'Bà trùm' Hứa Thị Phấn vắng mặt tại tòa, xét xử sao ?
Với kết quả giám định sức khỏe chỉ còn 7%, bà Hứa Thị Phấn, bị can chính trong vụ TrustBank bị rút ruột hơn 12.000 tỉ đồng, nhiều khả năng sẽ không có mặt tại phiên xét xử.

Bà Hứa Thị Phấn tại một phiên tòa năm 2016
Vậy phiên tòa liệu có diễn ra và việc xét xử sẽ ra sao nếu bị cáo “đầu vụ” vắng mặt?
Theo dự kiến, từ ngày 8 - 31.5, TAND TP.HCM sẽ xét xử sơ thẩm vụ án “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” đối với bị cáo Hứa Thị Phấn (nguyên cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Tín - viết tắt TrustBank, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư phát triển Phú Mỹ) cùng 27 đồng phạm.
Phiên tòa sẽ do Chánh tòa hình sự TAND TP.HCM Phạm Lương Toản làm chủ tọa. Có 5 luật sư (LS) tham gia bào chữa cho bị cáo Hứa Thị Phấn.
Cơ quan điều tra chưa hỏi cung được bị can !
Theo cáo trạng, tháng 6.2010, vốn điều lệ của TrustBank là 3.000 tỉ đồng. Đầu năm 2007, bà Phấn mua gần 255 triệu cổ phần của TrustBank, tương đương hơn 2.500 tỉ đồng, chiếm gần 85% vốn điều lệ của ngân hàng này. Lợi dụng việc nắm giữ vốn điều lệ lớn, cổ đông lớn, nắm quyền chi phối, điều hành mọi hoạt động của TrustBank, bà Phấn đã thâu tóm HĐQT, ban điều hành và cán bộ của TrustBank, lũng đoạn mọi hoạt động đầu tư, hoạt động tín dụng, hoạt động thu chi tiền mặt, rút ruột của TrustBank hơn 12.000 tỉ đồng.
Hậu quả, TrustBank bị Ngân hàng Nhà nước xếp loại D (loại yếu kém), tháng 2.2012 vốn chủ sở hữu âm hơn 2.800 tỉ đồng, lỗ lũy kế hơn 6.000 tỉ đồng.
Vụ án liên quan đến Hứa Thị Phấn được tách thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, cáo trạng chỉ truy tố hành vi sai phạm của bị cáo gây thiệt hại cho TrustBank hơn 6.362 tỉ đồng. Riêng khoản thiệt hại 5.643 tỉ đồng qua 3 hành vi khác của bị cáo Phấn sẽ được tách ra điều tra tại giai đoạn 2 của vụ án.
Cũng theo hồ sơ vụ án, bà Phấn bị khởi tố bị can ngày 22.3.2017. Nhưng từ ngày 6.3.2017, bà này được đưa đến Bệnh viện đa khoa Tân Hưng (Q.7, TP.HCM) cấp cứu. Từ đó đến nay, Cơ quan CSĐT Bộ Công an nhiều lần đến Bệnh viện đa khoa Tân Hưng để hỏi cung nhưng bà Phấn luôn trong tình trạng khó tiếp xúc, gọi hỏi đều không trả lời.
Các LS bào chữa cho bà Phấn kiến nghị hoãn hỏi cung cho đến khi sức khỏe của bà tốt hơn nên cơ quan điều tra chưa thể hỏi cung bà Phấn để làm rõ thêm các nội dung liên quan đến hành vi phạm tội của bị can. Tuy nhiên, theo diễn biến thời gian, cơ quan điều tra nhận thấy bà Phấn vẫn ký tên vào các đơn tố cáo, đơn kiến nghị và đơn kháng cáo trong một vụ án khác, nên đã đề nghị HĐXX cần xem xét, đánh giá thái độ không hợp tác của bà Phấn trong quá trình xét xử để quyết định hình phạt.
Trong đại án Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank), ở phiên sơ thẩm bà Phấn cũng vắng mặt với lý do sức khỏe, nhưng bị TAND TP.Hà Nội tuyên 17 năm tù về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Bị cáo sau đó có kháng cáo phúc thẩm và trong phiên phúc thẩm đang diễn ra ở Hà Nội, bị cáo này cũng vắng mặt.
Vắng mặt vẫn có thể xử
Chánh tòa hình sự TAND TP.HCM Phạm Lương Toản cho biết về tình trạng sức khỏe của bà Phấn, trong hồ sơ đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa do Cơ quan CSĐT Bộ Công an trưng cầu giám định nên HĐXX xét thấy không cần thiết phải trưng cầu lại.
Theo kết luận giám định này, bà Phấn mất sức khỏe 93%, do các bệnh cao huyết áp giai đoạn 2, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, thoái hóa khớp gối... và không có khả năng đi lại.
“Việc bà Phấn có mặt tại phiên tòa hay không đến ngày mở phiên tòa mới biết được vì hiện tại các LS của bà Phấn chưa có đề nghị nào liên quan. Tòa cũng đã tống đạt giấy triệu tập hợp lệ đến bị cáo. Nếu bà Phấn vì sức khỏe không thể có mặt và xét thấy sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại đến việc xét xử thì HĐXX vẫn xét xử vụ án bình thường”, ông Toản nhấn mạnh.
Việc bà Phấn được xác định là chủ mưu trong tất cả hành vi phạm tội nhưng chưa có một lời khai tại cơ quan điều tra, nay lại xử vắng mặt, liệu có ảnh hưởng đến tính khách quan của vụ án hoặc có gây bất lợi cho bị cáo?
Theo LS Lê Văn Hoan (Đoàn LS TP.HCM), việc khởi tố, truy tố, xét xử một bị cáo không chỉ căn cứ vào lời khai mà còn căn cứ vào nhiều chứng cứ khác. Chuyện chứng minh tội phạm là trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng, còn việc khai hay không khai là quyền của bị can, bị cáo. “Trường hợp, nếu bà Phấn có mặt tại tòa nhưng thực hiện quyền im lặng theo quy định bộ luật Tố tụng hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng cũng buộc phải có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ phù hợp khác để chứng minh hành vi phạm tội của bà Phấn”, LS Hoan nói và cho rằng “Trường hợp bà Phấn vắng mặt vẫn xử được”.
Nguyên Phó chánh tòa hình sự TAND TP.HCM Vũ Phi Long cho rằng đây là trường hợp khá hy hữu khi xét xử một bị cáo đầu vụ mà không có bất kỳ lời khai nào của bị cáo. “Người bị mất 93% sức khỏe thì tạm thời được coi là người có nhược điểm về thể chất và tâm thần. Tuy nhiên, để xác định họ có mất/hạn chế năng lực hành vi, mất/hạn chế khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải qua giám định pháp y”, ông Long nói và viện dẫn khoản 1 điều 290 bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định “bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa”.
“Trong trường hợp này, bà Phấn có lý do bất khả kháng nên phải trưng cầu giám định tâm thần đối với bà Phấn. Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì HĐXX tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh. Ngoài ra, tòa án còn có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong trường hợp bị cáo làm đơn đề nghị xét xử vắng mặt và HĐXX chấp nhận, nếu sự vắng mặt không gây trở ngại cho việc xét xử”, ông Long phân tích và cho rằng phải làm rõ được khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của bà Phấn mới có quyết định xét xử bị cáo này hay không.
Cũng theo ông Phi Long, trường hợp xét xử vắng mặt bà Phấn nhưng phát sinh lời khai mới, bất lợi hoặc có lợi cho bà Phấn, nghĩa vụ chứng minh tội phạm là của các cơ quan tiến hành tố tụng. “Lúc này viện kiểm sát phải tìm những chứng cứ khác phù hợp để kết tội bà Phấn và HĐXX là người xem xét các chứng cứ, lời khai mới phát sinh tại tòa”, ông Long nói.
Theo Thanh niên
- Cùng chuyên mục
Khởi tố Chủ tịch HĐQT và nhiều thuộc cấp Công ty Hoàng Long
6 đối tượng thuộc CTCP Đầu tư xây dựng và Cung ứng nhân lực Hoàng Long (Công ty Hoàng Long) đã cố ý áp đặt, buộc người đi xuất khẩu lao động phải nộp phí dịch vụ vượt mức quy định để chiếm đoạt.
Pháp luật - 16/05/2025 07:37
Các điểm kinh doanh ở Huế bị lập phiếu quan trắc môi trường khống
Các đối tượng đã lập các phiếu quan trắc môi trường khống đưa vào các báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2021 của hơn 30 địa điểm kinh doanh trên địa bàn TP.Huế.
Pháp luật - 15/05/2025 12:02
Cách Tập đoàn Thuận An dùng 'quân xanh, quân đỏ' để thắng thầu
Tại gói thầu cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ, Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Tập đoàn Thuận An đã lên kịch bản dùng "quân xanh, quân đỏ" tham gia đấu thầu, giúp tập đoàn thắng thầu, qua đó hưởng lợi bất chính; gây thiệt hại tài sản Nhà nước hơn 9,8 tỷ đồng.
Pháp luật - 15/05/2025 10:07
Có thể bị phạt đến 2 tỷ đồng nếu vi phạm đầu tư tiền ảo
Bộ Tài chính đề xuất mức phạt cho hành vi thao túng thị trường tiền ảo từ 1,5-2 tỷ đồng. Các đơn vị cung cấp dịch vụ tài sản mã hóa có thể bị phạt 300 triệu đến 2 tỷ đồng nếu vi phạm.
Pháp luật - 15/05/2025 06:45
Thủ tướng: Mở đợt tấn công cao điểm truy quét hàng giả, hàng nhái
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan chức năng, trước hết mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa, thời gian từ ngày 15/5-15/6.
Pháp luật - 14/05/2025 18:17
'Ông trùm' đất hiếm Đoàn Văn Huấn bị đề nghị mức án 12-15 năm tù
Bị cáo Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thái Dương, bị đề nghị mức án 12-15 năm tù với 3 tội danh "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Gây nhiễm môi trường".
Pháp luật - 14/05/2025 15:48
Doanh nghiệp địa chỉ Hà Nội bị phạt nặng vì khai thác ngoài ranh giới
Bình Định vừa xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Đông Bắc (địa chỉ tại Hà Nội); đồng thời, doanh nghiệp này còn phải nộp lại hơn hơn 741 triệu đồng do khai thác khoáng sản vượt ngoài ranh giới cấp phép.
Pháp luật - 14/05/2025 15:47
Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái hưởng lợi 900 triệu, nộp khắc phục 8 tỷ đồng trong vụ Thuận An
Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết, trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An, bị can Dương Văn Thái, cựu Bí thư Bắc Giang đã thành khẩn khai báo về toàn bộ hành vi sai phạm, có đơn tố cáo hành vi sai phạm của cá nhân liên quan, giúp cơ quan điều tra làm rõ bản chất vụ án.
Pháp luật - 14/05/2025 07:13
Loạt lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế bị khởi tố
Ông Nguyễn Thanh Phong, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế và 4 thuộc cấp bị khởi tố vì tội "nhận hối lộ".
Pháp luật - 13/05/2025 18:03
Doanh nghiệp nhà nước được cắt giảm 50% thủ tục lên trình Thủ tướng
Các quy định trong dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã tăng cường phân cấp cho doanh nghiệp, cắt giảm nhiều thủ tục phải trình cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Pháp luật - 13/05/2025 16:04
Tập đoàn Thuận An được cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội móc nối, tác động để thắng thầu ra sao?
Bị can Nguyễn Duy Hưng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Thuận An có mối quan hệ thân thiết với cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà. Từ đó Hà giới thiệu, kết nối với quan chức tỉnh Bắc Giang để Hưng được tham gia thi công dự án, gây thiệt hại tài sản Nhà nước gần 97 tỷ đồng.
Pháp luật - 13/05/2025 08:10
Gần 61.500 thông báo hoãn xuất cảnh với số tiền nợ thuế hơn 83.000 tỷ đồng
Thay vì thông báo bằng công văn hay chuyển phát nhanh, thông tin tạm hoãn xuất cảnh sẽ được thực hiện bằng phương thức điện tử. Đây là bước tiến quan trọng trong kiểm soát nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
Pháp luật - 13/05/2025 07:05
Vụ Tập đoàn Thuận An: Nguyễn Duy Hưng hưởng lợi bất chính hơn 98 tỷ đồng
Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thuận An là chủ mưu, cầm đầu trong hành vi vi phạm đấu thầu, gây thiệt hại tài sản nhà nước hơn 120 tỷ đồng tại dự án xây dựng, hưởng lợi bất chính hơn 98 tỷ đồng.
Pháp luật - 12/05/2025 17:36
Cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ được giảm 7 năm tù
Trong phiên tòa phúc thẩm vụ Xuyên Việt Oil, bị cáo Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre) tuyên phạt 21 năm tù, giảm 7 năm, với 2 tội danh "Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".
Pháp luật - 12/05/2025 14:29
Cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc hầu tòa trong vụ đất hiếm
Trong vụ án đất hiếm tại Tập đoàn Thái Dương, cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc bị đưa ra xét xử về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Pháp luật - 12/05/2025 09:11
Bắt cựu Phó Chủ tịch xã lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Trong thời gian làm Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Xuân (TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), Bạch Biên Hòa đã đòi "quà" và nhận tiền hứa chạy việc, lừa đảo chiếm đoạt 280 triệu đồng của người dân.
Pháp luật - 12/05/2025 08:13
- Đọc nhiều
-
1
Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái hưởng lợi 900 triệu, nộp khắc phục 8 tỷ đồng trong vụ Thuận An
-
2
Tập đoàn Thuận An được cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội móc nối, tác động để thắng thầu ra sao?
-
3
Cách Tập đoàn Thuận An dùng 'quân xanh, quân đỏ' để thắng thầu
-
4
Vụ Tập đoàn Thuận An: Nguyễn Duy Hưng hưởng lợi bất chính hơn 98 tỷ đồng
-
5
Hacom Holdings muốn làm 6.000 căn nhà ở xã hội tại Nghệ An
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago