinh lời, đã thanh lý nhiều hơn dự kiến để tích trữ đủ tiền mặt cho chi phí trong sáu tháng.

Kimberly Dickerson sống dựa vào các khoản chi trả của an sinh xã hội và bà đang lo lắng chúng sẽ biến mất khi Hoa Kỳ vỡ nợ. Ảnh nhân vật cung cấp
Navy Griffin, sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2020 từ Arkansas, người có sự nghiệp đầu đời bị ảnh hưởng bởi những phát triển kinh tế tiêu cực, băn khoăn về một bước lùi khác.
'Tất cả chúng ta đã mất khá nhiều rồi', Teri House, ở Wichita, nói. Bà rất biết ơn về tính nhất quán và chất lượng của dịch vụ chăm sóc trí nhớ mà người mẹ 92 tuổi của cô đã nhận được trong hơn 5 năm qua.
House cho biết mẹ cô từ lâu đã là một người hay giúp đỡ và quan tâm đến người khác, đồng thời lưu ý rằng mẹ cô là một cựu chiến binh trong Chiến tranh Triều Tiên, người đã có bốn thập kỷ làm giáo viên trường công và sau đó dạy tiếng Anh và lịch sử cho người nhập cư, giúp họ có được các Thẻ xanh cư trú.
Nhưng House lo sợ rằng sự chăm sóc tận tâm và ổn định cho mẹ cô đang gặp rủi ro: các khoản An sinh xã hội, Medicare (trợ cấp sức khỏe) và lương hưu của giáo viên đều được dùng để chi trả cho việc chăm sóc đó.
House, 66 tuổi, cho biết bà ngày càng lo sợ về việc các quỹ liên bang đó không chỉ bị trì hoãn mà còn có nguy cơ bị cắt giảm trong các cuộc đàm phán.
House nói: "Bà ấy đã dành cả đời để phục vụ đất nước và cộng đồng của mình. Tại sao đất nước không thể phục vụ lại cho bà ấy những ngày cuối đời?”.

Cựu chiến binh Christopher Land cho biết việc Hoa Kỳ vỡ nợ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới gia đình, cũng như các đồng hương của ông. Ảnh nhân vật cung cấp
Trong khi đó, ngay bên ngoài Detroit, cựu chiến binh Christopher Land cũng rất lo lắng. Ông ấy nói rằng gia đình ông sẽ ngay lập tức cảm nhận được tác động của việc đàm phán trần nợ thất bại và chúng sẽ ảnh hưởng tới những người đồng hương đang cần giúp đỡ của anh ấy.
Land, 41 tuổi, người có vợ bị tàn tật, cho biết: "Tiền tiết kiệm hưu trí của chúng tôi đã bị mất hết bởi các khoản nợ y tế từ nhiều năm trước. Việc vỡ nợ có thể thực sự tồi tệ đối với chúng tôi. Tôi làm việc cho chính quyền thành phố. Chúng tôi đang được hỗ trợ công cộng. Chúng tôi có các khoản vay. Chúng tôi đang sống ở phía bên kia ranh giới tiền lương, vốn đã không nhiều".
Land, một cựu kỹ sư tự động hóa, đã bỏ việc để làm một công việc tình nguyện ở thư viện phục vụ cho người khuyết tật và những người có nhu cầu về sức khỏe tâm thần.
Ông nói: "Công việc của tôi chủ yếu xoay quanh việc giúp đỡ những người gặp khó khăn và những người sống bên lề xã hội. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán về trần nợ về lâu dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến tất cả chúng ta. Tất cả chúng ta đã mất khá nhiều thứ rồi".
Ở Vancouver, Washington, Colette Hellyer và gia đình cô ấy đang loay hoay tìm nhà. Họ đang dựa vào khoản hoàn trả 9.000 USD do Sở Thuế vụ hoàn lại vào tháng 6 từ các khoản thanh toán thuế.
"Thật không may, những gì cần thiết để trả trước tiếp tục tăng lên", Hellyer nói, đề cập đến các mức lãi suất leo thang.
"Vì vậy, nếu nói rằng chúng tôi có thể không nhận được số tiền đó, hoặc ai biết được khi nào chúng tôi có thể nhận được, chắc chắn điều đó rất đáng lo ngại", cô phàn nàn.
Hellyer cho biết cô đã liên hệ với các đại diện của mình, cả ở địa phương và quốc gia, để chia sẻ mối quan tâm của cô đối với không chỉ hoàn cảnh của gia đình cô mà còn của cha mẹ cô, những người sống chủ yếu dựa vào quỹ hưu trí quân sự và an sinh xã hội.
Chắt bóp tiết kiệm
Lớn lên ở Virginia, Bobby Hall cho biết ông đã sống và chứng kiến việc chính phủ đóng cửa ảnh hưởng thế nào đến cộng đồng, không chỉ ảnh hưởng đến nhân viên liên bang mà còn cả các doanh nghiệp và tổ chức địa phương.

Bobby Hall, người làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận ở Virginia, lo lắng về việc tài trợ liên bang bị ảnh hưởng. Ảnh nhân vật cung cấp
"Tôi biết đây không phải là sự đóng cửa của chính phủ, nhưng đó là điều duy nhất tôi nghĩ đến. Mỗi khi chính phủ ngừng hoạt động, thì nó sẽ có tác động rất lớn đều nhiều đối tượng khác nhau", ông nói.
Và khi làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận dựa vào các khoản tài trợ của liên bang, ông càng có thêm lý do để lo lắng.
Hall, người đã cạn kiệt tiền tiết kiệm trong lần chuyển nhà và thay đổi công việc gần đây, cho biết tình trạng không chắc chắn hiện nay khiến việc chuẩn bị cho cuộc sống của ông trở nên rất khó khăn.
"Bạn sẽ làm gì khi vấn đề của chính phủ đang rình rập bạn mà bạn lại không thể kiểm soát được?", ông đặt câu hỏi.
"Tôi đang tiết kiệm vài trăm USD cho mỗi lần được trả lương, không dám phung phí vào bất cứ thứ gì và cố gắng ít nhất là có một số khoản tiết kiệm tích lũy được trong trường hợp có một số chính sách tác động đến các tổ chức phi lợi nhuận", ông cho biết.
"Nhưng khoản tiết kiệm chắc chắn sẽ không đủ, chúng chắc chỉ đủ cho 1 tháng chi phí", ông nói.
Rút tiền mặt
Bob McGee coi mình là một nhà đầu tư dài hạn và thông thường, hành động của ông là cố gắng để vượt qua thời kỳ hỗn loạn trên thị trường.
McGee, 60 tuổi, ở American Fork, Utah, cho biết: “Nhưng thỉnh thoảng lại có điều gì đó xảy ra khiến tôi lo lắng".
Lần này, ông ấy lo lắng về "những điều vô nghĩa ở Washington và việc họ sẵn sàng chơi trò cò quay kiểu Nga với thị trường đầu tư".
Gần như đã nghỉ hưu, McGee khai thác các khoản đầu tư của mình để trang trải chi phí sinh hoạt và đi lại, và ông dự kiến sẽ thanh lý một số khoản đầu tư vào cuối tháng Sáu. Ông cố dành đủ tiền để trang trải chi phí sinh hoạt trong sáu tháng.
"Hy vọng rằng điều này sẽ đủ để vượt qua hầu hết các cơn bão có thể xảy ra do vỡ nợ tạm thời", ông nói.
Lo sợ bị gián đoạn sự nghiệp sớm

Minh họa của WSJ
Ở Tucson, Arizona, Alejandro Terrazas lo sợ rằng ông có thể mất một phần tiền tiết kiệm hưu trí và quỹ dự phòng nếu tình trạng bế tắc tiếp tục.
Terrazas, 60 tuổi, nói: "Có lẽ tôi chưa sẵn sàng nghỉ hưu trong 10 năm nữa và nếu đó là việc tạm thời, tôi sẽ không thực hiện bất kỳ động thái nào nữa". Ông nói khoản tiền dành cho việc về hưu của ông hiện đang nằm trong thị trường chứng khoán, ông chỉ còn đúng căn nhà hiện ông đang sở hữu".
Ông hy vọng các tác động trực tiếp đến ông ấy sẽ chỉ là ngắn hạn nhưng lại lo lắng điều này ảnh hưởng tới các con của ông.
"Tôi có ba đứa con, ở tuổi 22, 24 và 27, và chúng mới bắt đầu cuộc sống của chúng. Vì vậy, đây có thể là một đòn giáng mạnh đối với chúng, đặc biệt nếu có một cuộc suy thoái tổng thể, nó sẽ ảnh hưởng đến các khoản tài trợ của liên bang", ông nói.
Những người mới bắt đầu sự nghiệp cũng cảm thấy lo lắng.
Navy Griffin, 25 tuổi, đã trải qua những năm tháng trưởng thành trong hoàn cảnh nghèo khó và chứng kiến người mẹ đơn thân của mình phải chịu đựng khó khăn thế nào trong thời kỳ kinh tế suy thoái khi phải nuôi dạy hai đứa con.
Griffin tốt nghiệp đại học vào năm 2020, thời điểm mà đại dịch đã làm chao đảo thị trường lao động. Cô ấy đã mất sáu tháng tìm việc, và cuối cùng đã kiếm được một công việc trong ngành nhà ở.
Nhưng chỉ 18 tháng sau, cô bị mất việc khi Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất để chống lạm phát, kìm hãm hoạt động bất động sản.
Sau khi quay trở lại Arkansas, Griffin hiện đang lo lắng cho công việc phân tích dữ liệu trong nghiên cứu lâm sàng, vị trí mà cô đã nhận được sau sáu tháng tìm kiếm việc làm khác, có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu ngân sách liên bang bị tồn đọng.
"Tôi đặc biệt lo lắng vì có một sự bế tắc như vậy và hy vọng không có điều gì tệ hại xảy ra", cô nói.
"Tôi không có niềm tin vào nền kinh tế. Điều này đã trở nên tồi tệ hơn theo cấp số nhân so với những gì tôi có thể tưởng tượng", cô cho biết.
Suy giảm niềm tin

Ảnh hưởng của việc Hoa Kỳ vỡ nợ được cho là sẽ rất thảm khốc. Minh họa của Washington Post
Trong thời gian bế tắc trần nợ quốc hội kéo dài năm 2011, thời điểm mà nền kinh tế Hoa Kỳ cũng đang phục hồi chậm và bị tác động từ các sự kiện toàn cầu như cuộc khủng hoảng nợ có chủ quyền của Châu Âu, thị trường tài chính bị xáo trộn, tài sản hưu trí sụt giảm, chi phí vay tăng, và niềm tin của người tiêu dùng giảm xuống.
Joe Brusuelas, nhà kinh tế trưởng của RSM US cho biết: "Đã có sự suy giảm niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng như tình trạng bán tháo trên thị trường chứng khoán".
Ông nói thêm: "Điều này nên kết thúc, ngay cả với một giải pháp vào phút chót, trước khi nó gây ra các vấn đề thực sự mang tính hệ thống về tài chính, kinh tế và cộng đồng".
Tuy nhiên, mối quan tâm của mọi người là chính đáng, ông nói. Brusuelas ước tính có 70% khả năng các nhà lập pháp đạt được thỏa thuận, 20% khả năng gia hạn ngắn hạn và 10% khả năng Hoa Kỳ vỡ nợ.
Và những lo ngại đó thực sự có tác động trong thế giới thực, German Cubas, Phó giáo sư kinh tế tại Đại học Houston, cho biết.
Cubas nói: "Mọi người hình thành những kỳ vọng và hành vi của họ đáp ứng những kỳ vọng đó. Có rất nhiều thứ đang diễn ra trong nền kinh tế, chẳng hạn như lạm phát, và giờ đây có nhiều điều không chắc chắn hơn về trần nợ này".
- Cùng chuyên mục
Sắp 'khóa sổ' kiểm kê tài sản công, 4 bộ, ngành, địa phương chưa đăng ký đối tượng kiểm kê
Chỉ còn 3 ngày nữa là kết thúc việc kiểm kê thực tế tài sản công, tuy nhiên vẫn còn 3 bộ, ngành, 1 địa phương có đơn vị thậm chí vẫn chưa đăng ký đối tượng kiểm kê.
Sự kiện - 31/03/2025 06:00
Thủ tướng: Trước 30/5 phải xong thủ tục xử lý hơn 1.500 dự án vướng mắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1.533 dự án vướng mắc, nếu có các dự án phát sinh thì tiếp tục giải quyết, với những vấn đề có tính cá biệt thì phải đề xuất cơ chế đặc thù để xử lý. Về thời hạn, các thủ tục để xử lý cho các dự án phải hoàn thành trước 30/5.
Sự kiện - 30/03/2025 15:53
Thủ tướng yêu cầu thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng về Cà Mau trong 2025
Thủ tướng Phạm Minh chính yêu cầu, dứt khoát tới tháng 12/2025 phải thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng qua Lạng Sơn về Hà Nội, vào TP.HCM và tới Đất Mũi (Cà Mau).
Sự kiện - 30/03/2025 06:42
Thủ tướng: Tăng trưởng GDP quý I/2025 'xấp xỉ 7%'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế trên 8% trong năm nay, tạo đà cho tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.
Sự kiện - 29/03/2025 23:20
Doanh nghiệp Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
Điều này được Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva công bố tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam-Brazil trưa 29/3 nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của ông.
Sự kiện - 29/03/2025 18:33
Tổng Bí thư: Đà Nẵng đang đứng trước những vận hội mới
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, TP. Đà Nẵng đang đứng trước những vận hội mới. Trung ương cũng có nhiều sự quan tâm, kỳ vọng với nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách ưu đãi, vượt trội.
Sự kiện - 29/03/2025 12:49
Hateco được giao 4.500 m2 đất tại quận Long Biên
TP. Hà Nội giao cho CTCP Hateco Long Biên sử dụng 4.500 m2 đất tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên với mục đích sử dụng đất là thương mại dịch vụ.
Sự kiện - 29/03/2025 10:50
[Café Cuối tuần] Không còn phân biệt 'con đẻ - con nuôi': Cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân!
Không phải ngẫu nhiên mà từ Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính gần đây liên tục có những phát biểu và hành động cổ vũ, động viên các công ty tư nhân tham gia sâu hơn vào nền kinh tế quốc gia.
Sự kiện - 29/03/2025 10:19
Đưa thương mại song phương Việt Nam - Brazil lên 15 tỷ USD vào năm 2030
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, chiều 28/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng thống Brazil Lula da Silva.
Sự kiện - 29/03/2025 09:12
Hoàn thiện thể chế hiện thực hóa nguyên tắc 'lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ' trong lĩnh vực đầu tư
Hội thảo quốc tế "Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tại Quảng Ninh.
Sự kiện - 28/03/2025 19:47
Hà Nội phấn đấu là thành phố uy tín, có sức cạnh tranh cao
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Hà Nội đang phấn đấu trở thành thành phố có năng lực, uy tín, có sức cạnh tranh cao, từ đó tiến tới là thành phố kết nối toàn cầu.
Sự kiện - 28/03/2025 17:02
Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva thông báo Chính phủ Brazil quyết định gia nhập nhóm hơn 70 quốc gia đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Sự kiện - 28/03/2025 13:42
Chủ tịch Skoda: Việt Nam có rất nhiều lợi thế để tập đoàn hợp tác, đầu tư
Việt Nam có rất nhiều lợi thế để Tập đoàn Skoda Auto hợp tác, đầu tư, như hệ thống cảng biển, logistics, nguồn nhân lực dồi dào với tay nghề cao.
Sự kiện - 28/03/2025 07:05
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định về an toàn thực phẩm
Phó Thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Y tế nghiên cứu, xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm theo đúng quy định.
Sự kiện - 27/03/2025 07:29
Tổng Bí thư Tô Lâm ủng hộ hợp tác với Singapore trong lĩnh vực năng lượng xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao việc gần đây Singapore cấp phép cho mở cửa thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam.
Sự kiện - 26/03/2025 21:28
VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh
Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.
Sự kiện - 26/03/2025 16:58
- Đọc nhiều
-
1
Cổ đông lớn sẽ hỗ trợ Novaland thanh toán nợ khi cần thiết
-
2
Trụ sở Bộ Ngoại giao và 3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo
-
3
Số phận nào cho 'siêu' dự án chống ngập ở TP.HCM?
-
4
CEO GELEX ví CADIVI như 'cô gái đẹp', đang tuyển chọn đối tác chiến lược để vươn tầm thế giới
-
5
Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago