Ba thách thức CTCP Masan MEATLife phải đối mặt

Nhàđầutư
Trong trường hợp chuyển đổi thành công thành một công ty thịt heo có thương hiệu, thị trường có thể sẽ định giá cổ phiếu MML ở mức PER (hay còn gọi là tỷ số P/E) ở mức tốt.  
KỲ PHONG
10, Tháng 12, 2019 | 09:12

Nhàđầutư
Trong trường hợp chuyển đổi thành công thành một công ty thịt heo có thương hiệu, thị trường có thể sẽ định giá cổ phiếu MML ở mức PER (hay còn gọi là tỷ số P/E) ở mức tốt.  

CTCP Masan MEATLife (mã MML) hiện đang trong quá trình chuyển đổi từ một công ty chuyên về thức ăn chăn nuôi thành công ty theo mô hình hàng tiêu dùng cung cấp sản phẩm thịt heo có thương hiệu sau khi tung ra thương hiệu thịt heo Meat Deli vào cuối năm 2018.

Đồng thời, MML sẽ đẩy mạnh mở rộng mảng thịt Meat Deli trong vài năm tới sau khi nhận được phản hồi tích cực ban đầu từ người tiêu dùng.

Nhờ việc áp dụng mô hình kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), chuỗi giá trị tích hợp và chất lượng sản phẩm vượt trội, Masan MEATLife đặt mục tiêu thâu tóm 10% thị phần trên thị trường thịt heo vốn có quy mô khá lớn tại Việt Nam (có giá trị khoảng 10 tỷ USD, theo MML) nhưng tồn tại nhiều vấn đề về vệ sinh và an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, theo kế hoạch kinh doanh thời gian tới, MML đặt mục tiêu sẽ đạt doanh thu 1,5-3 tỷ USD và lợi nhuận sau thuế (LNST) sau lợi ích cổ đông thiểu số 200-450 triệu USD trong năm 2022, trong đó mảng thịt chiếm hơn 50% tổng doanh thu, so với mức doanh thu/LNST sau lợi ích cổ đông thiểu số lần lượt là 602/4 triệu USD ghi nhận trong năm 2018.

MML-nghi-thuc-danh-cong

Ngày 9/12, CTCP Masan MEATLife đưa vào giao dịch hơn 324,3 triệu cổ phiếu với mã chứng khoán MML trên thị trường UPCoM với giá tham chiếu  trong ngày giao dịch đầu tiên là 80.000 đồng/cổ phiếu

Dù vậy, theo nhận định của CTCP Chứng khoán Bản Việt, Masan MEATLife sẽ phải đối mặt với ít nhất là 3 thách thức. Trước tiên đó là việc công ty có thành công trong việc bán các sản phẩm thịt chế biến nhằm tăng giá trị thu được trên mỗi con heo hay không. Tiếp theo là công ty có đảm bảo được chất lượng của các điểm bán (ví dụ, doanh số trên mỗi điểm bán) hay không trong bối cảnh MML đạt mục tiêu mở rộng mạng lưới phân phối ở tốc độ cao. Cuối cùng là khả năng đảm bảo nguồn cung heo nhằm đáp ứng kế hoạch mở rộng nêu trên.

Trong trường hợp chuyển đổi thành công thành một công ty thịt heo có thương hiệu, thị trường có thể sẽ định giá cổ phiếu MML ở mức PER (hay còn gọi là tỷ số giá trên vốn chủ P/E) hai chữ số ở mức cao.

Ngày 9/12, CTCP Masan MEATLife đưa vào giao dịch hơn 324,3 triệu cổ phiếu với mã chứng khoán MML trên thị trường UPCoM với mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên ở mức 80.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hóa khởi điểm của MML xấp xỉ 26.000 tỷ đồng. Tuy nhiên chốt phiên giao dịch ngày 9/12, cổ phiếu MML có mức giá bình quân là 72.800 đồng/cổ phiếu, giảm 9% so với giá tham chiếu và có tổng cộng 63.600 đơn vị được khớp lệnh.

MML tiền thân là Masan Nutri-Science và cũng là một công ty thành viên của CTCP Tập đoàn Masan (nắm hơn 79% vốn tại MML), được thành lập vào cuối năm 2011 với vốn điều lệ ban đầu 10 tỷ đồng. Sau bốn lần thay đổi, vốn điều lệ hiện tại của công ty đạt 3.243 tỷ đồng.

Doanh nghiệp này cũng mới đổi tên vào tháng 7/2019 đồng thời tuyên bố chuyển từ công ty thức ăn chăn nuôi thành công ty hàng tiêu dùng nhanh, cung cấp sản phẩm thịt có thương hiệu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ