'Báo động đỏ' tiến độ dự án giao thông tại TP.HCM
Theo BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.HCM, hiện có nhiều công trình giao thông trên địa bàn Thành phố đã khởi công nhưng phải ngừng do vướng mặt bằng. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người dân trong khu vực dự án, không đảm bảo mục tiêu, hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực...
Ban Quản lý (BQL) dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.HCM vừa có công văn khẩn gửi UBND Thành phố đăng ký cuộc họp để gỡ khó cho các dự án vướng mặt bằng.
“Lụt” tiến độ vì vướng mặt bằng
Trong công văn khẩn gửi lãnh đạo TP.HCM, BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.HCM nêu rõ, hiện có nhiều công trình xây dựng hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố đã khởi công nhưng phải ngừng hoặc thi công cầm chừng do vướng mặt bằng. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người dân trong khu vực dự án, không đảm bảo mục tiêu, hiệu quả đầu tư, gây lãng phí nguồn lực...
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, tại TP.HCM hiện có đến gần 60 dự án chậm triển khai do vướng giải phóng mặt bằng. Trong số này, có 5 dự án giao thông trọng điểm đang trong tình trạng “báo động đỏ” về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã được “điểm danh” trong Báo cáo của BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.HCM.
Cụ thể, Dự án Xây dựng cầu Long Kiểng đã được UBND TP.HCM phê duyệt quyết định đầu tư gần 20 năm trước (tháng 5/2001) nhưng đến nay mới thi công được 52,6% khối lượng và đang phải “đắp chiếu” chờ giải phóng mặt bằng. Để gỡ vướng mắc, đầu tháng 7/2020, UBND huyện Nhà Bè đề xuất xây dựng kế hoạch vốn mua 53 nền đất để bố trí tái định cư cho người dân trong diện giải tỏa. Đề xuất này đang chờ ý kiến của lãnh đạo TP.HCM.

Cầu Nam Lý đang trong tình trạng đình đốn thi công, mới thực hiện được khoảng 39% khối lượng. Ảnh: N.T
Tình hình triển khai Dự án Cầu Tăng Long cũng không sáng hơn. Dự kiến hoàn thành cuối năm 2019, nhưng đến nay, khối lượng thi công cầu Tăng Long chỉ đạt 30% và phải tạm dừng hơn 1 năm qua vì vướng 42 hộ dân chưa thể đền bù giải phóng mặt bằng. Do Dự án chưa được chấp nhận nền tái định cư (5 nền) và chưa thẩm định hệ số điều chỉnh giá bán nền tái định cư, nên Hội đồng Thẩm định giá đất TP.HCM chưa thể thẩm định phương án hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền bồi thường, hỗ trợ cho người dân.
Dự án tiếp theo là cầu Nam Lý (vốn đầu tư 857 tỷ đồng) được khởi công cách đây 3 năm, theo kế hoạch sẽ hoàn thành sau 1 năm 6 tháng, cũng đang trong tình trạng đình đốn thi công, khối lượng đã thực hiện đạt khoảng 162 tỷ đồng (39%).
Theo lãnh đạo BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.HCM, công tác giải phóng mặt bằng đã thực hiện kiểm kê từ năm 2012, song mới duyệt đơn giá T1. Vướng mắc là các hợp đồng mua bán đất trong khu vực Dự án có giá thấp, lượng giao dịch ít, nên khó xây dựng đơn giá bồi thường đất T2. Ban đang chờ Sở Tài nguyên và Môi trường thông qua và trình Hội đồng Thẩm định giá đất TP.HCM phê duyệt đơn giá bồi thường đất để UBND quận 9 có cơ sở triển khai bồi thường cho người dân, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư và nhà thầu.
Thậm chí, Dự án Kè chống sạt lở bờ tả thượng lưu cầu Xóm Củi (khởi công tháng 12/2018) mới thi công được khoảng 10%. Điểm nghẽn của dự án này là tới nay, UBND huyện Bình Chánh vẫn chưa thể trình đơn giá bồi thường lên Hội đồng Thẩm định giá đất TP.HCM, các sở chức năng và UBND TP.HCM chưa chốt được phương án sử dụng 214 nền đất tại Dự án Khu tái định cư số 4 (xã Phong Phú, huyện Bình Chánh) để phục vụ tái định cư cho người dân bị giải tỏa.
Trong khi đó, Dự án Cải tạo, chỉnh trang công viên Gia Định dù hoàn thành đến 95% khối lượng, nhưng đã phải tạm ngưng 3 năm nay và chưa hẹn ngày về đích vì còn 12 hộ dân và 1 tổ chức chưa bàn giao mặt bằng. Để gỡ khó, BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.HCM đã kiến nghị UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương tạm ứng vốn từ ngân sách để chi tiền bồi thường, hỗ trợ các hộ dân…
Tìm giải pháp gỡ nút thắt
Có thể thấy, vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng tại các dự án nêu trên có một phần nguyên nhân từ việc phối hợp giải quyết thủ tục hành chính chưa hiệu quả giữa các cơ quan tham mưu của TP.HCM, BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và UBND các quận, huyện. Bên cạnh đó, tình trạng người dân chưa đồng thuận với giá đền bù đến từ bất cập trong các phương án đền bù, quy trình “thiết đặt” giá đền bù...
Tại TP.HCM hiện có đến gần 60 Dự án chậm triển khai do vướng giải phóng mặt bằng. Trong số này, có 5 Dự án giao thông trọng điểm đang trong tình trạng “báo động đỏ”
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, lãnh đạo BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.HCM cho biết, đền bù giải phóng mặt bằng luôn là trở ngại lớn nhất khi thực hiện triển khai các dự án.
“Thông thường, kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng được bố trí chiếm tới 2/3 tổng mức đầu tư dự án. Tuy nhiên, nút thắt lớn nhất là không thống nhất được mức giá đền bù giữa người dân có đất bị thu hồi và Nhà nước. Tâm lý đòi giá cao và càng kéo dài càng được giá cao của không ít hộ dân khiến tình hình khó khăn hơn”, lãnh đạo BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.HCM nói.
Vị lãnh đạo này cũng kỳ vọng, công tác giải phóng mặt bằng sẽ thuận lợi hơn trong thời gian tới, khi chính quyền TP.HCM quyệt liệt hơn, nhất là khi Chính phủ đã cho phép áp dụng thí điểm cơ chế, quy trình đặc thù để rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất trên địa bàn Thành phố (Nghị quyết số 27/NQ-CP).
Từ thực tế công tác giải phóng mặt bằng tại địa phương, một lãnh đạo UBND quận tại TP.HCM (xin không nêu tên) chia sẻ, nhiệm vụ giải phóng mặt bằng được giao cho ban bồi thường giải phóng mặt bằng của các quận/huyện rất nặng nề và khó khăn. Quy trình thiết lập phương án bồi thường, xây dựng, phê duyệt giá đền bù còn rườm rà, nhiều khâu rất mất thời gian, trong khi giá đất trên thị trường biến động nhanh, khi chốt được giá đền bù thì giá thị trường tăng cao, nên người dân không đồng thuận. Vì vậy, cần có sự thay đổi căn bản trong khâu thủ tục đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, thì mới hy vọng có chuyển biến lớn.
Được biết, UBND TP.HCM đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và sẽ ban hành quy chế phối hợp giữa các đơn vị có liên quan để đảm bảo công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Hy vọng, với những nỗ lực của địa phương, các dự án giao thông được đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước sẽ gỡ được nút thắt.
(Theo Báo Đầu tư)
- Cùng chuyên mục
'Biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội'
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội, phát triển công nghiệp văn hóa là một trong những chủ trương quan trọng của thành phố nhằm biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Sự kiện - 20/04/2025 07:34
Các 'đại bàng' Mỹ vẫn chọn Việt Nam
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu căng thẳng, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Mỹ vẫn chọn VN làm nơi đầu tư và tin tưởng vào triển vọng phát triển dài hạn nơi đây.
Sự kiện - 20/04/2025 07:33
Chi tiết sắp xếp cấp xã ở Hà Nội khi bỏ quận huyện
Hiện Hà Nội chưa công bố số phường xã sau sắp xếp, nhưng 7 quận đã triển khai lấy ý kiến nhân dân và đưa ra phương án cụ thể về sắp xếp phường.
Sự kiện - 19/04/2025 16:47
Thủ tướng: Các công trình biểu tượng sẽ đưa Việt Nam phát triển nhanh trong kỷ nguyên mới
Chủ trì Lễ khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia, Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng đây sẽ là những công trình có tính biểu tượng, góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới; là những điểm tựa, đòn bẩy góp phần đưa đất nước tiếp tục phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
Sự kiện - 19/04/2025 13:12
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Sự kiện - 19/04/2025 10:02
[Café Cuối tuần] Quảng cáo 'thổi phồng' trong lĩnh vực sức khỏe: Mất bò mới lo rào chuồng
Tại Việt Nam, dù đã có Luật Quảng cáo (2013), Luật An toàn thực phẩm (2010), và các nghị định xử phạt như Nghị định 38/2021/NĐ-CP, mức phạt từ 60–80 triệu đồng lại quá nhẹ so với lợi nhuận thu được từ hành vi gian dối. Việc thực thi lỏng lẻo, thiếu tính răn đe đã khiến các hành vi "thổi phồng" tiếp tục tồn tại, thậm chí ngày càng tinh vi hơn trong môi trường mạng xã hội.
Sự kiện - 19/04/2025 09:32
Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh
Để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040 nhu cầu tài chính của Việt Nam ước tính lên tới 368 tỷ USD. Tối đa hóa nguồn lực cho chuyển đổi xanh đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Sự kiện - 18/04/2025 16:41
Thủ tướng: Việt Nam đã cơ bản giải quyết những quan tâm của Mỹ
Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng trao đổi, đàm phán với Mỹ trên cơ sở hai bên cùng có lợi, hướng tới cân bằng thương mại bền vững.
Sự kiện - 18/04/2025 16:02
Viện GGGI sẽ huy động 1 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam
GGGI sẽ thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ, chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Hàn Quốc trên các lĩnh vực chuyển đổi xanh, công nghệ thông tin, nông nghiệp, năng lượng.
Sự kiện - 18/04/2025 08:32
EuroCham: Việt Nam có cơ hội chiến lược để khác biệt so với các điểm đến đầu tư khác
Các đại biểu kêu gọi tăng cường hợp tác công – tư, ứng dụng đổi mới sáng tạo và thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững.
Sự kiện - 18/04/2025 07:31
Đà Nẵng sẽ còn 18 đơn vị hành chính cấp xã và một đặc khu
TP. Đà Nẵng dự kiến điều chỉnh một phần diện tích các xã, phường để thành lập 15 phường, 3 xã và một đặc khu Hoàng Sa.
Sự kiện - 18/04/2025 06:45
Hội nghị thượng đỉnh P4G bế mạc, ra Tuyên bố Hà Nội
Thủ tướng khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục đồng hành cùng các nước thành viên và đối tác quốc tế trong việc hiện thực hóa các cam kết, sáng kiến được đưa ra tại Hội nghị.
Sự kiện - 18/04/2025 05:33
Đại biểu quốc tế 'hiến kế' để Việt Nam giải 'cơn khát' tài chính xanh
Việt Nam ước tính cần tới 368 tỷ USD để thực hiện lộ trình phát thải ròng bằng 0 đến năm 2040, nhưng hệ thống tài chính còn nhiều hạn chế.
Sự kiện - 17/04/2025 16:33
Những chính sách đặc thù nào cho Khu Thương mại tự do Hải Phòng?
Chính phủ đề xuất các cơ chế, chính sách trong Khu Thương mại tự do Hải Phòng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh....
Sự kiện - 17/04/2025 11:55
Sau mua lại MovianAI, Qualcomm muốn xây dựng trung tâm R&D lớn về AI tại Việt Nam
Tập đoàn Qualcomm đã nghiên cứu, phân tích và mong muốn xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ AI lớn tại Việt Nam.
Sự kiện - 17/04/2025 06:36
Tổng Bí thư: Việt Nam đi đầu ASEAN trong cung ứng năng lượng tái tạo
Nhìn về tương lai, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.
Sự kiện - 16/04/2025 17:55
- Đọc nhiều
-
1
Thanh khoản nhà phố, biệt thự phía Nam rất thấp, có nơi bằng 0
-
2
Lãi ròng Hòa Phát 3 tháng đầu năm đạt 3.300 tỷ đồng, cao nhất 11 quý trở lại đây
-
3
Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu
-
4
13 người tham lam nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại
-
5
Hòa Phát chi 14.000 tỷ đầu tư dự án sản xuất đường ray
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 4 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago